- Ngƣời tƣ vấn pháp lý (Legal adviser): là công ty luật đƣợc lựa chọn để tƣ vấn cho các bên tham gia vào đợt phát hành trái phiếu Có thể có nhiều ngƣời tƣ vấn
1. Giải pháp tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp dệt may từ kênh cung cấp vốn chủ đạo vốn tín dụng ngân hàng.
1.2 Về phía ngân hàng.
Xuất phát từ đặc điểm kinh tế, tiền tệ nƣớc ta, nguồn vốn tín dụng ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chủ đạo của các doanh nghiệp dệt may. Những năm gần đây, khối lƣợng tín dụng cung cấp cho doanh nghiệp dệt may đã tăng lên đáng kể, tuy nhiên với rất nhiều nguyên nhân khác nhau về phía doanh nghiệp dệt may cũng nhƣ về phía ngân hàng thƣơng mại đã làm cho khu vực kinh tế này tiếp cận nguồn vốn tín dụng còn nhiều trở ngại.
Xây dựng mô hình chuyên môn hóa tín dụng theo quy mô, khu vực, ngành nghề
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dệt may.
Ngân hàng thƣơng mại cần xây dựng bộ phận chuyên trách nghiên cứu về khách hàng, phân chia từng nhóm khách hàng để từ đó có chính sách và bố trí cán bộ có năng lực sở trƣờng phù hợp; đổi mới cải tiến quy trình, thủ tục cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Việc chuyên môn hóa sẽ giúp ngân hàng hiểu khách hàng, có kinh nghiệm trong thẩm định ngành nghề kinh doanh, khai thác triệt để tiềm năng của khách hàng, giảm chi phí quản lý món vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đƣa ra các sản phẩm có tính liên kết toàn hệ thống, sản phẩm có tính ràng buộc trong quan hệ với khách hàng. Điều này sẽ giúp cho các ngân hàng thƣơng mại phục vụ khép kín, tạo sự tin tƣởng, điều kiện thuận lợi cho khách hàng yên tâm hoạt động sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đồng thời thông qua việc khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng sẽ giúp ngân hàng có điều kiện theo dõi nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng toàn diện hơn.
Đa dạng hoá các hình thức tín dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp dệt may, ban hành chính sách cho vay cụ thể đối với doanh nghiệp dệt may.
106
Trong chiến lƣợc mở rộng tín dụng với doanh nghiệp dệt may, các ngân hàng thƣơng mại xây dựng cho mình những chiến lƣợc kinh doanh rõ ràng đối với doanh nghiệp dệt may và chiến lƣợc này phải đƣợc phổ biến đến tất cả các nhân viên của ngân hàng. Doanh nghiệp dệt may là một nhóm đối tƣợng khách hàng lớn, phong phú đa dạng về đặc điểm, tính chất. Vì vậy, để khai thác tiềm năng to lớn và phục vụ tốt nhất đƣợc nhóm khách hàng này đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại không ngừng sáng tạo, mở rộng các hình thức tín dụng mới phù hợp với sự phát triển ngày càng trở nên đa dạng của doanh nghiệp dệt may. Đồng thời, với việc đƣa ra các sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng, các ngân hàng phải có cơ chế kiểm soát rủi ro tƣơng ứng với các sản phẩm dịch vụ.
Bên cạnh đó, một trong những khâu quan trọng nhất của hoạt động cho vay là định giá các khoản vay. Lãi suất đặt ra ở mức thích hợp và thu hút nhằm tạo điều kiện mà không khiến cho các khách hàng thuộc doanh nghiệp dệt may phải tìm đến một tổ chức tín dụng khác hay phải nhờ đến thị trƣờng tự do. Đã đến lúc, các khách hàng không phải tìm đến ngân hàng để “xin vay vốn” mà có quyền lựa chọn ngân hàng nào theo họ là tốt nhất để vay và sự canh tranh giữa các ngân hàng sẽ ngày càng gay gắt hơn. Một trong những yếu tố quan tâm nhất của khách hàng là lãi suất vay vì đó chính là chi phí đầu vào của mỗi doanh nghiệp. Trƣớc đây, các ngân hàng thƣơng mại thƣờng định giá các khoản vay theo hƣớng phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nƣớc với doanh nghiệp cổ phần, tƣ nhân, tức là thƣờng cho vay các doanh nghiệp nhà nƣớc với lãi suất thấp hơn doanh nghiệp tƣ nhân. Vì vậy, các ngân hàng thƣơng mại nên cố gắng duy trì lãi suất cho vay đối với khách hàng nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng một mức giá hợp lý và phù hợp với thị trƣờng. Chính vì vậy, việc định giá chính xác để tìm ra lãi suất hợp lý cho ngân hàng là vấn đề cấp thiết hiện nay.
- Để nâng cao hiệu quả đầu tƣ vốn tín dụng cho các doanh nghiệp dệt may, thời gian tới, ngân hàng nhà nƣớc đang chỉ đạo các ngân hàng cân đối và ƣu tiên nguồn vốn cho vay đối với nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu và doanh nghiệp, điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng, linh hoạt để hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng và tạo điều kiện cho ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nƣớc sẽ theo dõi và xử lý kịp thời những vƣớng mắc, kiến nghị về cơ chế tín dụng nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đƣợc tiếp cận nhiều hơn và với mức lãi hợp lý hơn từ vốn vay ngân hàng.
- Song song với hoạt động tín dụng truyền thống, các tổ chức tín dụng mở rộng các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp dệt may. Các ngân hàng xây dựng chỉ tiêu huy động vốn, tăng trƣởng tín dụng và các giải pháp ƣu tiên trong quan hệ tín dụng đối với doanh nghiệp dệt may; rà soát và cải cách thủ tục cho vay theo hƣớng đơn giản hóa, phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp dệt may, đảm bảo đúng quy định của pháp luật; thiết lập hệ thống thu thập, xử lý, lƣu trữ thông tin đánh giá và phân loại các khách hàng để có chính sách cho vay
107
phù hợp. Mạnh dạn cho vay tín chấp đối với các doanh nghiệp dệt may là khách hàng vay truyền thống và có phƣơng án, dự án kinh doanh khả thi, có hiệu quả...
- Hiện nay, ngân hàng nhà nƣớc đang phối hợp với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) xây dựng chính sách hỗ trợ đối với hoạt động cho thuê tài chính (công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn Thƣơng Tín đã nhận đƣợc khoản vay của ADB với số tiền 10 triệu USD cho mục tiêu này). Đồng thời, ngân hàng nhà nƣớc đang tiếp tục phối hợp với các tổ chức tài chính quốc tế xây dựng chính sách hỗ trợ các ngân hàng triển khai hoạt động cho thuê tài chính và bao thanh toán cho các khách hàng.
- Bên cạnh các giải pháp trên, việc nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng thƣơng mại là một trong những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao tỷ trọng tín dụng cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng. Do vậy, việc tạo lập, củng cố để hệ thống ngân hàng vững mạnh là một trong vấn đề mấu chốt giúp cho các khoản tín dụng đƣợc lành mạnh và hiệu quả. Theo đó, các biện pháp chủ yếu:
+ Bảo đảm để đa số các khoản vay đƣợc thực hiện trên cơ sở phân tích tài chính, chứ không phải từ các quyết định mang tính mệnh lệnh hành chính, kể cả các khoản vay cho đối tƣợng là các doanh nghiệp NN nhằm đảm bảo tính hợp lý và khả năng thanh toán của hệ thống tài chính trên cơ sở hƣớng tới lợi ích lâu dài của toàn bộ nền kinh tế.
+ Các ngân hàng mở rộng cho vay đến mọi đối tƣợng doanh nghiệp dệt may, đặc biệt chú trọng tới khu vực nông nghiệp và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn có điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn vay ngân hàng.
+ Ngân hàng phải có chính sách lãi suất linh hoạt, hợp lý, từ đó thu hút đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và các tổ chức kinh tế, trên cơ sở đó, có điều kiện mở rộng tín dụng và dành nguồn vốn ƣu tiên cho phát triển doanh nghiệp dệt may.
+ Các ngân hàng cần có chính sách đào tạo và đào tạo lại nhằm cập nhật và nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên ngân hàng, đặc biệt cần nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm khi thẩm định các dự án hoặc phƣơng án sản xuất kinh doanh của d oanh nghiệp dệt may, từ đó làm cơ sở để ngân hàng cho vay vốn có hiệu quả.
+ Các ngân hàng cần công khai hoá thông tin về việc tiếp cận nguồn tín dụng trên mọi phƣơng tiện truyền thông để doanh nghiệp dệt may có thể tiếp cận nhanh chóng và kịp thời nhất.