Về sử dụng giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 71)

GV; chiếm 21,3% Tốt 86 GV; chiếm 57,4% Chưa tốt 32 GV; chiếm 21,3% Tốt Tương đối tốt Chưa tốt

Biểu đồ 2.5: Sử dụng giáo viên các trƣờng MN công lập tỉnh Hƣng Yên

Bảng 2.10 và Biểu đồ 2.5 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác sử dụng giáo viên, có đa số các ý kiến cho rằng công tác sử dụng ĐNGV các trường MN là tốt.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc sử dụng đội ngũ giáo viên của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm "đúng người, đúng việc", đã phát huy được năng lực của giáo viên và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường đề ra.

Hằng năm, vào cuối năm học, căn cứ vào quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên, nhà trường đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng đội ngũ giáo viên.

Trong kế hoạch thể hiện khá đầy đủ và phù hợp với sự sắp xếp, bố trí công việc/vị trí công tác cho từng giáo viên. Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, có sự chỉ đạo sát sao, kiểm tra và đánh giá, để có những điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Việc bố trí sắp xếp ĐNGV, cán bộ của trường (tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên giỏi... ) các nhà trường đã có nhiều tiến

bộ và đổi mới, trong việc phân công chuyên môn và bổ nhiệm phù hợp mang lại thành công trong công tác phát triển ĐNGV, chẳng hạn bố trí giáo viên giỏi, nhiều kinh nghiệm kèm giáo viên mới, giáo viên ổn định gia đình kèm giáo viên con nhỏ, hoàn cảnh khó khăn... Đây cũng là biện pháp kích thích và rèn luyện cho ĐNGV thành công trước nhiều tình huống, hoàn cảnh và yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Mặc dù vậy, công tác sử dụng đội ngũ giáo viên của các trường MN còn một số hạn chế, khó khăn, đó là: phương án sử dụng đội ngũ giáo viên chưa thực sự hợp lý, chưa phát huy được thế mạnh của đội ngũ giáo viên (số lượng giáo viên được huy động để giảng dạy chuyên đề và môn năng khiếu hoặc ngoại ngữ còn thiếu). 100% giáo viên là nữ; số giáo viên trẻ ngày càng tăng nên khó khăn cho công tác phân công lớp, là nữ nên trong công việc còn xảy ra mâu thuẫn đố kỵ.

Định mức lao động của giáo viên hiện nay còn những điểm chưa hợp lý, theo quy định tại thông tư 48/2012/TT-BGD & ĐT của Bộ Giáo dục & Đào tạo thì thời gian giáo viên mầm non làm việc là 40 giờ/tuần, nghĩa là làm việc 8 giờ/ngày và 5 ngày/tuần, nhưng thực tế GVMN làm việc 10-12 tiếng/1 ngày và 6 ngày/tuần theo đặc thù bậc học để đáp ứng yêu cầu của các bậc phụ huynh. Với thời lượng lên lớp quá nhiều, giáo viên sẽ thiếu thời gian để soạn bài giảng, tự nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ làm ảnh hưởng tới tới chất lượng giảng dạy và chất lượng giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)