Chính sách đối với giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 43)

Đây là nội dung khá quan trọng trong hoạt động phát triển giáo viên. Đãi ngộ liên quan đến quyết định về lương, phúc lợi và thưởng. Là một bộ phận vô cùng quan trọng trong phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên, bởi lẽ nó quyết định động cơ, sự nhiệt tình và gắn bó của họ với công việc mà nếu không có các yếu tố đó thì nhà trường không thể đạt hiệu quả hoạt động dù cho đã lựa chọn đúng và phát triển được một đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ và năng lực cao.

Luật Giáo dục (2005) chỉ rõ: "Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo.

Nhà giáo được cử đi học nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ', "Nhà giáo được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ [22, tr.114, 115]. Luật cũng qui định rõ chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đã dành hẳn một chương về chính sách đối với giáo viên.

Chỉ thị 40, trong phần xây dựng và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD cũng đã chỉ rõ: "Rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định chính sách, chế độ và bổ nhiệm, sử dụng, đãi ngộ, kiểm tra, đánh giá đối với nhà giáo, cán bộ QLGD cũng như các điều kiện bảo đảm việc thực hiện các chính sách, chế độ đó, nhằm tạo động lực thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục. Có chế độ phụ cấp ưu đãi thích hợp cho nhà giáo, cán bộ QLGD. Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, nhất là ở bậc đại học, tạo cơ sở pháp lý để nhà giáo có quyền và trách nhiệm tham gia nghiên cứu khoa học" [2] .

Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với giáo viên theo các văn bản nhà nước đã ban hành vừa đảm bảo cho giáo viên được hưởng những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giáo dục họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trước tập thể nhà trường và toàn xã hội. Vì vậy, mỗi nhà trường cần xây dựng cơ chế chính sách theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân mỗi giáo viên và tăng cường hợp tác với bên ngoài.

1.4.7. Các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên

Để thực hiện tốt công tác phát triển ĐNGV, cần đảm bảo các điều kiện sau:

1.4.7.1. Đáp ứng nhu cầu chính đáng của giáo viên

- Nhu cầu cơ bản: nơi ăn. ở và các điều kiện sinh hoạt cho giáo viên. - Nhu cầu được an toàn.

- Nhu cầu được thừa nhận. - Nhu cầu được tôn trọng. - Nhu cầu tự thể hiện.

1.4.7.2. Xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường

lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sức mạnh của sự đoàn kết đã đưa dân tộc ta chiến thắng mọi kẻ thù và giữ vững độc lập dân tộc.

Trong bất kỳ tổ chức nào cũng vậy, đoàn kết tập thể luôn tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự thành công của tổ chức. Thực tế đã chứng minh rằng đoàn kết trong tập thể sư phạm có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngược lại một tập thể không có sự đoàn kết thống nhất sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và hiệu quả giáo dục của nhà trường.

1.4.7.3. Xây dựng và phát huy truyền thống tập thể

Truyền thống của tập thể là những giá trị tinh thần của tập thể được kết tinh qua nhiều giai đoạn phát triển. Nó phản ánh những giá trị đặc trưng của truyền thống dân tộc, của địa phương, của nghề nghiệp, đồng thời chứa đựng những nét riêng biệt về giá trị tinh thần của tập thể đó, tạo cho tập thể một phong cách riêng, một vẻ đẹp riêng và một sức mạnh riêng, tạo ra bầu không khí thuận lợi cho tập thể, môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh; đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi giáo viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường. Các nhà khoa học cho rằng, bầu không khí tâm lý thuận lợi có tác dụng kích thích tinh thần sáng tạo và tăng cường sức khỏe cho giáo viên.

Các điều kiện để đảm bảo

Sơ đồ 1.3: Mối quan hệ giữa các khâu của quá trình phát triển ĐNGV

Tóm lại, nội dung phát triển ĐNGV trường mầm non gồm 5 khâu của quá trình phát triển nguồn nhân lực ở cấp độ tổ chức, mỗi khâu là một mắt

Đánh giá Quy hoạch

Tuyển chọn Đào tạo, bồi dƣỡng

xích của quá trình, có quan hệ mật thiết với nhau, sự vận hành của quá trình được bảo đảm bới các điều kiện vật lực và tài lực.

Kết luận Chƣơng 1

Bằng việc hệ thống hóa một số vấn đề lý luận liên quan đến quản lý giáo dục, luận văn trình bày một số khái niệm cơ bản của hoạt động quản lý, khái quát mục tiêu, chủ trương đổi mới và phát triển GDMN trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của ĐNGV trường mầm non, đặc điểm nhân cách về nghề nghiệp và những yêu cầu về phát triển ĐNGV trường mầm non, luận văn rút ra một số điểm cơ bản sau:

Một là, phát triển ĐNGV các trường mầm non phải đảm bảo về số lượng, chất lượng và đồng bộ về cơ cấu để đảm trách nhiệm vụ của nhà trường trong tình hình mới.

Hai là, trường MN là loại hình trường mang tính đặc thù riêng, mục tiêu đào tạo của nhà trường là giúp trẻ em phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. Vì vậy, việc phát triển ĐNGV trường mầm non cần chú ý đến phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm.

Ba là, Các khái niệm và phương hướng, mục tiêu, nội dung, yêu cầu phát triển đội ngũ GVMN được trình bày ở Chương 1 là cơ sở để luận văn tiếp tục nghiên cứu Chương 2 và Chương 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƢỜNG MẦM NON CÔNG LẬP TỈNH HƢNG YÊN

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội và phát triển giáo dục tỉnh Hƣng Yên giáo dục tỉnh Hƣng Yên

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, không có rừng, núi và biển, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh).

Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh; Tây bắc giáp Thủ đô Hà Nội; Đông và Đông bắc giáp tỉnh Hải Dương; Tây giáp Hà Nội và Hà Nam, có sông Hồng làm giới hạn; phía Nam giáp tỉnh Thái Bình, với sông Luộc làm chỉ giới.

Hưng Yên nằm trong phạm vi toạ độ :

Từ 20036' đến 21000' vĩ độ Bắc; từ 105053' đến 106015' kinh độ Đông. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 926,03 km2, chiếm 6,02% diện tích đồng bằng bắc bộ. Gồm 10 huyện, thành phố (Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ) với 161 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh có hệ thống các tuyến đường giao thông đường bộ quan trọng như: Quốc lộ 5A, đường Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường 39A, đường 38 và đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, nối Hưng Yên với các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là với Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh; có hệ thống sông Hồng, sông Luộc, tạo thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho giao lưu văn hoá, hàng hoá và đi lại.

2.1.1.2 Lịch sử, văn hoá

và thi thư . Gần 10 thế kỷ khoa bảng dưới thời phong kiến Viê ̣t Nam (1075 - 1919), Hưng Yên có 228 vị đỗ đại khoa đó là chưa kể những nh ân vâ ̣t huyền thoại như Tống Trân - người thôn An Đỗ , huyê ̣n Phù Dung (nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân , huyê ̣n Phù Cừ ) được phong Lưỡng quốc Tra ̣ng nguyên , Trạng nguyên Nguyễn Kỳ , người xã Bình Dân , huyê ̣n Khoái Châu (triều Mạc); nhiều người đã trở thành những nhân vâ ̣t được sử sách ca ngợi , nhân dân truyền tu ̣ng như các nhà quân sự : Triê ̣u Quang Phu ̣c , Phạm Ngũ Lão , Nguyễn Thiê ̣n Thuâ ̣t , Hoàng Hoa Thám , Nguyễn Bình; danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ; nhà khoa ho ̣c: Nguyễn Công Tiễu, Phạm Huy Thông; nhà văn : Đoàn Thi ̣ Điểm , Chu Ma ̣nh Trinh , Nguyễn Công Hoan , Vũ Trọng Phụng; hoạ sĩ: Tô Ngo ̣c Vân , Dương Bích Liên ; các nhà hoạt động chính trị tài ba: Tô Hiê ̣u, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Linh, ...

Tỉnh Hưng Yên được thành lập vào năm 1831, là nơi sinh sống của người Việt từ xưa (từ thời Hùng Vương), đây là vùng đất tập trung nhiều di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng, trong đó có 132 di tích đã được Nhà nước xếp hạng. Thành phố Hưng Yên ngày nay là trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá của tỉnh với 60 di tích kiến trúc như: Phố Hiến, Đình Hiến, Văn Miếu, Đền Mây, Đền Mẫu, Chùa Chuông,... Nhân dân Hưng Yên với truyền thống hiếu học, có nền văn hiến lâu đời, nhân dân cần cù lao động, đã đóng góp nhiều công sức trong cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc. Với truyền thống cách mạng, cần cù sáng tạo ý thức tự lực tự cường, khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, những thành quả đã đạt được, cán bộ và nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, nhất trí thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đưa Hưng Yên hoà nhập với sự phát triển chung của cả nước.

2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Trong những qua nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển nhanh, khá toàn diện và vững chắc. Năm 2012, tổng sản phẩm (GDP) tăng 7,71%; sản

xuất nông nghiệp được mùa, giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản tăng 0,22%; sản xuất công nghiệp tăng 9,01%; dịch vụ tăng 11,5%, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ tăng 20,25%; chỉ số giá tiêu dùng chung tăng 6,35%; cơ cấu kinh tế NN0 - CN, XD - DV: 20,84% - 47,48% - 31,67%; kim ngạch xuất khẩu 1.095 triệu đô la Mỹ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 4.307 tỷ đồng, trong đó: Thu nội địa 3.550 tỷ đồng; thu thuế xuất, nhập khẩu 750 tỷ đồng; thu từ xổ số kiến thiết 7 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách khoảng 5.677,5 tỷ đồng, đạt 132,2% dự toán giao; trong đó, chi đầu tư phát triển 2.006 tỷ đồng (bao gồm cả phần chuyển nguồn đầu tư năm trước). Kết cấu hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư. Tổng vốn huy động cho đầu tư phát triển toàn xã hội 17.481 tỷ đồng, tăng 15,93% so năm 2011 [31].

2.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập [10, tr.13-25]

Theo Niên giám Thống kê năm 2012, dân số toàn tỉnh là 1.145.600 người, trong đó nữ là 579.800 người, chiếm 50,61% dân số. Mật độ dân số trung bình là 1.237 người/km2, cao gấp 1,3 lần mật độ trung bình của đồng bằng sông Hồng. Tỷ lệ phát triển dân số 0,98%.

Dân số của tỉnh Hưng Yên phân bố tương đối đồng đều ở các huyện trong tỉnh. Thành phố Hưng Yên có mật độ dân số cao nhất trong toàn tỉnh.

Lao động trong độ tuổi hiện có 705.100 người. Số lao động chưa có việc làm còn nhiều, tỷ lệ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật qua đào tạo thấp. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ đạt 97,9%.

Thu nhập GDP bình quân đầu người 28 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,2%; dạy nghề cho 47.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46%, tạo thêm việc làm mới 1,8 vạn lao động. Lao động nông nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu (60,1%), lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 20,9% và dịch vụ chiếm 19 % lao động trong tỉnh. Số lao động trong độ tuổi có khả năng lao động nhưng chưa có việc làm còn khá nhiều. Đây sẽ là nguồn bổ sung nhân lực quan trọng để giải quyết việc làm trong

tương lai nếu có chính sách đào tạo tốt

2.1.2.1. Tình hình phát triển xã hội [31]

Giáo dục và đào tạo được quan tâm, duy trì tốt chất lượng dạy và học. Quản lý nhà nước về y tế có tiến bộ, cơ sở vật chất tại các bệnh viện và trung tâm y tế được tập trung đầu tư xây dựng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao được thực hiện sâu rộng. Chăm lo thực hiện tốt chế độ chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với nước và đối tượng bảo trợ xã hội. Quốc phòng - an ninh được giữ vững. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh. Công tác thanh tra, kiểm tra được tăng cường. Tỷ lệ phát triển dân số 0,98%; tỷ lệ hộ nghèo còn 7,2%; dạy nghề cho 47.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 46%, tạo thêm việc làm mới 1,8 vạn lao động; 20% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 81% làng, khu phố văn hoá.

2.1.3. Tình hình phát triển giáo dục

Hưng Yên là tỉnh có truyền thống giáo dục, là quê hương của Lưỡng quốc Trạng nguyên Tống Trân - nổi danh về học rộng tài cao, nhân nghĩa vẹn toàn. Trong suốt bề dày lịch sử, Hưng Yên luôn phát huy được truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của cha ông. Đồng thời, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; và sự nhiệt tình ủng hộ của các cấp, các ngành; ngành Giáo dục - Đào tạo đã đạt được những thành tựu quan trọng như: được công nhận đạt chuẩn và duy trì công tác phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi từ năm 2001, phổ cập Trung học cơ sở; 100% trẻ 5 tuổi được huy động vào mẫu giáo, 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6; trên 56% học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng và là tỉnh nằm trong tốp 5 tỉnh có số lượng học sinh thi đỗ đại học cao đẳng trên toàn quốc. Tổ chức thực hiện tốt Chương trình kiên cố hóa trường lớp của Chính phủ gắn với cụ thể hóa từng tiêu chí ở các bậc học và nhà trường, góp phần thúc đẩy tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia; đến nay, toàn tỉnh có 227

trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: 44/175 trường Mầm non đạt 25%; 110/169 trường Tiểu học đạt 65%; 63/169 trường THCS đạt 37% và 10/28 trường THPT đạt 27% [27].

2.1.3.1. Quy mô trường, lớp, học sinh

Trong những năm qua toàn ngành giữ vững quy mô giáo dục. Công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho học sinh đã được các trường học triển khai tích cực, có hiệu quả. Số lượng học sinh được duy trì và phát triển. Đã có 75.084 cháu trong độ tuổi mầm non đến nhóm, lớp. Học sinh tiểu học có 80.348 em. Học sinh trung học cơ sở có: 62.750 em. Học sinh THPT công lập và dân lập có: 37.975 em. Số học sinh được tuyển vào học lớp 10 THPT

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)