Đánh giá chung về thực trạng giáo dục mầm non và đội ngũ giáo viên mầm

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 65)

viên mầm non công lập tỉnh Hưng Yên

2.2.4.1. Thành tựu đạt được

Quy mô giáo dục tăng nhanh và rộng khắp trên địa bàn tỉnh nhất là các thành phố Hưng Yên và khu công nghiệp Phố Nối, quy mô trường lớp cơ bản đáp ửng nhu cầu gửi con tới trường của các bậc phụ huynh điều kiện thuận lợi và nhiều cơ hội vui chơi, học tập cho trẻ MN.

Trong năm qua tỉnh Hưng Yên đã xây dựng được một đội ngũ GVMN tăng nhanh về số lượng và cơ bản đảm bảo về chất lượng, đội ngũ GVMN có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; lối sống lành mạnh, yêu nghề mến trẻ; phần lớn có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng. Chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ đáp ửng yêu cầu do Bộ GD&ĐT quy định. Hầu hết trẻ em nhanh nhẹn, có kiến thức và kỹ năng theo độ tuổi , tỷ lệ trẻ em suy

dinh dưỡng giảm đáng kể.

2.2.4.2. Những thuận lợi

Việc ban hành Luật Giáo dục, Điều lệ trường mầm non, Đề án phát triển GDMN 2006-2015, Đề án Phổ cập GDMN trẻ năm tuổi và các chính sách khác về GD&ĐT là hành lang pháp lý và những thời cơ mới cho GDMN phát triển.

Các cấp ủy, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hoá các quan điểm đường lối của Đảng và Nhà nước thành các chủ trương, chính sách, cơ chế về giáo dục một cách kịp thời, tạo động lực mạnh cho sự nghiệp GD&ĐT phát triển.

Điều kiện kinh tế xã hội có nhiều chuyển biến tích cực trong thời kỳ đổi mới, cuộc sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, cùng với truyền thống hiếu học vốn có từ ngàn đời của địa phương là những điều kiện tốt để GD&ĐT tỉnh Hưng Yên phát triển mạnh và bền vững.

2.2.4.3. Khó khăn tồn tại

Vẫn còn một bộ phận GVMN trình độ chuyên môn dưới chuẩn, nang lực nghề nghiệp hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của GD&ĐT; bộ phận giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi thực sự không nhiều, đa số giáo viên còn yếu về ngoại ngữ và chưa thật sự thành thạo các kỹ năng tin học, kỹ năng sử dụng thiết bị. Nhiều giáo viên vẫn chưa thực sự cố gắng, tiến bộ trong đổi mới phương pháp dạy - học, vẫn theo đường mòn phương pháp dạy học cũ, gò bó cứng nhắc mà chưa thực hiện được nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm của mọi hoạt động, còn tình trạng dạy trước chương trình lớp 1; tỷ lệ giáo viên trên chuẩn thấp.

Tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia thấp; một số trường chưa đủ phòng học liên cố, hệ thống phòng chức năng và sân chơi khu vệ sinh theo quy định Điều lệ trường mầm non năm chất lượng giữa một số trường còn chưa đồng đều.

2.3. Thực trạng phát triển ĐNGV mầm non công lập tỉnh Hƣng Yên

Để đánh giá thực trạng về công tác phát triển ĐNGV các trường MN tỉnh Hưng Yên, tôi tiến hành cuộc khảo sát đối với 150 cán bộ quản lý trường MN, giáo viên MN, lãnh đạo, chuyên viên một số phòng ban Sở GD&ĐT Hưng Yên bằng phiếu hỏi, chúng tôi nhận được 150 ý kiến phản hồi, kết quả được thể hiện trong bảng 2.10:

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp khảo sát về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường mầm non công lập tỉnh Hưng Yên năm học 2012 - 2013

TT Nội dung Tốt Tƣơng đối tốt Chƣa tốt Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Xây dựng quy hoạch phát

triển giáo viên 32 21,4 50 33,3 68 45,3

2 Tuyển chọn giáo viên 29 19,3 63 42,0 58 38,7

3 Sử dụng giáo viên 86 57,4 32 21,3 32 21,3

4 Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên 78 52,0 50 33,3 22 14,7

5 Đánh giá giáo viên 77 51,4 36 23,9 37 24,7

6 Chính sách đối với giáo viên 5 3,3 26 17,4 119 79,3

7 Các điều kiện đảm bảo cho

công tác phát triển giáo viên 79 52,7 49 32,6 22 14,7

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu điều tra)

2.3.1. Về xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên

Từ Bảng 2.10 và biểu đồ 2.3 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên có 21,4% ý kiến đánh giá tốt, 33,3% ý kiến là tương đối tốt, 45,3% ý kiến là chưa tốt.

Thực tế, các trường MN đã thực hiện công tác quy hoạch phát triển giáo viên, trước hết căn cứ vào số lượng trẻ điều tra dân số và quy mô phát

triển nhà trường để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ. Tuy nhiên, việc xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế, đó là: quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên chủ yếu dựa vào kế hoạch năm học và số lượng nhóm, lớp hiện có, chưa quan tâm nhiều đến kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo giai đoạn 5- 10 năm, theo tiêu chí của trường theo quy định Điều lệ trường MN và số lượng dân số cơ học (chuyển đến thành phố và các khu công nghiệp); chưa làm tốt công tác dự báo nên hiện tại toàn tỉnh còn thiếu 724 GVMN nhất là đối với các huyện khu công nghiệp Phố Nối như Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, thành phố Hưng Yên cho nên khi nhiều trẻ tới trường xảy ra tình trạng thiếu phòng học, thiếu giáo viên; khi quy hoạch phát triển ĐNGV chưa thực sự quan tâm đến cơ cấu và chất lượng ĐNGV, chưa có những tính toán cụ thể và khoa học cho nên còn tình trạng GVMN trình độ dưới chuẩn, kết quả đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề ghiệp GVMN chưa cao. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch phát triển ĐNGV của các trường MN chưa được thường xuyên tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch phát triển nhà trường hằng năm.

Tương đối tốt 50 GV; chiếm 33,3% Tốt 32 GV; chiếm 21,4% Chưa tốt 68 GV; chiếm 45,3% Tốt Tương đối tốt Chưa tốt

Biểu đồ 2.3: Xây dựng quy hoạch phát triển giáo viên các trƣờng mầm non công lập tỉnh Hƣng Yên năm học 2012 - 2013

2.3.2. Về tuyển chọn giáo viên Tương đối tốt 63 Tương đối tốt 63 GV; chiếm 42% Tốt 29 GV; chiếm 19,3% Chưa tốt 58 GV; chiếm 38,7% Tốt Tương đối tốt Chưa tốt

Biểu đồ 2.4: Tuyển chọn giáo viên các trƣờng mầm non công lập tỉnh Hƣng Yên năm học 2012 – 2013

Bảng 2.10 và Biểu đồ 2.4 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác tuyển chọn giáo viên có 19,3% ý kiến đánh giá tốt, 42% ý kiến là tương đối tốt, 38,7 % ý kiến là chưa tốt. Như vậy, đa số các ý kiến cho rằng công tác tuyển chọn giáo viên mới chỉ là tương đối tốt.

Thực tế, trong những năm vừa qua, công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên cho các trường mầm non được thực hiện theo các hướng sau:

Hằng năm, dựa trên kế hoạch, các trường, lập tờ trình đề nghị phòng Giáo dục cho phép hợp đồng bổ sung giáo viên trong tháng 8, đồng thời trình về Sở GD&ĐT, Sở Tài chính lập kế hoạch chi hỗ trợ lương cho giáo viên theo bằng cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Đề án phát triển GDMN tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2009-2015.

Tuy nhiên, trong công tác tuyển chọn cũng như thuyên chuyển giáo viên hiện nay còn bộc lộ nhiều bất cập:

Một là: Do số lượng nhóm lớp ở khu vưc công nghiệp và thành phố tăng nhiều nên hợp đồng bổ sung không thể đủ số lượng GV theo quy định.

Hai là: Do thiếu nguồn tuyển dụng nên còn giáo viên dưới chuẩn hợp đồng nhà trường, phụ lớp và sau đó mới đi học đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, mặt khác giáo viên ở các trường hiện nay mới được hợp đồng mà chưa

được chính thức tuyển dụng viên chức nên đời sống còn nhiều khó khăn, họ chưa thực sự yên tâm công tác và công hiến, chưa cố gắng hết mình để phấn đấu, thi đua và học tập trau dồi kiến thức trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, xu huớng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

2.3.3. Về sử dụng giáo viên Tương đối tốt 32 Tương đối tốt 32 GV; chiếm 21,3% Tốt 86 GV; chiếm 57,4% Chưa tốt 32 GV; chiếm 21,3% Tốt Tương đối tốt Chưa tốt

Biểu đồ 2.5: Sử dụng giáo viên các trƣờng MN công lập tỉnh Hƣng Yên

Bảng 2.10 và Biểu đồ 2.5 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác sử dụng giáo viên, có đa số các ý kiến cho rằng công tác sử dụng ĐNGV các trường MN là tốt.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc sử dụng đội ngũ giáo viên của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm "đúng người, đúng việc", đã phát huy được năng lực của giáo viên và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường đề ra.

Hằng năm, vào cuối năm học, căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhà trường đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên.

Trong kế hoạch thể hiện khá đầy đủ và phù hợp với sự sắp xếp, bố trí công việc/vị trí công tác cho từng giáo viên. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, có sự chỉ đạo sát sao, kiểm tra và đánh giá, để có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Việc bố trí sắp xếp ĐNGV, cán bộ của trường (tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên giỏi... ) các nhà trường đã có nhiều tiến

bộ và đổi mới, trong việc phân công chuyên môn và bổ nhiệm phù hợp mang lại thành công trong công tác phát triển ĐNGV, chẳng hạn bố trí giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm kèm giáo viên mới, giáo viên ổn định gia đình kèm giáo viên con nhỏ, hoàn cảnh khó khăn... Đây cũng là biện pháp kích thích và rèn luyện cho ĐNGV thành công trước nhiều tình huống, hoàn cảnh và yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Mặc dù vậy, công tác sử dụng đội ngũ giáo viên của các trường MN còn một số hạn chế, khó khăn, đó là: phương án sử dụng đội ngũ giáo viên chưa thực sự hợp lý, chưa phát huy được thế mạnh của đội ngũ giáo viên (số lượng giáo viên được huy động để giảng dạy chuyên đề và môn năng khiếu hoặc ngoại ngữ còn thiếu). 100% giáo viên là nữ; số giáo viên trẻ ngày càng tăng nên khó khăn cho công tác phân công lớp, là nữ nên trong công việc còn xảy ra mâu thuẫn đố kỵ.

Định mức lao động của giáo viên hiện nay còn những điểm chưa hợp lý, theo quy định tại thông tư 48/2012/TT-BGD & ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo thì thời gian giáo viên mầm non làm việc là 40 giờ/tuần, nghĩa là làm việc 8 giờ/ngày và 5 ngày/tuần, nhưng thực tế GVMN làm việc 10-12 tiếng/1 ngày và 6 ngày/tuần theo đặc thù bậc học để đáp ứng yêu cầu của các bậc phụ huynh. Với thời lượng lên lớp quá nhiều, giáo viên sẽ thiếu thời gian để soạn bài giảng, tự nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm ảnh hưởng tới tới chất lượng giảng dạy và chất lượng giáo dục của nhà trường.

2.3.4. Về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Kết quả khảo sát về công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV ở bảng 2.10 và biểu đồ 2.6 cho thấy, có 85,3 % ý kiến đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV là tương đối tốt và tốt.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng đối với đội ngũ giáo viên nhà trường, nên trong những năm qua việc đào tạo nâng

chuẩn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã được các trường MN chú trọng và quan tâm. Hằng năm, xét theo đơn và nguyện vọng của giáo viên, để Ban giám hiệu nhà trường cân đối, tính toán và cử đi đào tạo trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Tương đối tốt 50 GV; chiếm 33,3% Tốt 78 GV; chiếm 52,0% Chưa tốt 22 GV; chiếm 14,7% Tốt Tương đối tốt Chưa tốt

Biểu đồ 2.6: Đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên các trƣờng mầm non công lập tỉnh Hƣng Yên

Bên cạnh đó, bồi dưỡng giáo viên là việc làm thường xuyên, giúp người giáo viên cập nhật được kiến thức mới để đáp ứng được yêu cầu mới về nội dung, phương pháp giảng dạy, giáo dục trọng tâm là chương trình giáo dục mầm non mới ban hành kèm theo thông tư 17/2009/TT-BGDDT ngày 25/9/2009 chủa Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo và phương pháp dạy học lấy trẻ em là trung tâm của mội hoạt đọng theo phương châm ”cô thiết kế - trẻ thi công”. Đây cũng là nội dung quan trọng mà thời gian vừa qua các cấp quản lý giáo dục cũng như các trường MN đã nhận thức được và rất quan tâm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của người giáo viên cũng như chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ MN.

Hình thức tổ chức đào tạo - bồi dưỡng giáo viên MN ở tỉnh Hưng Yên là khá phong phú và đa dạng. Nhưng chưa có giáo viên nào tham gia đào tạo trình độ thạc sỹ mầm non, đây cũng là một trong những vấn đề mà ngành giáo dục cần quan tâm.

đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay thì công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV trường MNvẫn còn những biểu hiện bất cập: Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chưa cụ thể, các hình thức chưa đa dạng, nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện, còn giáo viên trình độ dưới chuẩn vào ngành vì có thể do nguyên nhân thiếu nguồn GV, cũng có những đối tượng là con cháu lãnh đạo, xin vào trường rồi mới tham gia học tập.... đây là nguyên nhân chính của những hạn chế về chất lượng đội ngũ giáo viên MN.

Tài liệu tham khảo ở các trường mầm non chưa nhiều, chưa phong phú, chưa có thư viện dành cho giáo viên. Mặt khác khả năng ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin của GVMN hạn chế, thời gian ở trường chủ yếu dành chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nên hiệu quả việc tự học nâng cao trình độ còn hạn chế.

2.3.5. Về đánh giá giáo viên

Tương đối tốt 36 GV; chiếm 23,9% Tốt 77 GV; chiếm 51,4% Chưa tốt 37 GV; chiếm 24,7% Tốt Tương đối tốt Chưa tốt

Biểu đồ 2.7: Đánh giá giáo viên các trƣờng mầm non công lập tỉnh Hƣng Yên

Bảng 2.10 và Biểu đồ 2.7 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác đánh giá ĐNGV có 51,4% ý kiến đánh giá tốt, 23,9% ý kiến là tương đối tốt, 24,7% ý kiến là chưa tốt.

Trên thực tế, trong những năm qua việc đánh giá đội ngũ giáo viên của trường MN đã đạt được những kết quả nhất định. Theo quan điểm chỉ đạo công tác đánh giá đội ngũ giáo viên phải đảm bảo yêu cầu "đúng lúc, đúng

chỗ" và "công bằng, khách quan" để tuyên dương, khen thưởng kịp thời, mặt khác để đề xuất các phương án sử dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ.

Công tác đánh giá xếp loại giáo viên được các cấp quản lý chú trọng và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đã và đang tạo được động lực tốt để động viên, khích lệ đội ngũ giáo viên phấn đấu, toàn tâm vì công việc, trở thành những tấm gương điển hình cho phong trào thi đua dạy tốt và học tốt của ngành GD&ĐT tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, công tác đánh giá đội ngũ giáo viên vẫn còn một vài hạn chế, đó là đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên, đôi lúc chưa kịp thời mà chủ yếu vào thời đimể cuối năm học theo quy định đánh giá viên chức và đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, đồng thời thông qua các đợt thanh kiểm tra nên có những mặt công tác của giáo viên được đánh giá chủ quan, hình thức và nặng cảm tính.

2.3.6. Về chính sách đối với giáo viên

Tương đối tốt 26 GV; chiếm 17,4% Tốt 05 GV; chiếm 3,3% Chưa tốt 119 GV; chiếm 79,3% Tốt Tương đối tốt Chưa tốt

Biểu đồ 2.8: Chính sách đối với giáo viên các trƣờng mầm non công lập

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)