Thực trạng giáo dục mầm non tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 53)

2.2.1.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp, loại hình trường

Trong nhiều năm qua, tỉnh Hưng Yên đã triển khai thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường lớp, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường huy động trẻ đến lớp, đáp ửng yêu cầu của bậc phụ huynh. Tính đến năm học 2012- 2013 Hưng Yên hiện có 175 trường MN, trong đó 174

trường MN công lập, 01 trường MN tư thục.

Do đặc thù của từng địa phương, một số trường, nhóm lớp MN phân tán ở nhiều điểm lẻ, nhất là khu vực nông thôn có từ 5 đến 7 điểm trường. Số trẻ trong độ tuổi MN được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong các cơ sở giáo dục MN ngày một tăng. Tính đến tháng 5/2013 tỉ lệ trẻ ra nhà trẻ đạt 44%, trẻ ra lớp mẫu giáo đạt 96%, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100% tổng số trẻ trong độ tuổi. Trẻ khuyết tật được giáo dục hoà nhập tại các cơ sở GDMN đạt tỉ lệ 28,6% ở nhà trẻ và 42,4% ở mẫu giáo [27].

2.2.1.2. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục

Trẻ MN được chăm sóc giáo dục theo chương trình quy định của Bộ GD&ĐT, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN từng bước được nâng cao. Tỉ lệ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo nuôi ăn bán trú tại trường MN đạt 88,6%. Các cơ sở GDMN có tổ chức nuôi dưỡng trẻ đã thực hiện nghiêm túc việc ký hợp đồng sử dụng thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trong nhiều năm qua các cơ sở giáo dục MN không để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Hàng năm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm từ 0,5 đến 1,0% so với năm học trước. Hiện nay tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các trường MN còn 5,1% với độ tuổi nhà trẻ và 3,5% với độ tuổi mẫu giáo. Trẻ được chăm sóc và giáo dục trong trường MN phát triển khá tốt: Trẻ khoẻ, nhanh nhẹn, hồn nhiên, hào hứng tham gia các hoạt động giao lưu, có nhận thức sơ đẳng về thế giới xung quanh; có thói quen đạo đức, hành vi văn minh, vệ sinh và tự phục vụ; thông minh ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá. Vì vậy, GDMN Hưng Yên đã thu hút ngày càng đông trẻ MN đến trường, đặc biệt trẻ mẫu giáo 5 tuổi nhiều năm đạt trên 100% trẻ trong độ tuổi. Kết quả đánh giá sự phát triển trẻ MN (theo 5 lĩnh vực phát triển: thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm- xã hội, thẩm mỹ) trong năm học 2012-2013 cho thấy: Trong 19.550 trẻ 5 tuổi được đánh giá, kết quả đạt 98,4% theo mong đợi ở độ tuổi (19.237/19.550 trẻ).

Thực tế khẳng định rằng hầu hết trẻ 5 tuổi đã qua trường lớp MN chuẩn bị vào lớp 1 tốt, trẻ tự tin, dễ thích nghi với môi trường lớp học mới ở trưởng tiểu học; trẻ tham gia vào các hoạt động, các mối quan hệ dễ dàng hơn. Tuy vậy, tỉ lệ trẻ được nuôi dưỡng ở một số trường nông thôn còn thấp do chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất, một số nơi mức đóng góp ăn cho trẻ/ ngày chưa cao (6.000đ/ngày/1 trẻ). Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở một số trường MN nông thôn còn từ 8,5 - 9,1%. Một số nhóm, lớp MN tư thục chất lượng còn hạn chế, do điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng cũng thiếu, trình độ, năng lực giáo viên cũng hạn chế nên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ [27].

2.2.1.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên công lập

Đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên MN nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trách nhiệm cao trong công tác được giao. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường MN là 4.096 người, trong đó: trong biên chế : 618 (15,1%) , ngoài biên chế: 3.478 người (84,9%)

Cán bộ quản lý: Trình độ chuyên môn đạt chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn đạt 91,3%.

Giáo viên MN: Tỉ lệ giáo viên đứng lớp đạt chuẩn 98,2% , trong đó có 50,7% trên chuẩn [27].

Trong những năm gần đây, chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL, giáo viên ngoài biên chế được tỉnh quan tâm, cải thiện từng bước. Hiện nay, tỉnh hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên ngoài biên chế theo trình độ đào tạo. Hầu hết đội ngũ này đã được tham gia đóng BHXH, BHYT. Tuy vậy, đời sống của đội ngũ này còn rất khó khăn so với mặt bằng thu nhập chung, chưa tương xứng với trình trình độ đào tạo và công sức lao động.

2.2.1.4. Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất các trường MN từng bước được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp, càng thuận lợi hơn khi UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo điều tiết từ nguồn trái phiếu Chính phủ trong 4 năm 2008 - 2012 ưu tiên cho GDMN, đã

xoá 214 phòng học cấp IV. Toàn tỉnh có 44 trường MN đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 25,2%.

Đối chiếu với quy định tại điều lệ trường MN, các trường còn 84 phòng học tạm; thiếu 109 phòng học phải học nhờ tại nhà văn hoá thôn và lớp tiểu học. Hiện còn 578 phòng học cấp IV [27]. Tình trạng thiếu phương tiện, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở một số trường còn khá phổ biến. Thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi hầu hết do cô giáo tự làm hoặc do cha mẹ trẻ đóng góp nên độ bền và thảm mỹ còn hạn chế, mặt khác các trường còn thiếu đồ dụng trang thiết bị mang tính hiện đại.

2.2.1.5. Công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ năm tuổi

- Thực hiện Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2011 của UBND tỉnh Hưng Yên “Kế hoạch phổ cập trẻ mẫu giáo năm tuổi tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015”. Năm 2012 có 155/161 xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi đạt tỷ lệ 96,2%; có 10/10 huyện, thành phố được kiểm tra, công nhận đạt tiêu chuẩn phổ cập GDMN trẻ năm tuổi. Qua 2 đợt kiểm tra của Bộ GD&ĐT về công tác Phổ cập tỉnh Hưng Yên (đợt 1: kiểm tra kỹ thuật trong 2 ngày 26 - 27/9/2012 và đợt 2 từ 17- 18/01/2013) đối với 100% huyện, thành phố trong tỉnh, Đoàn kiểm tra của Bộ đã ghi nhận những cố gắng, quyết tâm của các cấp uỷ, chính quyền và nhân dân Hưng Yên, tuy nhiên Bộ GD&ĐT kiến nghị Hưng Yên cần thực hiện chế độ cho GVMN theo các văn bản hiện hành quy định (tuyển dụng viên chức GVMN).

2.2.2. Thực trạng ĐNGV các trƣờng mầm non công lập tỉnh Hƣng Yên

2.2.2.1. Số lượng giáo viên các trường mầm non công lập

Theo số liệu thống kê, đến năm học 2012 - 2013 tỉnh Hưng Yên có 4.122 GVMN công lập, trong đó: 1.420 giáo viên nhà trẻ và 2.702 giáo viên mẫu giáo.

Tại Thông tư Liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV Thông tư liên tịch Bộ GD&ĐT - Bộ Nội Vụ quy định: “Nhóm trẻ bố trí 2 giáo viên/1 nhóm;

lớp mẫu giáo tổ chức ăn bán trú bố trí 2GV/lớp; lớp mẫu giáo không tổ chức ăn bán trú bố trí 01GV/lớp. Như vậy số giáo viên cần cho các nhóm lớp là:

(785 nhóm trẻ) x (2 GV/nhóm) = 1.570 GV (1) (1.492 lớp MG ăn bán trú) x (2GV/lớp) = 2.984 GV(2) ( 292 lớp MG không ăn bán trú) x (1GV/lớp) = 292 GV (3)

Cộng (1), (2) và (3) = 4.846 giáo viên.

Tình hình về số lượng GV các trường mầm non công lập của các huyện, thành phố thuộc tỉnh Hưng Yên được thể hiện tại bảng 2.4.

Bảng 2.4. Tình hình về số lượng giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh Hưng Yên năm học 2012 – 2013

T T

Huyện, thành phố

Nhu cầu giáo viên mầm non cần có

Tổng số giáo viên mầm non hiện có Tổng số nhóm trẻ Lớp mẫu giáo Số GV MN cần GV nhà trẻ GV mẫu giáo Tổng số GV hiện có Số GV MN còn thiếu Tổ chức ăn bán trú Không tổ chức ăn bán trú 1 Văn Lâm 115 165 16 576 196 234 430 146 2 Mỹ Hào 64 148 30 454 109 244 353 101 3 Yên Mỹ 75 183 51 567 132 307 439 128 4 Văn Giang 68 159 3 457 116 230 346 111 5 Khoái Châu 94 171 75 605 150 384 534 71 6 Kim Động 74 168 9 493 149 340 489 4 7 Ân Thi 70 112 77 441 138 272 410 31 8 Tiên Lữ 96 154 0 500 181 293 474 26 9 Phù Cừ 78 101 26 384 150 222 372 12 10 TP Hưng Yên 51 131 5 369 99 176 275 94 Tổng cộng 785 1.492 292 4846 1420 2702 4.122 724

Như vậy số lượng GVMN toàn tỉnh hiện còn thiếu là 724, trong đó các huyện vùng khó khăn thuần nông cây lúa như Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ mạng lưới trường lớp và số giáo viên tương đối ổn định; ở khu vực khu công nghiệp Phố Nối như huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang và khu vực thành phố Hưng Yên có số lượng công nhân công ty và cán bộ công chức đến làm việc và công tác nên số trẻ đến trường tăng nhanh dẫn đến tình trạng thiếu nhiều giáo viên, vì vậy đội ngũ này cần được bổ sung đầy đủ mới có thể đáp ứng yêu cầu phát triển GDMN của tỉnh.

2.2.2.2. Chất lượng đội ngũ GV các trường MN công lập tỉnh Hưng Yên a) Trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ

Bảng 2.5. Trình độ chuyên môn của giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh Hưng Yên năm học 2012 - 2013

STT Huyện (TP)

Tổng số giáo viên MN

hiện có

Trình độ chuyên môn

Đại học Cao đẳng Trung cấp Dưới chuẩn 1 Văn Lâm 430 82 103 206 39 2 Mỹ Hào 353 102 54 155 42 3 Yên Mỹ 439 117 180 116 26 4 Văn Giang 346 43 81 176 46 5 Khoái Châu 534 121 128 267 18 6 Kim Động 489 118 108 263 0 7 Ân Thi 410 70 132 201 7 8 Tiên Lữ 474 87 99 286 2 9 Phù Cừ 372 77 94 201 0 10 TP Hưng Yên 275 43 83 131 18 Tổng cộng 4.122 860 1.062 2.002 198 Tỷ lệ ( %) 20,9 25,7 48,6 4,8

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo Hưng Yên [27])

Từ bảng 2.5 cho thấy, tổng số GV trường MN công lập tỉnh Hưng Yên có trình độ đào tạo sư phạm MN: trên chuẩn (cao đẳng, đại học) là 1.922 giáo

viên, đạt 46,6% (đại học 860 người, đạt tỷ lệ 20,9%; Cao đẳng 1.062 người, đạt tỷ lệ 25,7%); trình độ đạt chuẩn (trung cấp sư phạm) 2.002 người, đạt tỉ lệ 48,6%, còn lại 198 người chiếm 4,8% trình độ dưới chuẩn.

Ta thấy những huyện khu vực công nghiệp còn nhiều giáo viên trình độ đào tạo dưới chuẩn, nguyên nhân do thiếu nhiều giáo viên nên phải hợp đồng với những người chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo và phân công phụ lớp, hiện những giáo viên này chủ yếu đang theo học trung học sư phạm mầm non tại trường Cao đẳng sư phạm Hưng Yên và Trung tâm giáo dục thường xuyên Phố Nối; còn lại các huyện khu phía nam như Phù Cừ, Tiên Lữ, Ân Thi, Kim Động giáo viên ổn định nên hầu như không còn tình trạng giáo viên dưới chuẩn. Để đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới ngành Giáo dục cần tạo mọi điều kiện và có cơ chế động viên giáo viên tham gia đào tạo đạt trình độ trên chuẩn. Cao đẳng: 1062; chiếm 25,7% Đại học: 860; chiếm 20,9% Dưới chuẩn: 198; chiếm 4,8% Trung cấp: 2002; chiếm 48,6% Đại học Cao đẳng Trung cấp Dưới chuẩn

Biểu đồ 2.1: Trình độ chuyên môn của giáo viên các trƣờng mầm non công lập tỉnh Hƣng Yên

b) Tình hình chất lượng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm GVMN công lập

Từ bảng 2.6 cho thấy, tất cả GVMN tỉnh Hưng Yên trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên (3.924 GV) đều được đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp GVMN, giáo viên đều rất cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, đã thể hiện được các phẩm chất cơ bản của một nhà giáo: Hiểu đúng về chủ trương đường lối, chính

sách của Đảng; chấp hành tốt luật pháp Nhà nước; có đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc; có nhu cầu học tập nâng cao trình độ; có sức khỏe. Đặc biệt tính trung thực, giản dị, nhân ái, yêu nghề mến trẻ gương mẫu trong tập thể sư phạm là những ưu điểm nổi bật của đội ngũ này.

Tuy nhiên số lượng GVMN xếp loại khá và xuất sắc mới đạt 45%, như vậy ta thấy việc nâng cao chất lượng tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, phát triển giáo viên mũi nhọn, những tấm gương điển hình còn hạn chế, còn tới 55% số giáo viên mới đạt mức hoàn thành nhiệm vụ được giao mà chưa thực sự linh hoạt sáng tạo, có thành tích cao trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Cần tăng cường khâu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và tư vấn nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

Bảng 2.6. Tình hình chất lượng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm giáo viên trường mầm non công lập năm học 2012 - 2013

TT Huyện (TP) Tổng số GVMN hiện có Số GVMN được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp

Kết quả xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp GVMN Xuất sắc Khá Trung bình Yếu 1 Văn Lâm 430 391 58 102 231 0 2 Mỹ Hào 353 311 79 61 171 0 3 Yên Mỹ 439 413 91 202 120 0 4 Văn Giang 346 300 36 74 190 0 5 Khoái Châu 534 516 89 116 311 0 6 Kim Động 489 489 101 123 265 0 7 Ân Thi 410 403 51 132 220 0 8 Tiên Lữ 474 472 63 64 345 0 9 Phù Cừ 372 372 55 107 210 0 10 TP Hưng Yên 275 257 29 95 133 0 Tổng cộng 4122 3924 652 1076 2196 0 Tỷ lệ % 95,2 16,6 28,4 55 0

c ) Bồi dưỡng, đào tạo ngoại ngữ, tin học

Bảng 2.7. Trình độ tin học, ngoại ngữ giáo viên trường mầm non công lập tỉnh Hưng Yên năm học 2012 - 2013

STT Huyện, TP lƣợng Số GV Ngoại ngữ Tin học A B C A B C 1 Văn Lâm 430 66 4 0 134 37 0 2 Mỹ Hào 353 15 1 0 68 19 0 3 Yên Mỹ 439 54 4 0 151 41 0 4 Văn Giang 346 27 0 0 186 36 0 5 Khoái Châu 534 35 8 0 167 17 0 6 Kim Động 489 3 0 0 64 0 0 7 Ân Thi 410 21 0 0 76 9 0 8 Tiên Lữ 474 12 0 0 46 0 0 9 Phù Cừ 372 7 0 0 39 0 0 10 TP Hưng Yên 275 84 11 0 100 34 0 Tổng cộng 4.122 324 28 0 1.031 193 0 Tỷ lệ (%) 100 7,9 0,7 0 25,0 4,7 0

(Nguồn: Sở Giáo dục & Đào tạo Hưng Yên[27])

Từ bảng 2.7 cho thấy, ĐNGV các trường MN công lập tỉnh Hưng Yên hiện nay còn hạn chế về kiến thức và kỹ năng cơ bản về tin học và ngoại ngữ. Trình độ Tin học (A, B) là 1.224 GV chiếm 29,7% và đa số dừng lại ở mức độ tin học văn phòng soạn giáo án…; trình độ Ngoại ngữ (tiếng Anh A, B) 352 GVchiếm 8,6%. Đa số, các trường MN ở những nơi thuận lợi (TP Hưng Yên, khu công nghiệp như Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ, Mỹ Hào) GV có cơ hội tốt hơn theo học các lớp đào tạo tin học, ngoại ngữ. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, xu thế quốc tế hóa ngày càng gia

tăng, yêu cầu về ngoại ngữ và tin học trong các trường MN ngày càng nhiều, đòi hỏi GV phải được đào tạo và tự học, thường xuyên cập nhật kiến thức. Xuất phát từ lý do trên, ngành GD&ĐT cần tạo điều kiện cho GV trường MN được bồi dưỡng kiến thức về tin học và ngoại ngữ, nhất là đối với đội ngũ GV các trường MN ở vùng khó khăn, nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế ở địa phương và yêu cầu phát triển của đất nước.

d) Trình độ lý luận chính trị của ĐNGV các trường mầm non công lập

Bảng 2.8: Trình độ chính trị của giáo viên trường mầm non công lập tỉnh Hưng Yên, năm học 2012 - 2013

STT Huyện, TP Số lƣợng giáo viên Giáo viên là đảng viên Trình độ chính trị hoặc tƣơng đƣơng Sơ cấp Trung cấp Cao cấp 1 Văn Lâm 430 216 204 31 0 2 Mỹ Hào 353 215 196 27 0 3 Yên Mỹ 439 287 285 54 0 4 Văn Giang 346 194 182 52 0 5 Khoái Châu 534 364 355 64 0 6 Kim Động 489 254 250 8 0 7 Ân Thi 410 350 332 0 0 8 Tiên Lữ 474 194 191 13 0 9 Phù Cừ 372 142 128 28 0 10 TP Hưng Yên 275 186 174 101 0 Tổng cộng 4122 2402 2297 378 0

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)