Dự báo tình hình thế giới, khu vực và biên giới, vùng biển có liên quan đến xây dựng nền BPTD

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng nền biên phòng toàn dân trong tình hình mới (Trang 65 - 71)

. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr

2.4. Dự báo tình hình thế giới, khu vực và biên giới, vùng biển có liên quan đến xây dựng nền BPTD

liên quan đến xây dựng nền BPTD

Từ nay đến năm 2010, hoà bình hợp tác vẫn là xu h−ớng chủ yếu của các n−ớc, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới. Song với tham vọng

66

làm bá chủ thế giới và với chính sách hiếu chiến của chính quyền Mỹ đã và đang đe doạ chủ quyền và an ninh của các n−ớc, kể cả xâm l−ợc vũ trang. Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, hoạt động khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi với quy mô và tính chất khác nhau.

Các n−ớc lớn tiếp tục điều chỉnh chiến l−ợc, chính sách đối với Mỹ theo h−ớng thúc đẩy quan hệ với Mỹ, tránh đối đầu với Mỹ, tranh thủ các n−ớc khác nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, vừa hợp tác, vừa đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau và phân hoá trên nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, mâu thuẫn Bắc- Nam ngày càng gay gắt, phong trào chống chiến tranh, chống đơn ph−ơng áp đặt, bá quyền, bảo vệ hoà bình của nhân dân tiến bộ thế giới ngày càng phát triển sâu rộng.

Khoa học và công nghệ sẽ có b−ớc phát triển nhảy vọt, kinh tế tri thức ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực l−ợng sản xuất; toàn cầu hoá kinh tế tiếp tục phát triển, lôi cuốn ngày càng nhiều n−ớc tham gia. Việt Nam sẽ hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới, giao l−u quốc tế ngày càng phát triển sẽ có nhiều vấn đề mới nh−: các n−ớc ngày càng nhận thức sâu sắc vị trí chiến l−ợc của biên giới, vùng biển đối với sự phát triển của mỗi quốc gia; hệ thống pháp luật về biên giới, vùng biển ngày càng hoàn thiện. Các "khối chung", "khối liên kết' (ASEAN, WTO, EU… ) xuyên quốc gia ngày càng nhiều làm cho các quốc gia nới rộng, đơn giản hoá các thủ tục xuất nhập cảnh, mở rộng các tuyến đ−ờng xuất nhập cảnh; vì vậy, sẽ tạo cơ hội cho các thế lực thù địch, phần tử xấu có thể lợi dụng phá hoại an ninh và ổn định khu vực biên giới, vùng biển.

Âm m−u của Mỹ đối với Việt Nam không thay đổi. Mỹ vẫn tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến l−ợc “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ với quy mô, mức độ ngày càng gay gắt hơn với sự kết hợp chặt chẽ "Cái gậy và củ cà rốt", vừa sử dụng vấn đề kinh tế, tài chính, th−ơng mại để gây sức ép, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền tuyên truyền, kích động t−

t−ởng ly khai, chống đối, vừa tăng c−ờng hoạt động tình báo gián điệp, xây dựng cơ sở ngầm, lực l−ợng chống đối, thực hiện "Cách mạng màu da cam,

67

âm m−u lợi dụng sơ hở, sai sót trong thực hiện đ−ờng lối, chính sách, nhất là chính sách dân tộc, tôn giáo, khoét sâu mâu thuẫn nội bộ để gia tăng hoạt động chống phá, kích động t− t−ởng dân tộc hẹp hòi, đòi lập cái gọi là

“Nhà n−ớc Đề Ga”, “Nhà n−ớc Khmer Crôm độc lập”, “V−ơng quốc

Mông”, “V−ơng quốc Chămpa”, “Xứ Thái tự trị”… lợi dụng quan hệ hợp

tác văn hoá, giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra các nhân tố chịu ảnh h−ởng của Mỹ, sử dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” để chống Việt Nam; âm m−u thông qua quan hệ kinh tế, thực hiện Hiệp định Th−ơng mại Việt- Mỹ và sử dụng các tổ chức kinh tế quốc tế (WB, IMF, ADB, WTO… ) để tác động nhằm tạo ra chuyển hoá về chính trị, xã hội ở Việt Nam theo quỹ đạo của Mỹ. Mỹ tiếp tục sử dụng nội gián, nhân viên tình báo và các phần tử phản động trong n−ớc (dân tộc, tôn giáo, cơ hội chính trị…) để thực hiện

“Diễn biến hoà bình”, gây bạo loạn lật đổ ở Việt Nam. Đồng thời với việc sử

dụng số đối t−ợng nội gián cũ, chúng đẩy mạnh hoạt động tuyển lựa thâm nhập nội gián vào những bộ phận thiết yếu, cơ mật của Đảng và Nhà n−ớc. Trên địa bàn biên giới Tây Nguyên và Tây Nam Bộ các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền, kích động t−

t−ởng ly khai, gây rối, gây bạo loạn, v−ợt biên trái phép sang Cam pu chia nhằm mục đích chống phá ta tr−ớc mắt và lâu dài. Mặt khác tình hình hoạt động của các loại tội phạm ở khu vực biên giới ngày càng gia tăng, đặc biệt là xuất hiện nhiều loại tội phạm mới gây tình hình không ổn định về trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị ở khu vực biên giới.

Tất cả những hoạt động trên của Mỹ và các thế lực thù địch đều h−ớng tới mục tiêu là xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà n−ớc và xã hội; xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đ−a Việt Nam phát triển theo h−ớng t− bản chủ nghĩa thân Mỹ và dùng Việt Nam cùng với các n−ớc ASEAN để kiềm chế Trung Quốc. Tuy nhiên, do xu h−ớng hoà bình hợp tác toàn cầu hoá, lực l−ợng hoà bình, dân chủ tiến bộ ngày càng phát triển buộc Mỹ phải điều chỉnh không tuỳ tiện can thiệp lật đổ các n−ớc. Đối với Việt Nam, trong nhiều vấn đề quan trọng Mỹ vẫn cần sự ủng hộ của Việt Nam; vì vậy, trong 5- 10 năm tới Mỹ ch−a có khả năng gây chiến với ta, chúng ta có điều kiện hoà bình để tranh thủ phát triển kinh

68

tế- xã hội, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc có b−ớc phát triển mới về mọi mặt; quan hệ biên giới sẽ thuận lợi hơn khi hai n−ớc hoàn thành phân giới cắm mốc trên biên giới đất liền. Trung Quốc càng mong muốn Việt Nam gắn bó với Trung Quốc, ngăn chặn ảnh h−ởng của Mỹ ở khu vực. Trong 5- 10 năm tới quan hệ Việt Nam- Trung Quốc sẽ có nhiều khả năng phát triển thuận lợi hơn.

Tình hình Lào và Campuchia ngày càng đi dần vào ổn định, phát triển tuyến biên giới Việt Nam - Lào ngày càng ổn định, tuyến biên giới Việt Nam - Cam pu chia trong những năm tới sẽ đ−ợc cắm mốc hoàn chỉnh, quan hệ Việt Nam với Lào và Campuchia ngày càng gắn bó hơn, song vấn đề cần quan tâm là âm m−u của Mỹ và các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh các hoạt động chống phá, chia rẽ tình đoàn kết vốn có giữa Việt Nam với Lào và Campuchia.

Trong những năm tới, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG có nhiều thuận lợi, song cũng còn nhiều khó khăn phức tạp, nhất là bảo vệ chủ quyền an ninh trên các vùng biển.

Tuyến biển - đảo:

Biển Đông có vị trí chiến l−ợc quan trọng, là nơi giàu tài nguyên, có trục đ−ờng giao thông chính trên biển nối liền ấn Độ D−ơng với Thái Bình D−ơng; quần đảo Hoàng Sa và Tr−ờng Sa có ý nghĩa chiến l−ợc về quốc phòng và an ninh. Biển Đông không chỉ liên quan đến lợi ích các n−ớc bao quanh mà còn liên quan đến lợi ích của nhiều quốc gia khác, vì thế luôn tiềm ẩn những tranh chấp phức tạp.

Trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ, hai n−ớc Việt Nam - Trung Quốc đã ký Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Hiệp định hợp tác nghề cá. Nh−ng hiện nay và thời gian tới vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự trong quá trình khai thác vùng biển này.

69

Trên vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa n−ớc ta đã đàm phán và ký kết với một số n−ớc có vùng biển chồng lấn với Việt Nam. Với Thái Lan ta mới đàm phán ký kết đ−ợc Hiệp định Phân định ranh giới trên biển. Đối với Malaisia thoả thuận đ−ợc việc hợp tác khai thác tài nguyên trên vùng biển chồng lấn, hai bên sẽ tiếp tục đàm phán giải quyết sau. N−ớc ta còn phải tiếp tục đàm phán giải quyết các vùng biển đảo chồng lấn, có tranh chấp với Trung Quốc, Philíppin, Campuchia: đây là cuộc đấu tranh khó khăn, lâu dài, những vấn đề cơ bản nếu không đ−ợc giải quyết sẽ ảnh h−ởng trực tiếp đến sự ổn định của biên giới quốc gia trên biển cả tr−ớc mắt và lâu dài.

Trong khi đó, Trung Quốc sẽ có sự thoả thuận với các n−ớc trong khu vực và các n−ớc lớn, kể cả Mỹ trong việc tranh chấp chủ quyền với Việt Nam ở biển Đông. Tăng c−ờng các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển của Việt Nam để đánh bắt hải sản, thăm dò khai thác khoáng sản, từng b−ớc xác định chủ quyền của Trung Quốc, không loại trừ khả năng Trung Quốc tranh thủ thời cơ tổ chức lực l−ợng hải quân phối hợp với không quân đánh chiếm một số đảo trong quần đảo Tr−ờng Sa.

Các thế lực thù địch, phản động bên ngoài đang ra sức lợi dụng tranh chấp giữa các n−ớc ở khu vực biển Đông để gây chia rẽ giữa các n−ớc này với nhau. Hiện tại và trong thời gian tới, tranh chấp biển Đông không chỉ là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các n−ớc trong khu vực mà còn là tranh chấp quyền kiểm soát khu vực này giữa các n−ớc lớn.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cần chú trọng giải quyết tốt mâu thuẫn giữa yêu cầu bảo vệ an ninh chặt chẽ không để các đối t−ợng hoạt động tình báo gián điệp, lợi dụng sơ hở để xâm nhập hoạt động chống phá với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng, điều kiện thuận lợi cho ng−ời, ph−ơng tiện xuất- nhập cảnh tại các cửa khẩu, qua lại biên giới. BĐBP cần quán triệt, đổi mới ph−ơng thức quản lý, BVBG bảo đảm tuần tra, kiểm soát chặt chẽ, giữ vững chủ quyền, an ninh BGQG, quan hệ tốt với các n−ớc láng giềng, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị không để các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động chống phá gây nguy hại cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

70

Kết luận chơng 2

Nền BPTD là sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, d−ới sự lãnh đạo của Đảng. Với chức năng, nhiệm vụ đ−ợc Đảng, Nhà n−ớc giao làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG, Bộ đội biên phòng cần làm tốt vai trò tham m−u và cùng với các cấp, các ngành, cấp uỷ, chính quyền địa ph−ơng xây dựng nền BPTD vững mạnh, động viên, tổ chức, h−ớng dẫn nhân dân tự giác tham gia quản lý, BVBG. Nội dung xây dựng nền BPTD rất toàn diện trên phạm vi cả n−ớc, mà trực tiếp là ở KVBG; trong chỉ đạo thực hiện cần hết sức chú trọng xây dựng lực l−ợng, xây dựng tiềm lực và xây dựng thế trận biên phòng, phát huy sức mạnh của quốc gia, dân tộc, tạo thế và lực mạnh cho BVBG và quan hệ ĐNBP. Mỗi nội dung của nền BPTD có vị trí, vai trò quan trọng khác nhau nh−ng đều có mối quan hệ biện chứng hết sức chặt chẽ không thể tách rời. Đề tài dự báo tình hình thế giới, khu vực và biên giới, vùng biển có liên quan tác động đến xây dựng nền biên phòng toàn dân. Những nội dung đã đề cập ở ch−ơng 2 là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp xây dựng nền BPTD vững mạnh trong giai đoạn cách mạng mới.

71

Ch−ơng 3

Giải pháp xây dựng nền biên phòng toàn dân trong tình hình mới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng nền biên phòng toàn dân trong tình hình mới (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)