Tiến sĩ Nguyễn Đại Lai Chuyên gia kinh tế
Cụm từ “tín dụng ngân hàng” là để chỉ hoạt động cho vay và thu hồi vốn của tổ chức tín dụng (TCTD). Hoạt động này là quan hệ giữa tổ chức tín dụng và khách hàng vay, trong đó: tổ chức tín dụng thì phải sống bằng chữ “tín” – bán chữ tín để lấy lãi suất nuôi sống ngân hàng, còn ngƣời vay thì sống bằng chữ “dụng” – sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, đầu tƣ tạo ra lợi nhuận cho mình và trả lãi, trả vốn cho tổ chức tín dụng. Hiện nay thị trƣờng tín dụng đang có mâu thuẫn lớn về chữ “tín” với chữ “dụng” nói trên: thị trƣờng tín dụng không thiếu vốn, nhƣng tổ chức tín dụng không tìm đƣợc khách hàng đủ độ tin cậy cho việc thu hồi vốn khả thi. Bản thân ngƣời vay thì rất cần vốn cho hoạt động sản xuất và đầu tƣ, nhƣng lực bất tòng tâm bởi vốn đối ứng rất mỏng, thiếu bên bảo lãnh đủ tin cậy, thiếu kênh chuyển tải cạnh tranh với tín dụng, sức mua thị trƣờng yếu và gồm cả loại doanh nghiệp (DN) không có nhu cầu vay vì bí đầu ra cho sản xuất kinh doanh! Chính vì vậy, ngay cả khi lãi suất tín dụng đã liên tục giảm để kích thích ngƣời vay, nhƣng tổ chức tín dụng vẫn không tìm đƣợc khách hàng đủ độ tín. tổ chức tín dụng đã phải liên tục giảm lãi suất huy động để hạn chế ế nguồn, giảm lỗ và sử dụng một bộ phận nguồn sang đầu tƣ phi sản xuất (mua trái phiếu Chính Phủ, tự doanh trên thị trƣờng liên ngân hàng, thị trƣờng chứng khoán…) làm cho tốc độ tăng tín dụng giảm!
Chiếm hơn 97% trong tổng số nửa triệu các doanh nghiệp Việt Nam, song các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), dù đƣợc coi là xƣơng sống của nền kinh tế, nhƣng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn giảm so với cuối năm 2013, dù tốc độ tăng tín dụng chung đã tăng 0,15% sau quí I/2014 nhờ tháng 3/2014 đã tăng khoảng 1,35% so với tháng 2 và khắc phục đƣợc tình trạng giảm liên tiếp trong 2 tháng đầu năm 2014: tháng 1 giảm 0,55% tháng 2 giảm: 0,65%. Việc kéo đƣợc tốc độ tăng tín dụng lên số dƣơng từ tháng 3 là có phần đóng góp của tín dụng ngoại tệ đã tăng khá trong những tháng đầu năm nhờ hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu có sự tăng trƣởng trở lại. Hầu hết các doanh nghiệp vay ngoại tệ là các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu có nguồn thu ngoại tệ trong tƣơng lai và thuộc đối tƣợng trong danh mục ƣu tiên tiếp cận vốn của Chính phủ, mặt khác lãi suất cho vay ngoại tệ chỉ bằng ½ so với lãi suất cho vay tiền đồng và sức mua đối ngoại của tiền đồng có xu hƣớng giảm (tỷ giá VND/USD tăng), đã kích thích khách hàng có nguồn thu ngoại tệ hƣớng vào vay ngoại tệ. Đây cũng là một trạng thái không hay nếu đứng trên quan điểm của mục tiêu chính sách tiền tệ và chính sách tín dụng là bảo vệ giá trị VND và chống Đô la hoá. Ngoài ra, một bộ phận khá lớn nguồn vốn huy động của tổ
63
chức tín dụng đã đầu tƣ vào khu vực phi sản xuất thông qua trái phiếu Chính phủ. Theo số liệu của ngân hàng nhà nƣớc, tính đến 28-0302014, tổng số dƣ trái phiếu Chính phủ phát hành khoảng 81.600 tỷ đồng. Trong đó, riêng số dƣ trái phiếu Chính phủ do các tổ chức tín dụng nắm giữ tăng thêm chỉ trong ba tháng đầu năm (bằng số dƣ mua trái phiếu Chính phủ trừ đi số dƣ trái phiếu Chính phủ đến hạn thanh toán) là khoảng 43.000 tỷ, tƣơng đƣơng khoảng 1,25% tổng dƣ nợ tín dụng. Nếu con số này do vô tình hay cố ý tính vào dƣ nợ tín dụng thì chắc chắn số tăng trƣởng tín dụng đích thực sẽ còn nhỏ hơn, vì phải trừ đi con số đầu tƣ không phải là tín dụng này. Tín dụng mới khó tăng cũng căn bản do tổng dƣ nợ cũ gồm chƣa tới hạn trả nợ lẫn đã quá hạn luôn luôn là con số khá lớn, tới mức tƣơng đƣơng với 1,1 lần GDP. Đến hết tháng 6/2014, tín dụng cũng mới chỉ tăng đƣợc 3,52% so với đầu năm, bằng nửa tốc độ tăng trƣởng của cùng kỳ năm 2013 và mới đạt 25% so với mục tiêu mà ngân hàng nhà nƣớc đặt ra cho cả năm là 12 đến 14%, thậm chí gói tín dụng 30.000 tỷ hỗ trợ cho vay nhà ở đã có sẵn nguồn mà suốt hơn nửa năm qua vẫn chỉ mới giải ngân đƣợc khoảng 4000 tỷ, bằng 14% tổng nguồn có sẵn. Trong khi đó, vốn huy động của toàn hệ thống vẫn tăng 4,2%, tỷ lệ tín dụng/huy động chỉ đạt khoảng 87%, thanh khoản của các tổ chức tín dụng dồi dào, chứng tỏ nguồn vốn không thiếu, nhƣng thiếu đầu ra khả thi cho thị trƣờng tín dụng.
Nhƣ vậy, hiện nay vấn đề đáng quan tâm không phải lãi suất và nguồn vốn là những bức tƣờng cản trở cho tăng trƣởng tín dụng, mà năng lực sử dụng vốn của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng đang ở mức rất thấp bên cạnh những khoản nợ cũ hoặc chƣa tới hạn/hoặc đã “đóng băng” trong quá hạn còn rất lớn! Đối với nhiều doanh nghiệp lại chủ động ngừng vay vốn vì chƣa tìm đƣợc đầu ra để tiếp tục thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Tuy sau quí I năm 2014 tăng trƣởng GDP đã nhích lên hơn chút ít so với cùng kỳ năm trƣớc, nhƣng nói chung nhìn vào sự trì trệ của nền kinh tế vẫn chƣa thấy các nhân tố khắc phục đáng kể nào, ngoại trừ khu vực sử dụng vốn vay của Nhà nƣớc, vốn ngân sách nhà nƣớc và khu vực xuất – nhập khẩu chủ yếu dùng vốn của các doanh nghiệp khu vực FDI. Trong sự trì trệ đó, vấn đề nổi cộm là tổng cầu của nền kinh tế rất yếu, sức mua không tăng đƣợc nhƣ kỳ vọng. Đặc biệt tại thị trƣờng nông thôn, do ảnh hƣởng của giá cả nông sản xuống thấp, giá nguyên liệu về điện, nƣớc, giống má, phân bón lại tăng cao trong khi sản phẩm ngành trồng trọt không tìm đủ thị trƣờng trong và ngoài nƣớc để tiêu thụ; các doanh nghiệp ngành chăn nuôi thì phần lớn thua lỗ do lệ thuộc vào giá đầu vào từ con giống đến thức ăn và chi phí vận chuyển tăng, trong khi giá đầu ra giảm mạnh mà không thể tồn kho hay chế biến công nghiệp nên phải giảm lƣợng và/hoặc ngừng sản xuất, làm cho sức mua thị trƣờng vốn đã yếu lại càng yếu! Nguyên nhân sức cầu của nền kinh tế thấp nhƣ hiện nay chủ yếu là nằm ở cơ cấu sản xuất thiếu định hƣớng dẫn dắt, thiếu bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, cơ cấu hàng hoá mâu thuẫn với thị trƣờng, chuỗi giá trị gia tăng kém, giá cả đầu vào cao, giá đầu ra thấp, thị trƣờng nội địa yếu,
64
thị trƣờng xuất khẩu chỉ chủ yếu phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI, còn hàng xuất từ thuần nội địa vừa nhỏ và phân tán về tỷ trọng, vừa thô về hàng hoá. Nguyên nhân đặc biệt khác khiến cho cầu của nền kinh tế thấp là tỷ lệ ngƣời có việc làm ổn định sống đƣợc bằng tiền công trên tổng số ngƣời ở độ tuổi lao động còn quá thấp, tiền lƣơng bình quân rất thấp so với khu vực... Trong bối cảnh này, dù ngân hàng nhà nƣớc đã cho phá giá nhẹ giá trị tiền đồng so với USD để khuyến khích xuất khẩu, nhƣng vẫn không bị tác động lan toả gì đến chỉ số giá tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân trong 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tăng 4,77% so với 6 tháng đầu năm 2013, là mức tăng thấp nhất ở nƣớc ta trong chuỗi thời gian 13 năm liên tục gần đây, tính từ 2002. Trong đó: CPI tháng 06-2014 chỉ tăng 0,3% so với tháng 5 và sau 6 tháng đầu năm, CPI vẫn ổn định ở mức tăng thấp: 1,38%, bằng 1/5 mục tiêu kìm giữ lạm phát cả năm 2014. Sự trì trệ của nền kinh tế so với tiềm năng đã bộc lộ và tình trạng giảm phát có thể sẽ xuất hiện nếu kinh tế tiếp tục trì trệ, sức cầu tiếp tục tụt xuống nhƣ hiện nay!
Vậy tổ chức tín dụng sẽ phải làm gì trong bối cảnh thừa vốn, thiếu tiền trong nền kinh tế hiện nay? Nếu cứ mạo hiểm cho vay vừa rẻ, vừa dƣới chuẩn thì điều gì sẽ xảy ra? Nếu tất cả các tổ chức tín dụng cứ đồng loạt ra sức săn đón các vị khách hàng từ khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc, từ trái phiếu Chính phủ, từ các dự án liên ngành nhƣng vô chủ nhƣ bấy lâu nay… thì liệu có tránh đƣợc rủi ro không? Và câu hỏi nhức nhối khác trong mối quan hệ giữa tăng trƣởng tín dụng với an toàn hệ thống là dùng cơ chế nào để rót đƣợc tín dụng vào khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực nông thôn và tƣ nhân cần vốn nhƣng không đủ điều kiện tiếp cận tối thiểu để vay vốn? Có kênh dẫn vốn nào khác hay hơn, an toàn hơn và đơn giản hơn kênh tín dụng không? Trong khi mật độ các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính (ĐCTC) phi ngân hàng đang ở mức “dày đặc” lại hầu nhƣ hoạt động giống nhau theo cách cùng đƣa ra thị trƣờng những sản phẩm giống nhau: cho vay và vay để cho vay bên cạnh một tỷ lệ nhỏ doanh số dịch vụ phi tín dụng vừa đắt, vừa mang tính bắt ép, vừa kém tiện ích. Nghĩa là các cơ chế hoạt động theo mô hình công ty tài chính, ngân hàng đầu tƣ đang trộn lẫn với hoạt động ngân hàng thƣơng mại và cùng hƣớng vào thị trƣờng tín dụng để bán vốn hơn là để làm dịch vụ tƣ vấn sử dụng vốn và/hoặc để chạy tiếp sức trong việc cung ứng vốn, tạo ra môi trƣờng minh bạch, lành mạnh trên thị trƣờng tài chính (TTTC). Trong khi lúc này ở nƣớc ta lại có song song quá nhiều định chế tài chính sinh ra với mục đích sử dụng các nguồn vốn rẻ của Nhà nƣớc hoặc/có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc hoạt động song song với tín dụng theo cơ chế thị trƣờng để cung ứng tín dụng cho các khu vực yếu thế, nhƣ xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ phát triển nông thôn, phát triển khu vực xuất nhập khẩu.v.v nhƣ ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng Agribank, ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân… Rất tiếc là không ít vấn đề không bình thƣờng đang diễn ra trong chính các định chế tài chính đƣợc ra đời để thực hiện các sứ mệnh kiểu “bao cấp” khác nhau,
65
đƣợc ƣu ái theo các đối tƣợng thụ hƣởng ở đầu vào, đầu ra khác nhau, thậm chí đƣợc đặt trong các cơ quan quản lý Nhà nƣớc ở những đầu mối khác nhau! Ví dụ điển hình cho bức tranh hiện thực này có lẽ chính là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), dù đang đƣợc Chính phủ tạo nguồn uỷ thác và bảo lãnh tạo nguồn mua buôn vốn, nhƣng vấn đề bảo toàn vốn và an toàn hoạt động của ngân hàng này đang nằm ngoài sự kiểm soát chuyên ngành của ngân hàng nhà nƣớc. VDB đƣợc gọi là ngân hàng phát triển (NHPT), nhƣng cơ chế hoạt động lại giống cả ngân hàng đầu tƣ, công ty tài chính lẫn ngân hàng thƣơng mại: đầu vào không phải huy động vốn qua tiền gửi mà là vốn uỷ thác từ quỹ phát triển, vốn ODA, vốn phát hành trái phiếu có bảo lãnh… trực thuộc Bộ Tài chính và hầu nhƣ thoát ly các ràng buộc về quản lý nhà nƣớc của ngân hàng nhà nƣớc, thậm chí hầu nhƣ không phải trích dự trữ bắt buộc/hoặc có cũng nhƣ không, chỉ 0,5%, nhƣng đầu ra hầu hết là hƣớng đến các Tập đoàn, doanh nghiệp nhà nƣớc, dự án nhà nƣớc với giá vốn rất thấp, nhƣng mức rủi ro lại rất lớn… Lẽ ra ngân hàng phát triển phải là định chế tài chính đầu tầu để hƣớng đến các khu vực khách hàng yếu thế cần có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc về điều kiện tiếp cận vốn vay để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ tạo dựng sự công bằng và tăng trƣởng bền vững của nền kinh tế giống nhƣ chức năng và nghiệp vụ riêng có của mọi ngân hàng phát triển của khu vực và của các quốc gia trên thế giới, nhƣng tiếc thay khách hàng của VDB chỉ là những doanh nghiệp con đẻ của Nhà nƣớc!. Trong bối cảnh này, chúng ta cũng cần thấm thía câu nói mà tôi cho là rất ẩn dụ về ngân hàng của Nhà kinh tế Mỹ J.Paul Getty (1892-1976): “Nếu bạn nợ ngân hàng 100 USD, đó là vấn đề của bạn. Nhƣng nếu bạn nợ ngân hàng 100 triệu USD, đó lại là vấn đề của ngân hàng (http://www.phattriencanhanvn.com/ngan-hang-la-gi)”.
Chính vì vậy, vấn đề quản trị rủi ro ngân hàng hiện nay là cực kỳ quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn cả việc thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng trong điều kiện nền kinh tế đang trì trệ và “thiếu tiền, thừa vốn” nhƣ hiện nay. Mặt khác để dẫn vốn tới nền kinh tế không nhất thiết chỉ căn bản bằng con đƣờng “độc canh” tín dụng nhƣ nƣớc ta hiện nay. Chúng ta cũng cần nghiên cứu lại lý do dẫn tới đại khủng hoảng tài chính thế giới năm 1929 - 1933 do sự mập mờ, dẫm đạp lên nhau một cách không minh bạch giữa các nghiệp vụ tài chính – ngân hàng trong các định chế tài chính đã buộc Quốc hội Mỹ phải ban hành đạo luật Glass-Steagall năm 1933 nhằm tách ngân hàng đầu tƣ ra khỏi ngân hàng thƣơng mại. Đã đến lúc chúng ta cũng không thể để tình trạng mập mờ, cạnh tranh không lành mạnh giữa các nghiệp vụ (các sản phẩm) ngân hàng đầu tƣ, ngân hàng phát triển và ngân hàng thƣơng mại trong cùng một định chế tài chính nói riêng và trong toàn bộ thị trƣờng tài chính nói chung ở nƣớc ta; không thể tiếp tục để tình trạng tổ chức tín dụng lạm dụng vốn ngắn hạn, tiền gửi của ngân sách nhà nƣớc, thậm chí vốn trong thanh toán của khách hàng để cho vay hay đầu tƣ trung và dài hạn. Sự mập mờ này đã vô hình dung trám đi chất lƣợng, số lƣợng và tốc độ thực của tăng trƣởng tín dụng trong nền kinh tế. Việc phân định ranh giới và
66
gọi đúng tên các dòng sản phẩm cung ứng vốn cho nền kinh tế sẽ là con đƣờng lành mạnh hoá hoạt động trên thị trƣờng tài chính để hội nhập quốc tế một cách chủ động và tích cực hơn nhằm cơ cấu lại các định chế tài chính Việt Nam theo hƣớng minh bạch, hiện đại và phù hợp với các thông lệ quản trị rủi ro quốc tế.
Trƣớc bức tranh thực trạng về yếu tổng cầu, về sự ì ạch của thị trƣờng tín dụng nói riêng, thị trƣờng tài chính nói chung trong bối cảnh dày đặc mật độ cũng nhƣ sự chồng chéo các nghiệp vụ cung ứng vốn của các tổ chức tín dụng ở nƣớc ta hiện nay, tôi có một số bình luận và đề xuất cụ thể sau đây:
Một là: Nhà nƣớc cần tạo ra cơ chế để tác động mạnh mẽ có hiệu quả trực tiếp và gián tiếp vào mục tiêu tăng tổng cầu cho nền kinh tế. Các cơ chế cụ thể là: Nhà nƣớc giao cho Chính phủ ban hành Nghị định-CP và/hoặc QĐ-TTg về tăng lƣơng, yêu cầu tăng lƣơng cho ngƣời lao động ở tất cả các khu vực sản xuất, dịch vụ và khu vực công chức Nhà nƣớc; Quốc hội cần ban hành Nghị quyết về cơ chế cho mở rộng đối tƣợng thu thuế tài nguyên dƣới nhiều hình thức mà bản chất là địa tô của chủ sở hữu đang bị lợi dụng hoặc bỏ rơi, nhƣ: địa tô sử dụng đất trong nông nghiệp, nông trƣờng, công nghiệp, xây dựng, địa tô khai thác tài nguyên mỏ, quặng, rừng, sông, biển, không gian, cảnh quan thiên nhiên theo các nguyên lý về địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối một cách bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế; khẳng định rõ