Định hướng phát triển giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 31)

1.3.1.1. Quan điểm chỉ đạo

Quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Bộ GD&ĐT về phát triển GDMN được thể hiện trong nhiều văn bản chỉ đạo.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Chăm lo phát triển GDMN, mở rộng hệ thống nhà trẻ, trên mọi địa bàn dân cư”.

- Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển GDMN: “Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư phát triển GDMN, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa sự nghiệp GDMN, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường, lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư; ưu tiên đầu tư phát triển GDMN ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các xã vùng núi cao, hải đảo; tăng cường phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em trước 6 tuổi, tạo điều kiện để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách”.

- Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015”, nêu rõ quan điểm chỉ đạo: “GDMN là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam. Việc chăm lo phát triển GDMN là trách nhiệm chung của các cấp chính quyền, của mỗi ngành, mỗi gia đình và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước”.

- Quyết định 239/QĐ-TTg ngày 9 tháng 02 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010- 2015, nêu rõ quan điểm chỉ đạo:

Nhà nước có trách nhiệm quản lý, đầu tư phát triển GDMN, tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ giáo viên, ưu tiên đầu tư các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới theo hướng xây dựng các trường công lập kiên cố, đạt chuẩn.

Phổ cập GDMN cho trẻ năm tuổi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong GDMN nhằm chuẩn bị tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 đối với tất cả các vùng miền trong cả nước.

Việc chăm lo để mọi trẻ em năm tuổi được đến trường, lớp MN là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đẩy mạnh xã hội hoá với trách nhiệm lớn hơn của Nhà nước, của xã hội và gia đình để phát triển GDMN.

- Dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam (lần thứ 14) đã chỉ rõ: Thực hiện phổ cập giáo dục một năm cho trẻ 5 tuổi chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp một. Đến năm 2020 có 99% trẻ 5 tuổi được học một năm mẫu giáo chuẩn bị vào lớp 1.

Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được chuyển biến cơ bản, giúp trẻ phát triển hài hòa về thể chất, tình cảm trí tuệ và thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. Đến năm 2020 có 90% số trẻ 5 tuổi đạt chuẩn phát triển; tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở

GDMN giảm ở mức dưới 10%.

Hoàn thành việc thí điểm chương trình GDMN mới vào năm 2008 để chính thức triển khai trên phạm vi toàn quốc từ năm 2010. Thực hiện chương trình chuẩn bị tiếng Việt cho lớp mẫu giáo 5 tuổi vùng núi, vùng dân tộc.

Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giáo viên.

1.3.1.2. Mục tiêu giáo dục mầm non

- Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một [28]

- Phát triển GDMN nhằm tạo bước chuyển biến cơ bản, vững chắc và toàn diện, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; củng cố mở rộng mạng lưới cơ sở GDMN, đặc biệt chú trọng đối với vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo; đa dạng hóa các phương thức, bảo đảm chế độ, chính sách cho giáo viên MN theo quy định. Phấn đấu đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ bằng những hình thức thích hợp, giảm tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.

1.3.1.3. Yêu cầu về thực hiện nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục mầm non

- Nội dung GDMN phải bảo đảm phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khỏe mạnh nhanh nhẹn; biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo và người trên; yêu quý anh, chị, em, bạn bè; thật thà mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích cái đẹp; ham hiểu biết, thích đi học.

vui chơi giúp trẻ em phát triển toàn diện; chú trọng việc nêu gương, động viên, khích lệ.

- Chương trình GDMN thể hiện mục tiêu GDMN; cụ thể hóa các yêu cầu về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở từng độ tuổi; quy định việc tổ chức các hoạt động nhằm tạo điều kiện để trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; hướng dẫn cách thức đánh giá sự phát triển của trẻ em ở tuổi MN.

Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006-2015 đã nêu rõ:Xây dựng và triển khai chương trình GDMN mới theo hướng tích hợp các nội dung chăm sóc, giáo dục theo chủ điểm, tổ chức các hoạt động cho trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi cho phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi và yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ”.

Ở trường MN, ngoài những thiết bị phục vụ chăm sóc giáo dục trẻ, đồ dùng dạy học là phương tiện hoạt động chủ yếu giúp cho trẻ khám phá thế giới, thông qua đó giúp trẻ phát triển bền vững và toàn diện.

Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học, giáo dục trẻ là điều kiện để CBQL và GVMN tiến hành hoạt động của mình. Vì vậy, cơ sở vật chất và thiết bị trường học phải được cung cấp đầy đủ, hiện đại và bổ sung thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Một trong những giải pháp nhằm phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp GDMN là “Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ chơi để bảo đảm tiến độ và chất lượng việc thực hiện triển khai thực hiện chương trình GDMN mới” [29]

Công tác xã hội hóa GDMN là một trong những yêu cầu chủ yếu hiện nay. Đó là việc huy động mọi lực lượng cùng tham gia phát triển sự nghiệp GDMN, tạo điều kiện để mọi người dân được thụ hưởng các thành quả do hoạt động GDMN đem lại; trong đó kết hợp tăng cường đầu tư cho GDMN của nhà nước với đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình trường lớp, phát triển mạnh hệ thống các trường lớp MN ngoài công lập dưới sự quản lý của Nhà nước và tổ chức tốt sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội cùng chăm

lo cho sự nghiệp GDMN.

1.3.2. Một số yêu cầu cơ bản về phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng mầm non

1.3.2.1. Yêu cầu về số lượng

Số lượng giáo viên, số trẻ trên nhóm lớp, theo độ tuổi được quy định tại Thông tư số 71/2007/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ, hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GDMN công lập” [4]:

Từ 8 - 16 trẻ nhà trẻ/nhóm/2 giáo viên;

Từ 25 - 35 trẻ mẫu giáo/lớp không ăn bán trú/1 giáo viên; Từ 25 - 35 trẻ mẫu giáo/lớp tổ chức ăn bán trú/2 giáo viên; Nếu tăng thêm 10 trẻ/lớp thì được bổ sung 1 giáo viên.

Điều lệ trường mầm non năm 2008 quy định: Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định hiện hành; nếu nhóm, lớp có từ 2 giáo viên trở lên trở lên thì phải có 1 giáo viên phụ trách chính [5, tr.15].

Như vậy muốn biết được số GVMN cần có hàng năm của một trường, huyện hoặc tỉnh, ta sẽ căn cứ vào kế hoạch phát triển số cháu và số lớp học, ta thực hiện phép tính như sau: căn cứ vào số giáo viên hiện có (đã trừ số giáo viên nghỉ bảo hiểm xã hội (BHXH), GV bỏ việc, GV chết, GV thuyên chuyển ra ngoài) cộng thêm số giáo viên chuyển từ nơi khác đến ta sẽ xác định số giáo viên cần bổ sung. Đó cũng là cơ sở cho việc lập kế hoạch đào tạo.

Số giáo viên cần đào tạo = (số GV cần có) - (Số GV hiện có) - (Số GV nghỉ BHXH, bỏ việc, chết, chuyển đi, GV đào tạo từ nguồn khác tới) + (số GV chuyển đến đã đạt chuẩn đào tạo).

Tuy nhiên, khi xem xét về số lượng giáo viên cần chú ý đến những biến động liên quan đến sự chi phối việc tính toán số lượng, như việc bố trí, sắp xếp đội ngũ, tình trạng sĩ số trẻ trong từng lớp cũng như định mức về lao động của GV, khả năng chi trả tiền công hàng tháng đối với GVMN ngoài công lập.

Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo trình độ đào tạo chính là sự phân chia giáo viên theo tỷ trọng ở các trình độ đào tạo. Các trình độ đào tạo của giáo viên mầm non hiện nay là: trung học sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm, thạc sĩ.

Xác định được một cơ cấu hợp lý về trình độ đào tạo và thực hiện các hoạt động liên quan để đạt đến cơ cấu đó cũng chính là biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ. Tuy nhiên số GVMN chưa qua đào tạo và trình độ dưới chuẩn cao hơn các bậc học khác, số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo tại chỗ là chủ yếu.

Vì vậy, số giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo, đương nhiên là phải đưa đi đào tạo để nâng chuẩn.

Trên thực tế nhà giáo và CBQL giáo dục mầm non được đào tạo theo nhiều hệ đào tạo khác nhau. Có thể là tại khoa GDMN và khoa giáo dục tiểu học của các trường đại học sư phạm, có thể được đào tạo để làm giáo viên ở trường cao đẳng nhà trẻ mẫu giáo,...trường cao đẳng sư phạm và ở trường trung cấp sư phạm. Chính vì vậy, cơ cấu này hiện nay phải đảm bảo được những tồn tại thực tế, sau đó chuẩn hoá ở mức độ cao hơn.

1.3.2.3. Cơ cấu đội ngũ giáo viên mầm non theo độ tuổi và thâm niên

Việc phân tích thực trạng giáo viên theo độ tuổi nhằm xác định cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi, làm cơ sở cho việc tuyển dụng, đào tạo và bổ sung giáo viên trong công tác tổ chức cán bộ. Đối với GVMN có thể cơ cấu nhóm tuổi theo các mốc sau: Dưới 30 tuổi, từ 30 đến 50, trên 50 tuổi. Ở các cơ sở GDMN cũng cần đến lực lượng giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, còn đối với giáo viên lớn tuổi là lực lượng nòng cốt không thể thiếu được, vì họ là người có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, tạo được sự an toàn, tin cậy.

Vấn đề tuổi tác cũng cần có sự xen kẽ kế thừa hợp lý trong cơ cấu của đội ngũ giáo viên mầm non.

Đối với GDMN thì đội ngũ giáo viên chủ yếu là nữ giới, số nam giới làm việc trong bậc học mầm non không đáng kể. Do vậy, thời gian học tập cá nhân, thời gian nghỉ dạy do sinh con, con ốm đau bệnh tật của chị em phụ nữ liên quan đến việc sắp xếp, bố trí giáo viên và các yếu tố tác động đến chất lượng dạy học của đội ngũ. Chúng ta phải tính đến việc bồi dưỡng thường xuyên và xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng cho ĐNGV này để đáp ứng với yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ. Nghiên cứu cơ cấu theo giới tính của đội ngũ GVMN là để có những tác động cần thiết thông qua quản lý nhân sự, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của từng cá nhân và của cả đội ngũ.

1.3.2.5. Yêu cầu vsức khoẻ giáo viên mầm non

Đây cũng là yếu tố cơ bản, hết sức quan trọng đối với người giáo viên, đặc biệt là GVMN. Đội ngũ GVMN phải là người có sức khoẻ tốt, không có bệnh tật bẩm sinh, không mắc các bệnh truyền nhiễm...

1.3.2.6. Yêu cầu về chất lượng của đội ngũ giáo viên mầm non

Chất lượng đội ngũ GVMN là khái niệm rộng, nó bao hàm nhiều yếu tố: - Trình độ được đào tạo như trình độ đạt chuẩn hay trên chuẩn; đào tạo chính quy, tại chức hay chuyên tu; chất lượng và uy tín của cơ sở đào tạo.

- Sự hài hoà giữa các yếu tố trong đội ngũ đó là hài hoà giữa chức vụ, ngạch bậc và trình độ được đào tạo; giữa phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng sư phạm. Sự hài hoà giữa nội dung công việc và vị trí phù hợp với năng lực mà giáo viên đang đảm nhiệm, thâm niên công tác và trách nhiệm của giáo viên.

1.4. Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng mầm non

Trên cơ sở lý luận quản lý nguồn nhân lực, đội ngũ GVMN là một bộ phận trong nguồn nhân lực của hệ thống giáo dục. Phát triển đội ngũ GVMN là phát triển nguồn nhân lực các nhà trường và các cơ quan QLGD đối với các trường học. Nội dung phát triển đội ngũ GVMN được đề cập dưới đây dựa trên lý luận phát triển nguồn nhân lực.

1.4.1. Xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên

Nội dung và quy trình xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV các trường mầm non xét trên phương diện công tác quản lý của Sở GD&ĐT gồm:

- Đánh giá tác động của môi trường xã hội có ảnh hưởng đến phát triển GDMN, để chỉ ra các cơ hội và thách thức đối với công tác phát triển ĐNGV trường mầm non.

- Đánh giá thực trạng ĐNGV trường mầm non của toàn tỉnh để nhận biết được các khó khăn và thuận lợi đối với công tác phát triển ĐNGV trường mầm non, dựa trên thực trạng số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất của ĐNGV ở từng trường mầm non.

- Dự báo quy mô phát triển các trường mầm non của tỉnh, để nhận biết được số lượng các trường mầm non của cả tỉnh hiện tại, trong tương lai gần (5 năm) và tương lai xa (10 hoặc 15 năm).

- Xây dựng chuẩn giáo viên trường mầm non.

- Đề ra mục tiêu quy hoạch, trong đó có các mục tiêu về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất của ĐNGV trường mầm non của tỉnh trong từng giai đoạn (5, 10, 15 năm,...) phù hợp với quy mô phát triển GDMN và phù hợp với chuẩn đã có.

- Chỉ ra tiến trình thực hiện mục tiêu, trong đó có xác định các mục tiêu ưu tiên, thời lượng và thời hạn hoàn thành từng mục tiêu (bắt đầu và kết thúc).

- Xây dựng các biện pháp thực hiện quy hoạch, trong đó có các biện pháp về nhận thức, chính sách và cơ chế, đào tạo và bồi dưỡng, điều động và luận chuyển, nguồn cung cấp CBQL, nhân lực và tài lực để thực hiện quy hoạch,....

- Chỉ ra các điều kiện thực hiện mục tiêu.

Một phần của tài liệu Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường mầm non công lập tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)