Đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)

1.2.4.1 Khái niệm về đội ngũ

Đội ngũ là tổ chức gồm nhiều người tập hợp lại thành một lực lượng hay là tập hợp số đông người cùng chức năng, nghề nghiệp như đội ngũ nhà văn, đội ngũ nhà giáo.

1.2.4.2 Đội ngũ giáo viên

Đội ngũ giáo viên được hiểu là bộ máy nhân sự gồm những nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 [22, tr. 72]:

- Điều 70 ghi: Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, các cơ sở giáo dục khác. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở GDMN, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên, ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên.

- Điều 72. Quy định nhiệm vụ của nhà giáo (giáo viên):

Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường; giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học; không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học; các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

- Điều 73. Quy định về quyền của nhà giáo:

trình độ, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện đảm bảo thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác; được bảo vệ nhân phẩm, danh dự; được nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật Lao động.

- Điều 75. Quy định các hành vi nhà giáo không được làm:

Không được xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học; không được gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của người học; xuyên tạc nội dung giáo dục; ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

1.2.4.3. Đội ngũ giáo viên mầm non

Đội ngũ GVMN là những nhà giáo làm nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong trường, gồm: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên nhóm, lớp [22, tr.33]. Đội ngũ GVMN cũng có nhiệm vụ và quyền hạn như nhà giáo được quy định trong Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009.

1.2.4.4. Vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên mầm non

Đội ngũ GVMN có chung mục đích là phấn đấu thực hiện mục tiêu GDMN: “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một” [22].

Vai trò của đội ngũ GDMN trong chiến lược nguồn lực con người: GDMN có vai trò khá đặc biệt trong chiến lược xây dựng nguồn lực con người. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự phát triển đặc biệt về mọi mặt của trẻ trong lứa tuổi mầm non, các nhà GDMN coi đó là thời kỳ “vàng” của cuộc đời mỗi người.

Liên hiệp quốc đã khẳng định: “Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai”. Thông điệp này đã nhắc nhở chúng ta một cách trực tiếp và liên tục là đầu tư cho sự phát triển của trẻ em hôm nay tức là chúng ta đang đầu tư cho

20 năm sau. Cùng với quan điểm trên, Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.

Tại hội nghị thế giới về “Giáo dục cho mọi người”, tại Jomtien, Thái Lan từ tháng 3/1990 đã thống nhất cách nhìn, là giáo dục cơ bản được bao trùm việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản trong những năm đầu tiên của cuộc đời. Định nghĩa này đã mở rộng và thể hiện sâu sắc nhận thức: Sự phát triển của trẻ mầm non tạo nền tảng cho việc học tập tiểu học và đóng góp xã hội trong cuộc sống sau này. Hội nghị nhấn mạnh rằng việc học tập phải bắt đầu từ khi mới sinh. Trong chương trình hành động còn tuyên bố những điều kiện tiên quyết cho chất lượng giáo dục, sự công bằng trong giáo dục, tính hiệu quả trong giáo dục chính là những năm tháng trẻ thơ.

Rõ ràng tiền đồ phát triển của đất nước sẽ do sức mạnh của con ngƣời quyết định. GD&ĐT là công cụ quan trọng để tạo ra sức mạnh đó. Trong bài viết của mình Robert.G.Myer đã nhấn mạnh “Tại sao phải đầu tư vào chương trình chăm sóc và phát triển trẻ thơ từ những năm nhỏ tuổi, coi đây là một phần của chiến lược cơ bản. Bởi vì cũng như trước khi xây dựng tòa nhà, ta cần xây cho nó một cái nền tảng bằng đá vững chắc để có toàn bộ công trình kiến trúc đó. Trước khi một em bé vào trường tiểu học cũng cần cho nó một nền tảng tương tự. Chính gia đình, cộng đồng và những giá trị văn hóa cộng đồng là những nhân tố tạo nên nền tảng đó. Do đó từ lúc lọt lòng đến lúc lên 6 tuổi, trẻ em cần được đầu tư hỗ trợ phát triển thể chất, tinh thần và hiểu biết xã hội. Việc giáo dục trẻ em trong những năm học ở nhà trường có thành công hay không một phần lớn là tùy thuộc những tảng đá làm nền tạo được trong những năm phát triển trẻ thơ sau này; tạo được những tảng đá làm nền cho sự nghiệp giáo dục cho tất cả mọi người”.

Theo nghiên cứu của Gorden thì “Trẻ em dưới 5 tuổi học nhanh nhất”. Ông cảnh báo rằng có nhiều quốc gia trên thế giới chưa đặt trọng điểm GDMN vào trong giai đoạn này, trong khi đó khoa học thì tiến mỗi ngày hàng vạn dặm.

Trên quan điểm đầu tư, các nhà nghiên cứu theo chiều dọc trên 25 năm qua tại các trường mầm non ở Mỹ đem lại kết quả: Mỗi 1 USD đầu tư sẽ hoàn vốn được 7,16 USD. Giáo dục sớm còn là con đường có hiệu quả nhất để giảm số lượng những người lớn không có kỹ năng nghề nghiệp trong tương lai, vì số trẻ em được chăm sóc tốt ngày nay sẽ có tỷ lệ tốt nghiệp phổ thông và đi vào các trường cao đẳng, đại học cao hơn.

Sự khẳng định vai trò quan trọng của đội ngũ GVMN ở trên là đúng đắn, bởi vì trong trường mầm non, đội ngũ GVMN là những người trực tiếp tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, là người mẹ thứ hai, là người bạn cùng học cùng chơi và là một trong những người thầy đầu tiên của mỗi con người. Không có bậc học nào mà giữa người dạy và ngƣời học lại có mối quan hệ gắn bó mật thiết như bậc học mầm non, sự khôn lớn, khỏe mạnh, chăm ngoan của mỗi đứa trẻ đều gắn bó với trách nhiệm, tình cảm, sự chăm sóc ân cần, chu đáo, tận tụy của người giáo viên. Đó cũng chính là niềm hạnh phúc trong nghề nghiệp của họ.

- Nhiệm vụ của giáo viên mầm non được ghi:

Thực hiện chương trình kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ em theo lứa tuổi, thực hiện đúng quy chế chuyên môn và nội quy của nhà trường; Bảo vệ an toàn tuyệt đối tính mạng của trẻ em; Gương mẫu, thương yêu, tôn trọng và đối sử công bằng với trẻ.

Chủ động phối hợp với gia đình trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và tuyên truyền phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc cha mẹ; Rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ.

Thực hiện các quyết định khác của pháp luật [5, Điều 30 tr. 11].

1.2.5. Phát triển, phát triển đội ngũ, phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non

1.2.5.1. Phát triển

lên, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo - Bài giảng kinh tế học giáo dục: “Phát triển là tăng cả về chất lượng và số lượng làm cho hệ giá trị được cải tiến, được hoàn thiện” [3]

1.2.5.2. Phát triển đội ngũ

Phát triển đội ngũ trong một tổ chức chính là phát triển nguồn nhân lực, hay gọi là nguồn lực con người của tổ chức đó. Nguồn nhân lực được xem xét trên cơ sở tổng thể các chỉ số phát triển con người mà con người có được nhờ sự trợ giúp của xã hội và sự nỗ lực của bản thân, là tổng thể sức mạnh thể lực, trí lực, kinh nghiệm sống, nhân cách, đạo đức, lý tưởng, chất lượng văn hóa, năng lực chuyên môn và tính năng động trong công việc mà bản thân con người và xã hội có thể huy động vào cuộc sống lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội.

Phát triển đội ngũ là quá trình vận động đi lên để đảm bảo cho đội ngũ đó có đủ về mặt số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo, có được phẩm chất và năng lực đảm đương tốt sứ mạng của cả tổ chức và các nhiệm vụ mà xã hội giao cho từng cá nhân và cả tổ chức.

1.2.5.3. Phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non

Trong giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài, phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non là: Làm thế nào các cơ sở GDMN có đội ngũ giáo viên đạt được những yêu cầu chủ yếu:

- Đủ về số lượng theo quy định trong Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non và Thông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT - BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 liên tịch Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GDMN công lập”.

- Đồng bộ về cơ cấu: tuổi đời và thâm niên công tác, giới, chuyên ngành đào tạo.

mầm non và khuyến khích đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo.

- Có phẩm chất và năng lực đáp ứng được các yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở GDMN.

Đội ngũ giáo viên trường mầm non là lực lượng trực tiếp quản lý mọi hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, chịu trách nhiệm trước nhà trường về chất lượng, hiệu quả công tác GDMN. Tiêu chí chủ yếu để đánh giá ĐNGV trường mầm non chính là chất lượng trẻ (thể lực, kiến thức, kỹ năng theo độ tuổi). Đội ngũ mạnh hay yếu, có đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hay không phụ thuộc rất nhiều vào quy mô số lượng đội ngũ; trình độ, phẩm chất và năng lực của mỗi thành viên. Phát triển ĐNGV trường mầm non, tạo tiền đề quan trọng, cần thiết cho việc nâng cao chất lượng và hiệu quả GDMN trong giai đoạn hiện nay.

1.3. Các yêu cầu phát triển GDMN trong giai đoạn hiện nay

1.3.1. Định hướng phát triển giáo dục mầm non

1.3.1.1. Quan điểm chỉ đạo

Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ GD&ĐT về phát triển GDMN được thể hiện trong nhiều văn bản chỉ đạo.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Chăm lo phát triển GDMN, mở rộng hệ thống nhà trẻ, trên mọi địa bàn dân cư”.

- Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển GDMN: “Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư phát triển GDMN, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp GDMN, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường, lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư; ưu tiên đầu tư phát triển GDMN ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các xã vùng núi cao, hải đảo; tăng cường phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em trước 6 tuổi, tạo điều kiện để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách”.

- Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015”, nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “GDMN là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm lo phát triển GDMN là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước”.

- Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 9 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010- 2015, nêu rõ quan điểm chỉ đạo:

Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển GDMN, tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên, ưu tiên đầu tư các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới theo hướng xây dựng các trường công lập kiên cố, đạt chuẩn.

Phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong GDMN nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả nước.

Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp MN là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hoá với trách nhiệm lớn hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển GDMN.

- Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam (lần thứ 14) đã chỉ rõ: Thực hiện phổ cập giáo dục một năm cho trẻ 5 tuổi chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp một. Đến năm 2020 có 99% trẻ 5 tuổi được học một năm mẫu giáo chuẩn bị vào lớp 1.

Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được chuyển biến cơ bản, giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất, tình cảm trí tuệ và thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Đến năm 2020 có 90% số trẻ 5 tuổi đạt chuẩn phát triển; tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở

GDMN giảm ở mức dưới 10%.

Hoàn thành việc thí điểm chương trình GDMN mới vào năm 2008 để chính thức triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 2010. Thực hiện chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho lớp mẫu giáo 5 tuổi vùng núi, vùng dân tộc.

Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên.

1.3.1.2. Mục tiêu giáo dục mầm non

- Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một [28]

- Phát triển GDMN nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; củng cố mở rộng mạng lưới cơ sở GDMN, đặc biệt chú trọng đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; đa dạng hóa các phương thức, bảo đảm chế độ, chính sách cho giáo viên MN theo quy định. Phấn đấu đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ bằng những hình thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 26)