- Ngƣời tƣ vấn pháp lý (Legal adviser): là công ty luật đƣợc lựa chọn để tƣ vấn cho các bên tham gia vào đợt phát hành trái phiếu Có thể có nhiều ngƣời tƣ vấn
CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VAY VỐN NGÂN HÀNG TRƢỚC BỐI CẢNH VIỆT NAM CHUẨN BỊ GIA NHẬP TPP
TRƢỚC BỐI CẢNH VIỆT NAM CHUẨN BỊ GIA NHẬP TPP
Tiến sĩ Ngô Minh Châu Phó khoa Tài chính - Ngân hàng trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần thiết và là một tất yếu khách quan.
Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế của một số nƣớc khu vực: Quốc gia Doanh nghiệp vừa và nhỏ/ Tổng số doanh nghiệp Đóng góp GDP Sử dụng lao động/ Tổng lao động Việt Nam 98% 40% 57% Thái Lan 99% 37,8% 78,2% Singapore 99% 50% 38% Indonesia 99% 65% 78,2% Các nƣớc châu Á 98% 38% 68% Nguồn: Tác giả tổng hợp
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên mọi miền đất nƣớc với mức vốn từ 20 tỷ đến 100 tỷ đồng đối với khu vực nông - lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghệ xây dựng hay quy mô 50 tỷ đến 100 tỷ đồng đối với khu vực thƣơng mại dịch vụ. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam đã sử dụng 57% lao động, tạo ra việc làm cho ngƣời lao động trong độ tuổi lao động và quan trọng hơn cả là đóng góp hơn 40% GDP cả nƣớc.
Chính phủ đã đặt ra mục tiêu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ từ năm 2011 đến 2015:
92
- Thành lập mới: 380.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Số lƣợng doanh nghiệp vừa và nhỏ: 700.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (31-05-2014).
- Đầu tƣ toàn xã hội chiếm 35% trên tổng vốn đầu tƣ xã hội. - Chiếm tỷ trọng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn quốc.
- Đóng góp 40% GDP & 30% tổng thu ngân sách nhà nƣớc. Tạo thêm 3,5 đến 4 triệu việc làm mới.
- Thực tế trong thời gian vừa qua và cho đến nay hầu hết các chỉ tiêu trên đều tƣơng đối đạt tốt. Tuy nhiên, về mặt khách quan có một số lƣợng khá lớn gặp khó khăn do tác động của dƣ chấn khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hƣởng đến nền kinh tế nƣớc ta. Đồng thời, cũng có một số chính sách chƣa thật sự tạo điều kiện để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tồn tại và phát triển.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phát triển sản xuất kinh doanh hiện nay đang gặp không ít khó khăn nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế:
- Đầu vào: vốn, nguyên - nhiên vật liệu, công nghệ và mặt bằng sản xuất. - Đầu ra: giá cả, thị trƣờng, chính sách xuất nhập khẩu và chính sách khuyến khích sản xuất trong nƣớc,…
Một vấn đề nổi bật muốn đề cập là vốn vay ngân hàng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong điều kiện hiện nay.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, ngoài vốn tự có của doanh nghiệp, nguồn vốn vay từ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh cũng nhƣ việc tối ƣu hoá cấu trúc vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ là vô cùng cần thiết để nhằm đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. Bởi vì nguồn vốn vay ngân hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ thể hiện trên một số khía cạnh sau:
+ Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ đƣợc liên tục nhất là nhu cầu vốn cho việc đổi mới công nghệ, trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của thị trƣờng cũng nhƣ tạo lợi thế cạnh tranh và cải tiến phƣơng thức kinh doanh. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể đầu tƣ xây dựng cơ bản để mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng và nâng cao hiệu quả hoạt động.
+ Tín dụng ngân hàng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ và hình thành cơ cấu vốn tối ƣu. Việc hoàn trả vốn và lãi của khoản vay ngân hàng là điều kiện ràng buộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thực hiện để đảm bảo hiệu quả tối ƣu của việc sử dụng vốn với một cơ cấu vốn hợp lý nhằm đạt mục đích tối ƣu hoá lợi nhuận với chi phí rẻ nhất.
Khi Việt Nam gia nhập Hiệp định TPP sẽ mang lại cho Việt Nam ta nói chung, các doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng một số cơ hội và thách thức nhƣ sau:
93
Cơ hội:
- Cải thiện cơ cấu thị trƣờng xuất nhập khẩu đồng thời tăng cơ hội kinh doanh. - Mở rộng thêm thị trƣờng cho hàng hoá Việt Nam, tăng khối lƣợng hàng hóa giao dịch thƣơng mại trên thị trƣờng.
- Tham gia các chuỗi sản xuất quốc tế và khu vực.
- Tạo thuận lợi cho tái cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trƣởng.
- Tạo điều kiện để hoàn thiện môi trƣờng thể chế và chính sách kinh tế của đất nƣớc.
- Tăng tính hấp dẫn với đầu tƣ nƣớc ngoài và trong nƣớc, giúp tạo ra những ngành công nghiệp mới tạo thêm giá trị gia tăng xuất khẩu.
- Tạo cơ hội cho các ngân hàng thƣơng mại tiếp cận đƣợc những nguồn vốn uỷ thác trên thế giới với chi phí thấp do vị thế Việt Nam đƣợc cải thiện sau khi hội nhập, tạo cơ hội các ngân hàng hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Thách thức:
- Về mặt pháp lý: Hệ thống pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp nhìn chung kém phát triển hơn những bên khác của TPP. Do đó, việc đƣa hệ thống này lên tƣơng đƣơng với các bên TPP khác rất khó khăn.
- Các doanh nghiệp Việt Nam trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ chịu sự cạnh tranh gay gắt của các hàng hoá nhập khẩu do mức thuế giảm. Mặc dù khả năng cam kết giảm thuế của Việt Nam sẽ thấp hơn một ít so với những mức khác do Việt Nam là nƣớc đang phát triển.
- Kinh tế Việt Nam đƣợc bảo hộ bởi khối đầu tƣ nƣớc ngoài nhiều hơn và gắn kết với Chính phủ hơn bất cứ quốc gia TPP nào khác. Do đó, Việt Nam phải đối mặt với việc mở rộng cửa hơn nữa cho đầu tƣ nƣớc ngoài ở các lĩnh vực viễn thông, dịch vụ tài chính,… làm thách thức về mặt kinh doanh và chính sách công.
- Với cơ hội và thách thức nêu trên đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cơ hội thì ít mà thách thức thì nhiều, lý do các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đang bộc lộ nhiều điểm yếu rất cơ bản nhƣ: năng lực tổ chức điều hành và quản lý, năng lực cạnh tranh chƣa cao; sản phẩm chất lƣợng còn thấp mẫu mã đơn điệu; thiết bị sản xuất cũ kỹ, công nghệ lạc hậu nên năng suất kém và giá thành cao, chƣa minh bạch về tài chính…
Nhƣng nổi bật hơn cả là nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng là không lớn nên không đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất, kinh doanh, nhất là mở rộng sản xuất kinh doanh để phát triển, tạo điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp vừa và nhỏ từng bƣớc phát triển từ doanh nghiệp nhỏ lên vừa, lên lớn. Vốn từ khoản lợi nhuận để dành cho mở rộng sản xuất gần nhƣ không đáng kể. Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đi tìm nguồn vốn chính thức và phi chính thức.
94
Trong bối cảnh thị trƣờng tín dụng chính thức có những rào cản đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ các doanh nghiệp có khuynh hƣớng tìm nguồn tài trợ từ thị trƣờng tín dụng không chính thức, nhƣ vay tiền của ngƣời thân trong và ngoài nƣớc, các nhà cung cấp nguyên liệu.Trong việc tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trƣờng tín dụng phi chính thức có một số lợi thế là khá linh hoạt so với thị trƣờng tín dụng chính thức. Giao dịch trên thị trƣờng tín dụng không chính thức chủ yếu dựa vào “lòng tin” giữa ngƣời cho vay và ngƣời đi vay nên thƣờng là không cần có tài sản thế chấp.
Một số hạn chế của thị trƣờng tín dụng phi chính thức là số cho vay nhỏ và ngắn hạn đôi khi chi phí cao; khả năng huy động tiền tiết kiệm và chuyển hoá thời hạn, nói chung là bị giới hạn và chỉ đủ để tài trợ cho những hoạt động quay vòng vốn lƣu động và mua sắm tài sản cố định có quy mô nhỏ, đầu tƣ nhiều lần. Tuy nhiên, nguồn này khó có thể đáp ứng đƣợc cho yêu cầu phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Về tín dụng phi chính thức, theo đánh giá thị trƣờng này đang phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, hiện mới có khoảng 50% doanh nghiệp gặp trở ngại tín dụng ngân hàng nên phải tiếp cận với các khoản vay phi chính thức. Thông thƣờng, quy mô khoản vay phi chính thức và lãi suất trung bình thấp hơn so với các khoản vay chính thức. Các khoản vay phi chính thức có quy mô bằng khoảng 1/3 khoản vay chính thức nhƣng doanh nghiệp không phải trả lãi suất cho 50% khoản vay này, nguyên nhân là 2/3 khoản vay là từ bạn bè và ngƣời thân. Hơn nữa, các khoản vay phi chính thức rất ít phải thế chấp, trong khi 90% khoản vay chính thức cần phải có tài sản thế chấp.
Hiện các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay vốn để sử dụng kinh doanh. Trong những trở ngại mà doanh nghiệp gặp phải thì thiếu vốn cũng nhƣ ít khả năng tiếp cận vốn là vấn đề nghiêm trọng nhất, tiếp theo mới là mức độ cạnh tranh và sau đó mới là sự hạn chế về cầu đối với sản phẩm và khó khăn về đất đai để mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh, cải thiện chính sách cho doanh nghiệp tƣ nhân, gỡ bỏ các thủ tục hành chính, hỗ trợ hoạt động tiếp thị và quảng bá doanh nghiệp cùng sản phẩm trên thị trƣờng.
Lƣợng vốn cung ứng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ từ kênh ngân hàng chiếm 80% trên tổng lƣợng vốn cung ứng cho đối tƣợng này. Thống kê có 32,3% doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tiếp cận đƣợc nguồn vốn của ngân hàng 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận đƣợc với ngân hàng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chính vì vậy, khá nhiều doanh nghiệp đƣợc hỏi cho rằng sự hỗ trợ tốt nhất của cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với doanh nghiệp là tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng và ít tốn kém hơn.
Mặc dù thời gian qua, Nhà nƣớc đã cải thiện đáng kể khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp bằng cách mở rộng các loại tài sản có thể dùng để thế chấp. Tuy nhiên, điều này cũng chƣa giải quyết đƣợc cơ bản tình trạng thiếu vốn, thiếu
95
nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tình trạng phổ biến là có khoảng 35 - 45% doanh nghiệp tin tƣởng nộp hồ sơ vay vốn thƣờng xuyên nhƣng 19% gặp khó khăn và đã bị từ chối cho vay. Số doanh nghiệp còn lại cũng có nhu cầu vay vốn không thƣờng xuyên, nhƣng một số cũng gặp trở ngại trong thủ tục tiếp cận.
Theo một khảo sát của trƣờng Đại học Tài chính - Marketing gần đây cho thấy gần một nửa số doanh nghiệp vừa và nhỏ đang trong tình trạng thiếu vốn. Mặc khác, 17,1% doanh nghiệp cho rằng khả năng tự tài trợ vốn của họ là kém và rất kém.
Bên cạnh đó, theo kết quả điều tra trên, có gần 46,5% doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu bổ sung nguồn vốn kinh doanh ở mức cao và 13,4% cho rằng hết sức cấp bách.
Một thống kê khác rấ của Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam cho biết, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp có xu hƣớng tăng. Năm 2013, doanh nghiệp trong diện điều tra có nhu cầu vay vốn ngân hàng, trong khi năm 2012 có 57,3%. Trong số đó, 34,8% không có nhu cầu vay vốn. Trong những doanh nghiệp không vay vốn, có 40,5% lƣợt doanh nghiệp nêu lý do lãi suất cao, kinh doanh không đủ hiệu quả trả lãi; 21,1% cho biết do thị trƣờng tiêu thụ bị thu hẹp 18,6% doanh nghiệp đã tìm kênh huy động vốn khác và chỉ 1,7% doanh nghiệp do có nợ xấu nên không vay đƣợc vốn.
Từ những thực trạng nêu trên có thể rút ra đƣợc một số lý do mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng.
- Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn yếu nhiều mặt, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, chi phí nguyên vật liệu cao, trình độ lao động thấp, năng lực quản lý còn hạn chế và khả năng tiếp cận thị trƣờng còn nhiều bất cập do đó việc đáp ứng các yêu cầu các tiêu chí về tài sản thế chấp còn hạn chế để các ngân hàng thẩm định khả năng cho vay không cao.
- Công nghệ lạc hậu, chi phí vật liệu cao, năng lực sản xuất kinh doanh còn yếu, phƣơng thức quản lý còn nhiều hạn chế chƣa có chiến lƣợc kinh doanh lâu dài và khả năng tiếp cận thị trƣờng yếu chƣa tạo đƣợc niềm tin với ngân hàng, phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh không có tính thuyết phục cao trong quá trình thẩm định tín dụng do đó không thuận lợi cho việc ngân hàng xét duyệt cho doanh nghiệp vay.
- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thƣờng có vốn chủ sở hữu thấp, ít có tài sản thế chấp, cầm cố, không có ngƣời bảo lãnh, nhiều doanh nghiệp không lập đƣợc phƣơng án kinh doanh có sức thuyết phục để vay đƣợc vốn, tính khả thi và khả năng sinh lời của dự án thấp.
- Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khó khăn trong việc tập hợp hồ sơ tài chính, không biết cách tiếp cận đồng vốn của ngân hàng do sổ sách kế toán không rõ ràng, không chuẩn hoá, không minh bạch trong việc lập hoá đơn chứng từ tài chính, không đủ độ tin cậy đồng thời chƣa chú trọng khâu lập dự án, lập kế hoạch kinh doanh.
96
- Khó đánh giá đƣợc thực trạng tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp, do đó cản trở việc ra các quyết định cho vay. Các ngân hàng thƣờng thiếu thông tin tài chính đáng tin cậy từ phía doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Điều này làm tăng tính rủi ro các khoản vay. Vì thế các ngân hàng không mạnh dạn cho vay đối với các khoản vay này.
- Năng lực quản lí cũng nhƣ hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn doanh nghiệp vừa và nhỏ thấp do hạn chế về trình độ quản lí, trình độ công nghệ, sức cạnh tranh cho nên gặp khó khăn trong việc giải ngân vốn vay.
- Khi vay các doanh nghiệp thƣờng cung cấp báo cáo tài chính lập theo báo cáo thuế thƣờng thì thấp hơn so với thực tế, thậm chí có doanh nghiệp vừa và nhỏ còn báo lỗ. Do đó, không thuyết phục đƣợc ngân hàng. Những báo cáo này thực ra cũng không đúng với tình hình thực tế do các doanh nghiệp Việt Nam sợ bị truy thu thuế.
- Vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay của ngân hàng thƣờng là ngắn hạn trong lúc đó lại sử dụng đầu tƣ dài hạn do đó không thể tập trung vốn để trả nợ trong thời gian ngắn do đó xảy ra mất khả năng trả nợ vay cho ngân hàng nên sẽ gặp khó khăn cho lần vay vốn sau.
- Khi mất khả năng chi trả do yếu tố khách quan hay chủ quan, các doanh nghiệp vừa và nhỏ do tài sản thế chấp dính vào nợ cũ cần phải đƣợc xử lý nhanh để có thể tiếp tục vay vốn ngân hàng. Trong khi đó việc xử lý này thƣờng rất nhiêu khê, thời gian kéo dài do các thủ tục và trình tự xử lý của các cơ quan pháp luật do đó vừa gây khó cho ngân hàng và cả doanh nghiệp trong việc cho vay và sử dụng vốn vay.