Các kết luận về đánh giá rủi ro ngô chuyển gen Bt11 tới đa dạng sinh học và môi trường sinh thá

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 139 - 142)

- Phương pháp: nghiên cứu đa dạng sinh học nhóm Collembola theo phương pháp của Gilarov (1975) Mỗi ô thí nghiệm thu 5 m u /lần điều tra với kích thước 5x5x10cm.

3. Lợi nhuận (đồng/ ha) = 2-

6.1.5. Các kết luận về đánh giá rủi ro ngô chuyển gen Bt11 tới đa dạng sinh học và môi trường sinh thá

trường sinh thái

Căn cứ trên kết quả khảo nghiệm hạn chế (2010, 2011) và khảo nghiệm diện rộng (4 vùng trọng điểm ngô, 2011) đánh giá rủi ro của ngô chuyển gen GA21 đối với đa dạng sinh học và môi trường ở Việt Nam, kết hợp với các nghiên cứu đã có trên thế giới, bước đầu chúng tôi đưa ra một số kết luận như sau:

133  Ngô GA21 không tồn tại nguy cơ trở thành cỏ dại và dịch hại xâm lấn môi trường

tự nhiên

- Đặc điểm nông sinh học của ngô GA21 hoàn toàn tương tự với giống không chuyển gen (NK66) là giống cây trồng có tính thuần hoá cao, phù hợp với điều kiện thâm canh trong sản xuất và không thể tồn tại trong tự nhiên nếu không có sự can thiệp của con người.

- Ngô GA21 không thể hiện sự sinh trưởng vượt trội, lấn át giống không chuyển gen cùng dòng NK66. Tính m n cảm với một số sâu, bệnh hại phổ biến cũng tương tự giống không chuyển gen NK66.

Không tồn tại nguy cơ trôi gen, phát tán gen từ ngô GA21

- Hạt ngô chuyển gen GA21 không ngủ nghỉ, hạt dễ dàng nảy mầm và mọc ngay sau thu hoạch. Bắp không bị rụng trước thu hoạch.

- Ngô chuyển gen GA21 được cách li sinh sản tuyệt đối với cây cùng loài trong quá trình khảo nghiệm. Các điều kiện để xảy ra nguy cơ trôi gen, phát tán gen sang các loài họ hàng hoang dại thông qua sinh sản hữu tính đều không tồn tại ở Việt Nam. Cũng chưa ghi nhận bất cứ trường hợp trôi gen sang các vi sinh vật đất khi canh tác ngô chuyển gen GA21.

Như vậy sự kiện chuyển gen GA21 hoàn toàn không làm phát sinh giống ngô mới hay một loài cỏ dại. Cùng với các kết quả nghiên cứu về đặc điểm nông sinh học, xem xét yếu tố phân loại và mức độ gần gũi giữa cây ngô và các loài thực vật trong cùng chi (genera), tông (tribe), lịch sử hình thành và phát triển của cây ngô tại Việt Nam có thể khẳng định ngô chuyển gen GA21 không thể trở thành dịch hại và sự kiện chuyển gen GA21 cũng không thể tự phát tán ra môi trường tự nhiên.

Ngô GA21 không tồn tại nguy cơ g y ảnh hưởng bất lợi tới quần thể sinh vật không chủ đích trong điều kiện khảo nghiệm ở Việt Nam, cụ thể:

- Thành phần chân khớp (côn trùng và nhện) là tương tự nhau giữa giống ngô GA21 và giống nền NK66 ở mọi loại hình và địa điểm khảo nghiệm. Chưa ghi nhận được loài dịch hại mới nào xuất hiện hoặc các loài đã có phát triển nổi trội làm thay đổi cấu trúc quần xã chân khớp trên ruộng ngô khảo nghiệm.

134

- Không có sự sai khác về mật độ và diễn mật độ của các thiên địch phổ biến như nhóm bọ rùa BMAT, cánh cứng cánh ngắn, nhện BMAT tổng số, bọ xít mù xanh… giữa ngô GA21 và giống nền NK66.

- Ngô GA21 không gây ảnh hưởng đến sự hiện diện và mức độ gây hại của rệp muội ngô (sâu hại không chủ đích thuộc nhóm chích hút).

- Ngô GA21 không ảnh hưởng đến Collembola. Các chỉ tiêu thành phần loài, phân bố, số lượng loài, giá trị của các chỉ số đa dạng H’ và chỉ số đồng đều J’ trên đất trồng ngô chuyển gen và ngô đối chứng là không khác biệt trong tất cả các khảo nghiệm.

- Ngô GA21 không ảnh hưởng đến sự hiện diện và gây hại của các loại bệnh hại chính trên ngô, không ghi nhận thấy sự xuất hiện bệnh hại mới hoặc sự bùng phát gây hại của các loại bệnh thông thường trên ngô chuyển gen.

Tóm lại: Ngô GA21 kháng thuốc trừ cỏ hoạt chất glyphosate không có ảnh hưởng xấu đến các sinh vật không chủ đích (hệ động vật chân đốt trên tán lá, gồm cả sâu hại và thiên địch, côn trùng trong đất, bệnh hại).

Ngô chuyển gen GA21 không tồn tại nguy cơ có các ảnh hưởng bất lợi đến hệ sinh thái xung quanh, cụ thể:

- Ngô chuyển gen GA21 không có khả năng trở thành cỏ dại và không ảnh hưởng đến quần thể sinh vật không chủ đích trong ruộng ngô khảo nghiệm.

- Ngô chuyển gen GA21 không ảnh hưởng đến thành phần, số lượng loài, tính đa dạng, ổn định của nhóm côn trùng đất Collembola. Collembola được coi là chỉ thị để đánh giá sinh thái môi trường đất do sự m n cảm của nhóm sinh vật này với sự thay đổi của môi trường. Do đó có thể nói ngô chuyển gen GA21 không thể làm thay đổi bất lợi đến hệ sinh thái đất trồng ngô.

- Các nghiên cứu của công ty Syngenta cũng như nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới cùng với lịch sử sử dụng an toàn của ngô GA21 đã chứng minh protein cải tiến mEPSPS từ ngô chuyển gen GA21 không gây ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ con người, động vật, cũng như các vi sinh vật có nguy cơ phơi nhiễm với loại protein này trong đất. Canh tác ngô chuyển gen GA21 cũng không có ảnh hưởng gì tới các chu trình sinh hoá trong đất…

Như vây, ngô chuyển gen GA21 kháng sâu đục thân ngô châu Á không làm thay đổi bất lợi đến hệ sinh thái, bao gồm cả hệ sinh thái tự nhiên l n hệ sinh thái nông nghiệp.

Chưa ghi nhận bất cứ một tác động bất lợi nào khác của ngô chuyển gen GA21

Ngô chuyển gen GA21 thích ứng cao với các điều kiện canh tác ngô và được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới dưới các điều kiện sinh thái khác nhau. Các tương tác với

135

điều kiện ngoại cảnh của ngô chuyển gen tương tự như ngô thường thể hiện ở khả năng sinh trưởng phát triển, đặc điểm sinh học, kiểu hình, tính m n cảm với các loại bệnh…. Như vậy, cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp ảnh hưởng bất lợi nào của ngô chuyển gen GA21 tới môi trường sinh thái, và do vậy cũng chưa ghi nhận các yếu tố môi trường có thể làm gia tăng hay hạn chế ảnh hưởng bất lợi của ngô GA21.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 139 - 142)