Xây dựng môi trường văn hóa, thân thiện, đảm bảo các điều kiện phát triển

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 99 - 103)

phát triển đội ngũ giáo viên của trường mầm non công lập

3.2.7.1.Ý nghĩa

Đoàn kết trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngược lại một tập thể không có sự đoàn kết thống nhất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và hiệu quả giáo dục của nhà trường.

Truyền thống của tập thể là những giá trị tinh thần của tập thể được kết tinh qua nhiều giai đoạn phát triển của tập thể. Nó phản ánh những giá trị đặc trưng của truyền thống dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp, đồng thời nó chứa đựng những nét riêng biệt về giá trị tinh thần của tập thể đó, tạo cho tập thể một phong cách riêng, một vẻ đẹp riêng và một sức mạnh riêng.

3.2.7.2. Nội dung

a. Xây dựng khối đoàn kết trong nhà trường

đấu để tạo nên một thế hệ học sinh tự tin, độc lập, giàu lòng nhân ái, có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

b. Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể

Mọi thành viên trong nhà trường biết đề phòng nguy cơ, có ý chí khắc phục khó khăn; biết tận dụng thời cơ, tranh thủ được thuận lợi để phát triển nhà trường; có ý thức vươn lên theo kịp và vượt các đơn vị tiên tiến; làm việc phải có năng suất, chất lượng, hiệu quả, trên tinh thần "Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm - Sáng tạo"; biết tự phê bình và phê bình, biết quý trọng và tiến cử người tài.

3.2.7.3. Tổ chức thực hiện

a. Xây dựng khối đoàn kết trong TTSP nhà trường

Đoàn kết, thống nhất các lực lượng cách mạng Việt Nam là tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sức mạnh của sự đoàn kết đã đưa dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù và giữ vững độc lập dân tộc. Trong bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, đoàn kết tập thể luôn tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự thành công của tổ chức.

Muốn có một TTSP đoàn kết, thống nhất, hiệu trưởng cần thực hiện những biện pháp sau:

Xây dựng sự đoàn kết trong cán bộ lãnh đạo:

Sự đoàn kết thống nhất trong Chi ủy, Chi bộ, Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Ban chấp hành Đoàn thanh niên là yếu tố đầu tiên quyết định sự đoàn kết trong TTSP nhà trường. Muốn có sự đoàn kết đó cần có sự phân công, phân nhiệm cụ thể, rõ ràng, phù hợp, mọi người thống nhất hướng về mục tiêu, có sự phối hợp, hỗ trợ và thiện cảm với nhau trong công tác cũng như đời sống thường ngày. Mỗi người đều cần phải chủ động, sáng tạo, nhiệt tình với công việc được giao và không ngừng hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh trong lĩnh vực quản lý. Mọi người hiểu nhau, tôn trọng tài năng và

tính cách cá nhân của nhau, thúc đẩy nhau tiến bộ, giữa họ cần có sự dung hợp, hài hòa về mặt tâm lý. Hiệu trưởng phải là linh hồn, là trung tâm của sự đoàn kết nhất trí đó.

Xây dựng các mối quan hệ nhân ái trong tập thể.

Trong tập thể, mỗi thành viên sống trong hệ thống quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, mỗi cá nhân cần có mục tiêu phù hợp với mục tiêu của mọi người, của tập thể. Sự kết hợp hài hòa giữa mục tiêu chung và mục tiêu riêng là bản chất của tập thể chân chính trong xã hội ta ngày nay.

Trong tập thể sư phạm thường có hai loại quan hệ phụ thuộc cơ bản. Đó là quan hệ giữa các cán bộ lãnh đạo với các thành viên và quan hệ giữa các thành viên với nhau. Muốn có mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và người bị lãnh đạo thì cán bộ lãnh đạo cần tin tưởng, tôn trọng, chân thành, khách quan, dân chủ, có trách nhiệm giúp đỡ và tạo cơ hội tốt nhất cho cấp dưới hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ là chỗ dựa vững chắc cho cấp dưới về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như cuộc sống riêng, đồng thời cấp dưới cần tự giác chấp hành sự phân công của cấp trên, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, sẵn sàng góp ý với cán bộ lãnh đạo trên tinh thần thiện chí và xây dựng.

Giữa các giáo viên trong tập thể cần có mối quan hệ bình đẳng, phối hợp. Với giáo viên trẻ, đó là sự dìu dắt thị phạm, khích lệ, chỉ ra viễn cảnh song vẫn có các yêu cầu chặt chẽ để họ có một nền tảng về nghiệp vụ sư phạm dần dần đi tới sự tinh thông; với giáo viên đã có thâm niên sư phạm thì sự quản lý là tiếp sức cho họ đi tới các sự canh tân, sáng tạo tinh tế. Mọi giáo viên cùng nhau hợp tác, tương thân, tương ái, khoan dung, độ lượng với nhau sẽ tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, thắm đượm tình cảm đồng nghiệp, anh em, bạn bè, . . .Tổ chức Công đoàn nhà trường có nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng tập thể sư phạm thành tổ ấm gia đình thứ hai, nơi mọi người có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công hoặc thất bại với nhau .

có nhiều đóng góp cho sự hoạt động của nhà trường và Ngành GĐ&ĐT.

Chủ động giải quyết các mâu thuẫn, xung đột trong tập thể sư phạm:

Trong quá trình sống và hoạt động cùng nhau, TTSP khó tránh khỏi những bất đồng, mâu thuẫn. Khi trong TTSP có biểu hiện của sự mâu thuẫn, hiệu trưởng cần chủ động xử lý kịp thời, khi xử lý giải quyết mâu thuẫn hiệu trưởng cần tìm hiểu và phân loại mâu thuẫn, tìm ra nguyên nhân gây ra các mâu thuẫn đó. Thường là mỗi mâu thuẫn đều có nguyên nhân riêng của nó nhưng có thể do mấy nguyên nhân cơ bản sau:

- Phong cách quản lý quan liêu, mệnh lệnh, tham quyền cố vị, ích kỷ, đánh giá giáo viên không công bằng, kỷ luật và khen thưởng thiếu khách quan, thậm chí tham ô, lãng phí tài sản của tập thể.

- Sự liên kết rời rạc trong tập thể dẫn đến tinh thần tập thể yếu, mục tiêu của cá nhân và tập thể không thống nhất, các cá nhân không chấp nhận nhau, không tôn trọng và phục tùng nhau.

- Tính đa dạng, phức tạp của các thành viên về nhu cầu, lợi ích, tính cách, năng lực, hoàn cảnh gia đình, giới tính.

- Một số giáo viên thiếu tình thương và trách nhiệm, thậm chí vi phạm các chuẩn mực đạo đức.

Sau khi tìm đúng nguyên nhân, hiệu trưởng tích cực chủ động giải quyết kịp thời, triệt để, tránh tình trạng "cái sảy nảy cái ung". Tùy mức độ và phạm vi mâu thuẫn, hiệu trưởng phối hợp với các cá nhân và tổ chức để giải quyết. Mục đích của giải quyết mâu thuẫn là giúp cho đương sự hiểu rõ, nhận ra cái đúng, cái sai và có định hướng sửa chữa. Kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn là các bên đương sự có thể bắt tay thiện chí và bình thường hóa quan hệ.

b. Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể

Trong TTSP trường mầm non, ngoài việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc, địa phương, hiệu trưởng cần quan tâm xây dựng và phát huy:

- Truyền thống dạy tốt, học tốt.

Để xây dựng và phát huy các truyền thống đó, nhà trường cần:

- Tổ chức các hoạt động giao lưu, phát động các phong trào thi đua trong trường, hưởng ứng các phong trào thi đua do ngành phát động như: “dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm"; "Giỏi việc trường, đảm việc nhà"; "Gia đình nhà giáo văn hóa",. . .

- Xây dựng nhà truyền thống phản ánh sinh động quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của nhà trường, sử dụng nó như là một phương tiện giáo dục, nâng cao lòng tự hào với nhà trường cho giáo viên.

Các biện pháp trên sẽ tạo ra bầu không khí thuận lợi cho tập thể. Các nhà khoa học cho rằng, bầu không khí tâm lý thuận lợi có tác dụng kích thích tinh thần sáng tạo và tăng cường sức khỏe cho giáo viên. Bầu không khí tâm lý tập thể phụ thuộc rất nhiều vào phong cách quản lý của người hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải là người có tư tưởng chính trị vững vàng, có lòng nhân ái sư phạm, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, tâm huyết với mục tiêu phát triển của nhà trường, quan tâm giúp đỡ và tạo cơ hội cho mọi thành viên phát triển tối đa năng lực bản thân, sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn, biết chia sẻ vui buồn, động viên khuyến khích các thành viên. Tất cả những điều đó tạo nên quyền lực phi chính thức, tạo nên uy tín thực sự cho người hiệu trưởng. Mỗi thành viên trong nhà trường đều tâm đắc một điều là: trong sự trưởng thành của bản thân, có sự dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ của đồng nghiệp, có hơi ấm sẻ chia của tổ ấm công đoàn.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)