Đánh giá tác động của ngô chuyển gen GA21 đến các đối tượng sinh vật không chủ đích.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 57 - 60)

đích.

- Đánh giá khả năng chống chịu thuốc trừ cỏ glyphosate của ngô chuyển gen GA21.

4.1.3. Ý nghĩa khảo nghiệm

- Cung cấp cơ sở khoa học chứng minh sự kiện ngô chuyển gen chống chịu thuốc trừ cỏ Glyphosate là an toàn đối với đa dạng sinh học và môi trường trong điều kiện

51

hạn chế, làm cơ sở đề xuất các nghiên cứu bổ xung trong khảo nghiệm diện rộng trên các vùng sinh thái trọng điểm ngô khác nhau ở Việt Nam

4.1.4. Địa điểm và thời gian tiến hành khảo nghiệm

Khảo nghiệm được tiến hành trong 2 vụ liên tiếp tại Trại khảo nghiệm giống Đông Nam Bộ, thuộc TT KKN Giống và SP cây trồng Nam Bộ, xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa

a) Vị trí, đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng và khí hậu

Song Xoài thuộc Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, c n phía nam giáp Biển Đông.

Diện tích và dân số: Bà Rịa Vũng Tàu có một thành phố trực thuộc tỉnh, một thị xã và 6 huyện. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số Bà Rịa-Vũng Tàu là 994.837 người.Hiện nay BRVT có gần 40.000 hộ giáo dân với gần 257.000 nhân khẩu, chiếm 27% dân số toàn tỉnh.

Khí Hậu: Bà Rịa-Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng cao nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung bình 1500 ẩm. Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.

52

Địa hình: Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính: Thành phố Vũng Tàu, thị xã Bà Rịa và 4 huyện trên đất liền: Châu Đức. Tân Thành, Xuyên Mộc và Long Đất nằm ở kinh độ 107'05" Đông, vĩ độ 10'50" Bắc. Huyện Côn Đảo nằm ở kinh độ 106'35" Đông, vĩ độ 8'42" Bắc có 66 km bờ biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2. Địa hình tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có thể chia làm 4 vùng: bán đảo hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển.Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3-4m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thanh Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ.

Cây trồng: Lúa nước, ngô (diện tích 19.6 nghìn ha năm 2008) xen l n những vạt đôi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển.

b) Thời gian gieo trồng

Vụ Hè Thu 2010:

+ Ngày gieo: 24/ 06/ 2010

+ Ngày thu hoạch: 28/ 09/ 2010

Vụ Thu Đông 2010:

+ Ngày gieo: 10/08/2010

+ Ngày thu hoạch: 18/11/2010

c) Diện tích khảo nghiệm, số lượng hạt giống GA21 được sử dụng

Vụ Hè Thu 2010:

+ Tổng diện tích khu khảo nghiệm 1000m2

+ Diện tích ô khảo nghiệm GA21 là 21 m2, tổng diện tích = 3 lần nhắc x 21 = 63 m2 + Sử dụng hạt giống: o Giao nhận: 720 hạt o Gieo trồng: 720 hạt o Tiêu hủy: 0 Vụ Thu Đông 2010:

53 + Diện tích ô khảo nghiệm GA21 là 21 m2, tổng diện tích = 3 lần nhắc x 21 =

63 m2

+ Sử dụng hạt giống:

o Giao nhận: 720 hạt

o Gieo trồng: 720 hạt

o Tiêu hủy: 0

Khảo nghiệm hạn chế được bố trí hoàn toàn trong khu vực nghiên cứu của Trại khảo nghiệm giống Đông Nam Bộ, thuộc TT KKN Giống và SP cây trồng Nam Bộ, là nơi được kiểm soát chắt chẽ và cách ly với vùng canh tác của nông dân.

4.1.5. Bố trí thí nghiệm

Công thức và sơ đồ thí nghiệm được thiết kế như nhau cho tất cả 2 vụ khảo nghiệm

Công thức thí nghiệm TT Công thức Diễn giải

1 CT1 Ngô chuyển gen GA21, phun Glyphosate 2 CT2 Ngô NK66 không chuyển gen, phun Glyphosate

3 CT3 Ngô NK66 không chuyển gen, phun nước, làm cỏ bằng tay 4 CT4 Ngô NK66 không chuyển gen, phun nước, không làm cỏ 5 CT5 Ngô C919, canh tác bình thường

- Trước khi trồng, địa điểm khảo nghiệm được thiết lập hàng rào để ngăn chặn sự thâm nhập của loài động vật và người không phận sự.

- Vành đai bảo vệ: Trồng 4-5 hàng ngô xung quanh khảo nghiệm, với giống ngô NK66, cùng giống khảo nghiệm nhưng không chuyển gen.

- Cách ly về thời gian: Khảo nghiệm được trồng trên cơ sở cách ly không gian trồng sau ngô canh tác của nông dân ít nhất 25 ngày.

- Các công thức được thiết kế theo khối đầy đủ hoàn toàn ng u nhiên, ba lần nhắc lại. Mỗi ô thí nghiệm có diện tích 21 m2

(4,2 x 5,0 m); khoảng cách trồng là 70 cm x 25 cm (4 hàng, mỗi hàng 21 c y).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 57 - 60)