Xây dựng chiến l−ợc bảo vệ biên giới trong tình hình mớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng nền biên phòng toàn dân trong tình hình mới (Trang 71 - 73)

. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr

3.1- Xây dựng chiến l−ợc bảo vệ biên giới trong tình hình mớ

Trong giai đoạn cách mạng mới, nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ an ninh BGQG có vị trí trọng yếu trong chiến l−ợc bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh những thuận lợi, thời cơ, điều kiện tác động thúc đẩy quan hệ biên giới phát triển cũng còn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định BGQG, xâm hại lợi ích quốc gia, dân tộc, gây tình hình biên giới phức tạp. Các thế lực thù địch luôn đẩy mạnh hoạt động chống phá, thực hiện âm m−u "Diễn biến hoà bình'', bạo loạn lật đổ, lợi dụng các mâu thuẫn về lãnh thổ, biên giới làm ngòi nổ chia rẽ n−ớc ta với các n−ớc láng giềng và trong khu vực, gây xung đột vũ trang trên biên giới. Hoạt động của các loại tội phạm, nhất là buôn bán vận chuyển ma tuý, vũ khí, chất nổ qua biên giới sẽ gây mất ổn định về an ninh trật tự, tạo ra các “điểm nóng” không có lợi cho xây dựng nền BPTD vững mạnh.

Để giữ ổn định lâu dài BGQG, xây dựng nền BPTD vững mạnh bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG cần phải có chiến l−ợc BVBG, xác định rõ định h−ớng xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị với các n−ớc láng giềng, tăng c−ờng quan hệ với các n−ớc, giải quyết tốt các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, BGQG. Xây dựng KVBG vững mạnh toàn diện, xây dựng nền BPTD, thế trận BPTD vững mạnh, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất n−ớc; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chiến l−ợc BVBG cần xác định rõ những vấn đề quan trọng có tính định h−ớng về chủ tr−ơng, giải pháp xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị với các n−ớc, xây dựng KVBG vững mạnh về mọi mặt: chính trị, kinh tế, QP- AN; xây dựng hệ thống các công trình BVBG, tổ chức và bố trí các lực l−ợng BVBG nhất là hệ thống đồn, trạm biên phòng, xây dựng nền BPTD, thế trận BPTD vững mạnh, kết hợp phát triển kinh tế- xã hội với củng cố QP- AN, tăng c−ờng tiềm lực BVBG. Những nội dung trên cần đ−ợc thể chế

72

hoá bằng các văn bản pháp luật của Nhà n−ớc và đ−ợc cụ thể hoá trong các ch−ơng trình, kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế- xã hội, củng cố QP- AN chung của Nhà n−ớc và của từng địa ph−ơng. Căn cứ xu h−ớng phát triển quan hệ biên giới giữa n−ớc ta với các n−ớc, khả năng diễn biến tình hình thế giới, khu vực trong thời gian tới, chiến l−ợc BVBG cần tập trung các vấn đề chủ yếu sau đây:

- Tập trung phát triển kinh tế- xã hội KVBG, vùng biển- đảo; đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân các dân tộc ở biên giới; đầu t− xây dựng các trung tâm kinh tế, phát huy tiềm năng khai thác tài nguyên ở KVBG, phát triển kinh tế vùng biển- đảo; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế kết hợp với QP- AN, đáp ứng yêu cầu tr−ớc mắt cũng nh− lâu dài. Điều chỉnh dân c−, đ−a dân ra biên giới và ở các đảo ch−a có dân, thực hiện "dân sự hoá’’ các đảo xa bờ. Tăng c−ờng kiểm soát tiếp tục khẳng định chủ quyền trên các vùng biển, thềm lục địa, các đảo, quần đảo xa, xây dựng hệ thống chính trị ở KVBG nhất là tổ chức đảng, chính quyền, lực l−ợng vũ trang thực sự vững mạnh.

- Xây dựng thế trận BPTD vững mạnh bảo đảm liên hoàn khép kín trên địa bàn biên giới và nội địa. Xây dựng kế hoạch tác chiến phòng thủ BVBG, tổ chức bố trí, sử dụng lực l−ợng và bảo đảm thiết bị chiến tr−ờng phù hợp với thời bình, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khi có chiến tranh, xung đột vũ trang ở biên giới.

- Mở rộng và tăng c−ờng quan hệ biên giới với các n−ớc láng giềng và các n−ớc có liên quan giải quyết tốt các vấn đề tồn tại và mới nẩy sinh về BGQG. Đẩy mạnh công tác đối ngoại biên phòng, xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị với các n−ớc láng giềng, tranh thủ sự đồng tình giúp đỡ của các n−ớc trên thế giới, tạo áp lực ngăn chặn âm m−u xâm l−ợc, bành tr−ớng lấn chiếm lãnh thổ gây nguy hại cho an ninh biên giới của n−ớc ta.

- Xây dựng cơ quan tham m−u chiến l−ợc quản lý nhà n−ớc về BGQG, nh−: Ban Biên giới- Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành chức năng có liên quan. Xây dựng lực l−ợng nòng cốt, chuyên trách quản lý, BVBG quốc gia (BĐBP) vững mạnh đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ BVBG quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế, toàn cầu hoá, mở rộng hợp tác quốc tế.

73

Để thực hiện đ−ợc các vấn đề trên cần làm tốt các giải pháp chủ yếu sau: - Tăng c−ờng sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà n−ớc đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia thông qua các chỉ thị, nghị quyết, chủ tr−ơng, chính sách của Đảng, Nhà n−ớc, các chủ tr−ơng công tác của địa ph−ơng. Xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện chiến l−ợc phát triển kinh tế gắn liền với tăng c−ờng thế và lực quốc phòng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội các địa bàn trọng điểm về QP- AN. Tăng c−ờng quản lý nhà n−ớc về an ninh trật tự trên KVBG trên cơ sở xác định rõ chức năng nhiệm vụ của các ngành, các cấp, xây dựng cơ chế phối hợp các lực l−ợng thực hiện các hoạt động quản lý nhà n−ớc về an ninh trật tự, hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận công tác biên phòng Việt Nam; tổng kết thực tiễn công tác biên phòng, đúc rút kinh nghiệm, bổ sung, phát triển chiến l−ợc BVBG trong giai đoạn cách mạng mới.

- Các cơ quan tham m−u chiến l−ợc nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà n−ớc chủ tr−ơng giải pháp xây dựng các ch−ơng trình, kế hoạch xây dựng và bảo vệ chủ quyền, an ninh BGQG. Thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng nền biên phòng toàn dân trong tình hình mới (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)