Ảnh hưởng của ngô GA21 đến quần thể bọ đuôi bật Collembola trong đất

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 93 - 95)

- Phương pháp: nghiên cứu đa dạng sinh học nhóm Collembola theo phương pháp của Gilarov (1975) Mỗi ô thí nghiệm thu 5 m u /lần điều tra với kích thước 5x5x10cm.

b. Ảnh hưởng của ngô GA21 đến quần thể bọ đuôi bật Collembola trong đất

Quần xã Collembola phản ánh đặc điểm của môi trường sinh sống. Những d n liệu về thành phần loài, mật độ quần thể, mức độ phong phú của quần thể, sự biến động số lượng, các nhóm hình thái, sinh thái, phổ các dạng sống, các nhóm loài đặc trưng, sự phân bố thẳng đứng của chúng và thậm chí cả sự phân bố vi sinh cảnh sẽ cho ta một bức tranh khá đầy đủ về mối quan hệ của quần xã Collembola với đặc điểm sinh thái của môi trường sinh sống.

Trong khảo nghiệm hạn chế ngô GA21, m u đất trong ô thí nghiệm trồng ngô GA21 và giống nền NK66 được thu thập vào 3 giai đoạn sinh trưởng chính của cây (giai đoạn cây con, giai đoạn trước khi ra hoa và giai đoạn trước khi thu hoạch) để tách lọc và phân tích quần thể nhóm bọ đuôi bật Collembola. Giai đoạn lấy m u đất cũng được tiến hành sau khi ngô GA21 được phun thuốc trừ cỏ Glyphosate. Số liệu chi tiết về thành phần loài và mức độ phân bố được trình bày trong Báo cáo khảo nghiệm hạn chế ngô GA21 năm 2010, Viện Di truyền.

Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu định lượng Collembola qua hai vụ khảo nghiệm được trình bày trong Bảng 13. Kết quả cho thấy trong cả 2 vụ, số loài bọ đuôi bật được ghi nhận trên ngô GA21 và ngô NK66 là tương đương nhau. Thậm chí số lượng loài và mật độ cá thể trên ngô GA21 trong vụ 1 c n cao hơn trên đối chứng không chuyển gen. Tuy nhiên kết quả xử lý thống kê cho thấy mật độ cá thể ở cả hai công thức GA21 và NK66 là không sai khác có ý nghĩa (Báo cáo khảo nghiệm hạn chế ngô GA21, Viện Di truyền, 2010).

Bảng 13. So sánh quần thể bọ đuôi bật (Collembola) trong đất trồng ngô GA21 và ngô NK66 (Tân Thành, Bà Rịa, vụ Hè Thu 2010 và Thu Đông 2010)

TT Chỉ số đánh giá Thời vụ GA21 NK66

1 Số loài Vụ 1 24 20

Vụ 2 13 13

2 Mật độ cá thể (con/m2) Vụ 1 3360a 2870a

Vụ 2 3560a 3870a

3 Chỉ số Shannon-Weaver (H’) Vụ 1 2.8a 2.5a

Vụ 2 2a 1.9a

4 Chỉ số phong phú Margalef (d) Vụ 1 4.6a 3.9a

Vụ 2 2.7a 2.3a

5 Chỉ số ưu thế nghịch Simpson (1-l’) Vụ 1 0.9a 0.8a

Vụ 2 0.8a 0.8a

6 Chỉ số đồng đều Pielou (J’) Vụ 1 0.9a 0.8a

Vụ 2 0.8a 0.8a

87

Nguồn: Viện Di truyền Nông nghiệp, 2010.

Các chỉ số đa dạng như chỉ số H’, Margalef, Simpson và chỉ số đồng đều J’ (Bảng 13) và tỷ lệ các loài chiếm ưu thế (Bảng 14) cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa quần thể bọ đuôi bật Collembola trong đất trồng ngô GA21 với ngô không chuyển gen. Một số loài chiếm ưu thế trên một trong hai công thức ngô, tuy nhiên tỷ lệ ưu thế không lớn. Nhóm nghiên cứu Collembola (Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật) đã kết luận không thấy sự khác biệt về thành phần loài và đặc trưng phân bố của Collembola trong đất trồng ngô biến đổi gen và không biến đổi gen trong khảo nghiệm hạn chế với ngô GA21 chống chịu thuốc trừ cỏ Glyphosate.

Bảng 14. So sánh tỷ lệ loài ưu thế (bọ đuôi bật Collembola) trong đất trồng ngô GA21 và không chuyển gen (Tân Thành, Bà Rịa, vụ Hè Thu 2010 và Thu Đông 2010)

Đơn v : tỷ lệ %

Loài ưu thế GA21 NK66 GA21 NK66

Vụ 1 Vụ 2 Isotomurus punctiferus 9,27 13,18 - - Sminthurides bothrium 12,58 25,58 10,62 - Folsomina onychiurina 15,23 13,18 28,75 29,31 Entomobrya lanuginosa - 7,75 - - Xenylla humicola 5,96 - - - Proisotoma tenella 5,96 - 26,25 26,44 Cryptopygus thermophilus 7,95 - - 13,79 Cyphoderus javanus - - 5,00 5,17 Sphaeridia zaheri - - 11,87 5,17 Brachystomella parvula - - - 5,17 Sphaeridia pumilis - - - 8,63

Nguồn: Viện Di truyền Nông nghiệp, 2010.

Như vậy, các kết quả khảo nghiệm cho thấy protein cải tiến mEPSPS trong ngô GA21 không ảnh hưởng đến nhóm bọ đuôi bật Collembola nói riêng quần thể sinh vật không chủ đích trong ruộng ngô nói chung. Ngô GA21 được trồng rất phổ biến ở Mỹ và nhiều quốc gia khác trong thời gian tương đối dài nhưng cho đến nay chưa ghi nhận bất cứ ảnh hưởng nào của protein mEPSPS tới quần thể sinh vật không chủ đích. Những nghiên cứu được xuất bản gần đây đều cho thấy không có bằng chứng chứng tỏ protein mEPSPS trong cây trồng chống chịu glyphosate gây ảnh hưởng bất lợi đến đa dạng sinh học và tính phong phú

88

về loài của các quần thể sinh vật trên đồng ruộng (Firbank et al., 2003a; Cerdeira and Duke, 2006, 2007, 2010; Albajes et al., 2008, 2009, 2010; Owen, 2008; CERA, 2010).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 93 - 95)