Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng nền biên phòng toàn dân trong tình hình mới (Trang 43 - 54)

44

mạnh to lớn góp phần khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền an ninh biên giới Tổ quốc.

Trong xây dựng nền BPTD, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng với nội dung chủ yếu xây dựng, giữ gìn tính nhân văn, truyền thống đoàn kết cộng đồng, tự tôn dân tộc, th−ơng ng−ời nh− thể th−ơng thân của dân tộc Việt Nam. Cần giáo dục làm cho mỗi ng−ời cảm nhận sâu sắc tính cách của con ng−ời Việt Nam là giàu nghị lực, có trình độ văn hoá, có tinh thần yêu n−ớc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có t− t−ởng tiến bộ, tinh thần tự c−ờng dân tộc, biết giữ gìn và quyết tâm bảo vệ giá trị thiêng liêng của độc lập dân tộc và phẩm giá của con ng−ời.

Xây dựng các giá trị văn hoá tinh thần, tính nhân văn đúng đắn là làm cho mỗi con ng−ời, mỗi tộc ng−ời có tâm lý vững vàng, có trình độ nhận thức và tiếp thu những tập quán tiến bộ, những giá trị văn hoá của nhân loại, biết đấu tranh loại trừ những tàn d− văn hoá lạc hậu, xấu độc... Nền BPTD đ−ợc xây dựng vững chắc khi các giá trị văn hoá tinh thần tốt đẹp của dân tộc trở thành điểm tựa tinh thần cho mỗi ng−ời dân trong cả n−ớc nói chung và ở biên giới nói riêng.

Trong xây dựng nền BPTD vững mạnh cần chú trọng xây dựng và phát huy các chuẩn mực xã hội, trật tự kỷ c−ơng, truyền thống tốt đẹp trong xây dựng và bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ, an ninh BGQG, xây dựng tinh thần nhân ái, vị tha, tình yêu th−ơng đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, các tôn giáo trong Tổ quốc Việt Nam độc lập và thống nhất.

Tiềm lực chính trị- tinh thần không phải là một đại l−ợng bất biến, mà th−ờng xuyên có sự vận động, phát triển. Sự vận động phát triển của tiềm lực chính trị- tinh thần của nền BPTD phụ thuộc vào những điều kiện khách quan (những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội) và những nhân tố chủ quan của những chủ thể tham gia vào quá trình tổ chức, xây dựng tiềm lực chính trị- tinh thần. Xây dựng tiềm lực chính trị- tinh thần của nền BPTD ở n−ớc ta hiện nay là tổng thể các hoạt động xây dựng và phát triển các yếu tố cấu thành tiềm lực chính trị- tinh thần, đồng thời phải giải quyết một cách toàn diện đồng bộ mối quan hệ giữa các yếu tố đó, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân xây dựng nền BPTD vững mạnh.

45

- Về kinh tế

Tiềm lực kinh tế là khả năng về kinh tế có thể huy động để phục vụ nhiệm vụ củng cố quốc phòng hoặc tiến hành chiến tranh, đ−ợc biểu hiện ở trình độ và khối l−ợng sản xuất xã hội, nhịp độ tăng tr−ởng của nền kinh tế, nguồn dự trữ vật chất và lao động.

Tiềm lực kinh tế của nền BPTD là khả năng về kinh tế của cả n−ớc có thể huy động để phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ BGQG, đ−ợc biểu hiện ở số l−ợng và chất l−ợng các nguồn lực có thể huy động cho xây dựng KVBG vững mạnh về mọi mặt và trang bị cho các lực l−ợng chức năng quản lý, BVBG.

Xây dựng tiềm lực kinh tế phải kết hợp với QP- AN trong chiến l−ợc tổng thể của Nhà n−ớc về BVBG. Đây là nội dung có ý nghĩa quyết định trực tiếp tới sức mạnh vật chất của nền BPTD, là cơ sở bảo đảm cho thế trận BPTD, duy trì thế đứng chân vững chắc, bám trụ BVBG. Xây dựng và phát triển kinh tế ở KVBG, vùng biển- đảo gắn với tiến trình chung thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn miền núi, phát triển toàn diện nông, lâm, ng− nghiệp, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, công nghiệp chế biến, thuỷ lợi hoá, tạo sự chuyển biến căn bản của nền kinh tế vùng biên giới. Kinh tế vùng biên giới có sức sống bền vững và ổn định lâu dài là điều kiện ổn định chính trị xã hội. Kinh tế vùng biên ổn định mới thu hút đ−ợc dân ra biên giới định canh, định c−, ngăn chặn di c− tự do và làm thất bại mọi âm m−u hoạt động phá hoại của địch, nh− tuyên truyền chia rẽ dân tộc, tôn giáo, v−ợt biên, xâm nhập; đồng thời tạo sự cạnh tranh với kinh tế n−ớc láng giềng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và hợp tác kinh tế khu vực.

Phát triển kinh tế cả n−ớc tạo điều kiện, thúc đẩy phát triển kinh tế KVBG, vùng biển- đảo tạo nền tảng vật chất cho nền BPTD. Xây dựng nền kinh tế của cả n−ớc phát triển ổn định, nhịp độ tăng tr−ởng cao, vững chắc, trình độ và khối l−ợng sản xuất xã hội ngày càng tăng, để từ đó nâng dần tỷ

46

lệ các nguồn đầu t− của Nhà n−ớc một cách hợp lý cho nhiệm vụ xây dựng và BVBG; đầu t− cơ sở vật chất và trang bị cho các lực l−ợng quản lý, BVBG trên bộ, trên biển ngày càng hiện đại. Tăng c−ờng hợp tác kinh tế giữa các tỉnh và các huyện biên giới với các tỉnh và các huyện nội địa; xây dựng phong trào h−ớng về biên giới với nhiều hình thức: đỡ đầu, kết nghĩa, giúp đỡ đầu t− khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế ở biên giới...

Xây dựng tiềm lực kinh tế, kết hợp kinh tế với quốc phòng BVBG là nội dung có ý nghĩa quyết định trực tiếp tạo ra sức mạnh vật chất cho khu vực phòng thủ và thế trận đánh địch BVBG, duy trì thế đứng chân vững chắc, rộng khắp của các lực l−ợng vũ trang ở biên giới, ven biển- hải đảo. Để tạo nên một sự “chấn h−ng” KVBG và giảm dần khoảng cách về kinh tế giữa các khu vực, vùng, miền cần có nguồn đầu t− của Nhà n−ớc. Ưu tiên đầu t− tập trung trọng điểm từng vùng, từng địa bàn ở biên giới tạo sự ổn định, phát triển làm thay đổi căn bản kinh tế, xã hội, QP- AN ở KVBG. Nội dung đầu t− cần xác định rõ −u tiên những hạng mục quan trọng có tác động tích cực trong giữ ổn định đời sống phát triển sản xuất nh−: thuỷ lợi nhỏ, khai hoang, làm đ−ờng giao thông và hỗ trợ l−ơng thực, giống cây trồng, phân bón, công tác khuyến nông. Các dự án đầu t− kinh tế ở KVBG cần quán triệt thực hiện đúng hiệp định về quy chế biên giới Nhà n−ớc ta đã ký kết với các n−ớc láng giềng; Nghị định 34 của Chính phủ về quy chế KVBG đất liền; Nghị định 161 của Chính phủ về quy chế KVBG biển. Tránh nhận thức sai lệch, chỉ biết lợi ích kinh tế đơn thuần gây nguy hại cho QP- AN; nhất là khi xây dựng các công trình ở biên giới. Cần chú trọng đầu t− xây dựng kết cấu hạ tầng đ−ờng giao thông, hệ thống điện, thuỷ lợi, hồ chứa n−ớc... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu đời sống và sinh hoạt của nhân dân. Trong chiến l−ợc phát triển kinh tế ở biên giới cần kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP- AN, QP- AN với kinh tế ngay từ khi xây dựng quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển của từng ngành, trên từng địa bàn đảm bảo sự ổn định thống nhất, tạo điều kiện phát triển các cụm dân c−, thực hiện tốt chủ tr−ơng đ−a dân ra biên giới không để địa bàn "trắng" không có dân.

Đối với KVBG đất liền: cần tập trung đổi mới cơ cấu kinh tế theo

47

nghiệp. Tuỳ điều kiện cụ thể đầu t− phát triển trồng cây công nghiệp, cây ăn quả năng suất cao, chăn nuôi đại gia súc, công nghiệp chế biến; mở rộng mô hình phát triển kinh tế trang trại theo h−ớng sản xuất kinh tế thị tr−ờng kết hợp chặt chẽ giữa đẩy mạnh sản xuất tăng năng suất lao động với khai thác mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ sản xuất từng b−ớc xoá bỏ cơ chế "tự cung, tự cấp" biệt lập. Tập trung đầu t− phát triển dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm trong phạm vi toàn quốc, tr−ớc hết ở KVBG và các địa ph−ơng của n−ớc láng giềng đối diện.

Thực hiện tốt chủ tr−ơng giao đất, giao rừng cho các hộ c− dân ở KVBG, vừa bảo đảm sản xuất phục vụ đời sống vừa tham gia bảo vệ tài nguyên rừng, chống các hành vi phá hoại rừng, môi tr−ờng sinh thái; đồng thời tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh BGQG.

Tích cực tuyên truyền vận động nhân dân trồng lúa n−ớc ở những nơi có điều kiện tự nhiên cho phép, thực hiện thâm canh tăng năng suất; từng b−ớc gắn việc giải quyết l−ơng thực với kinh doanh tổng hợp trong cơ cấu kinh tế nông- lâm nghiệp. Khai thác tốt tiềm năng kinh tế và các thế mạnh của KVBG, kết hợp bố trí lực l−ợng phù hợp, vừa bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh BGQG vừa có lực l−ợng xây dựng phát triển kinh tế, xây dựng hậu cần tại chỗ cho chiến tranh nhân dân; chú trọng mở rộng mạng l−ới giao thông vận tải, y tế, điện n−ớc, thông tin liên lạc phục vụ kinh tế, đời sống và QP- AN.

Trên cơ sở phát triển nông nghiệp, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, lâm sản, khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng, Nhà n−ớc khuyến khích liên doanh, kêu gọi vốn các thành phần kinh tế trong và ngoài n−ớc tạo điều kiện phát triển nhanh công nghiệp ở miền núi, biên giới nhằm cung ứng các mặt hàng thiết yếu và tiêu thụ sản phẩm. Nhà n−ớc cần có biện pháp trợ cấp giá một số nhu yếu phẩm thiết yếu nh−: muối i ốt, dầu thắp sáng, giấy viết học sinh, thuốc chữa bệnh... cho các vùng biên giới, vùng cao, vùng sâu, xa xôi hẻo lánh còn nhiều khó khăn.

Xây dựng mạng l−ới th−ơng mại ở miền núi với việc gắn phát triển th−ơng nghiệp với các thành phần kinh tế khác theo mô hình kết hợp, hình thành các điểm công nghiệp- th−ơng mại- dịch vụ với quy mô vừa và lớn

48

với các trạm thu mua, bán lẻ, dịch vụ rộng khắp đến các xã, bản biên giới tạo động lực kích thích sản xuất, l−u thông hàng hoá, thúc đẩy giao l−u trao đổi sản phẩm sản xuất giữa các địa ph−ơng.

Đối với KVBG biển: việc khai thác và phát triển kinh tế biển cũng nh−

bảo vệ chủ quyền và quyền lợi trên biển là yêu cầu hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất n−ớc. Hiện nay, lực l−ợng bám biển còn ít; các đảo ven bờ, vùng nội thuỷ đại bộ phận là những đảo th−a dân, kinh tế kém phát triển. Trên tất cả các vùng biển của Tổ quốc, lực l−ợng làm kinh tế biển phát triển chậm, ch−a có quy hoạch, tình hình tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển, các đảo đã và đang diễn biến hết sức phức tạp. Tiềm năng kinh tế biển rất lớn, nếu có sự kết hợp chặt chẽ đồng bộ phát triển nông- lâm- ng−- diêm- công nghiệp; nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, mở rộng liên doanh, liên kết thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; đầu t− phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ hiệu quả kinh tế sẽ rất lớn. Cần chú trọng đầu t− việc khoanh nuôi, bảo vệ và tái sinh rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ở khu vực xung yếu, các sông lớn để giảm lũ, giữ n−ớc, bảo đảm cho các công trình thuỷ điện, công trình QP- AN; đẩy mạnh trồng rừng ven biển chắn cát, ngăn mặn, chống bão. Phát triển thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đầu t− hạ tầng phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, bảo đảm phát triển bền vững, bảo vệ môi tr−ờng sinh thái; phát triển nghề đánh bắt cá xa bờ, kết hợp với bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trên vùng biển.

Trên cơ sở phát triển kinh tế- xã hội ở địa bàn biên giới cần chú trọng làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chủ tr−ơng định canh, định c− của Đảng, Nhà n−ớc. Công tác định canh, định c− nếu làm tốt sẽ giải quyết một cách cơ bản tình trạng di dịch c− tự do của đồng bào H’mông hiện đang diễn ra rất phức tạp ở biên giới Việt- Lào, các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên. Để bảo đảm cho công tác định canh, định c− cần chú trọng xây dựng quy hoạch, điều chỉnh, bố trí các cụm dân c−, bảo đảm trên các tuyến biên giới đều có dân c− trú, sản xuất. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của từng địa ph−ơng, điều kiện tự nhiên, tính chất đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc để bố trí các cụm dân c−

49

dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân di chuyển từ những điểm dân c−

rải rác vào các làng bản hợp lý, hình thành các cụm dân c−, các trung tâm cụm xã...

Bố trí dân c− gắn với quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu, các cơ sở chế biến. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng vùng nguyên liệu mà phát triển cây trồng, vật nuôi và cây công nghiệp chế biến, ngành nghề truyền thống... với quy mô thích hợp để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.

Bố trí dân c− các vùng biên giới cần gắn kết với nhiệm vụ BVBG. Có giải pháp khuyến khích, đ−a dân ra các đảo ch−a có dân hoặc còn ít dân để khai thác có hiệu quả kinh tế biển- đảo kết hợp với bảo vệ chủ quyền, an ninh trật tự trên vùng biển.

Cần mở rộng phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, mở rộng thị tr−ờng, tạo sức hút giao l−u hàng hoá về phía ta, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi, thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng cơ sở, mở rộng hoạt động du lịch, xác lập hoạt động ngân hàng, tăng thu ngân sách. Xây dựng khu kinh tế cửa khẩu nên theo mô hình thị trấn, thị tứ th−ơng mại biên giới bao gồm: chợ, kho bãi, khu dân c− buôn bán, đ−ờng điện, cấp thoát n−ớc, tr−ờng học, bệnh viện, đồn biên phòng, cơ sở làm việc của các cơ quan chức năng khác, nh−: hải quan, thuế. Đối với các vùng khác cần phát triển xây dựng khu kinh tế- quốc phòng thu hút đồng bào dân tộc thiểu số vào sản xuất cộng đồng, định canh, định c− cải thiện và từng b−ớc nâng cao đời sống, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân các dân tộc đối với Đảng, Nhà n−ớc và quân đội. Trên cơ sở bố trí lại dân c− theo quy hoạch của sản xuất và mục tiêu lâu dài của QP- AN, hình thành các cụm xã, bản biên giới, xây dựng "vành đai biên giới" trong thế trận biên phòng toàn dân BVBG. Trong chỉ đạo xây dựng phát triển kinh tế- xã hội cần tập trung đầu t− xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng từng b−ớc hoàn thành cơ bản việc bố trí quy hoạch đ−a dân ra biên giới, bảo đảm điều kiện sản xuất sinh hoạt, nâng cao đời sống nhân dân, từng b−ớc giảm tỷ lệ hộ đói nghèo. Cải tạo, nâng cấp, xây dựng đ−ờng vành đai biên giới, đ−ờng giao thông nội bộ các xã biên giới, đ−ờng tuần tra biên giới; đồng thời điều

50

chỉnh bố trí hệ thống đồn, trạm biên phòng phù hợp với quy hoạch xây dựng các cụm dân c− theo mô hình "an ninh cộng đồng lấy đồn biên phòng làm hạt nhân, chỗ dựa cho các cụm dân c− ở biên giới".

Trên cơ sở phát triển các thành phần kinh tế, mở cửa khẩu, mở các điểm thông quan hàng hoá, tăng thu ngân sách cho địa ph−ơng tái sản xuất, cải thiện tình hình kinh tế- xã hội và hỗ trợ kinh phí củng cố QP- AN, BVBG.

Cần khuyến khích các địa ph−ơng biên giới tăng c−ờng quan hệ hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng nền biên phòng toàn dân trong tình hình mới (Trang 43 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)