Phương pháp: nghiên cứu đa dạng sinh học nhóm Collembola theo phương pháp của Gilarov (1975) Mỗi ô thí nghiệm thu 5 m u /lần điều tra với kích thước

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 64 - 67)

5x5x10cm. Lấy m u 3 lần/vụ, vào các thời điểm: Cây con - sinh trưởng sinh dưỡng (0-30 NSG), ra hoa (50-60 NSG) và trước khi thu hoạch (75-90 NSG). M u đất cho vào túi ni lông riêng, bên trong và bên ngoài có kèm theo nhãn (thời gian, địa điểm thu m u, sinh cảnh thu m u, người thu m u) và buộc chặt, sau đó đưa về phòng thí nghiệm.

Tại phòng thí nghiệm: Collembola và các động vật không xương sống khác được tách ra khỏi đất bằng phễu Tullgren trong thời gian 7 ngày đêm ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. Phương pháp này cho phép thu thập được số lượng cá thể lớn hơn nhiều khi thu bằng tay và cũng cho tập hợp những thông tin về mật độ nhiều hơn (Palacios-Vargas, 1992). Phễu

58

Tullgren có cấu tạo bằng bìa carton cứng cuốn thành cái phễu với đường kính 20cm, độ cao 15cm-18cm. Ở đáy phễu có gắn một ống nghiệm có đường kính 1,0cm, dài 4cm bên trong đựng dung dịch định hình cồn 90o

. M u đất mang từ thực địa về, được chuyển vào một cái rây lọc (đường kính rây 18cm, thành rây bằng sắt, cao 5cm, đáy rây là lưới ni lôn với kích thước lỗ lưới 1,5mmx1,5mm). Đặt rây này bên trong phễu carton và đặt trên một giá sắt cố định. Sau 7 ngày thu các ống nghiệm trong đó động vật đất đã chui sâu qua đất, rơi vào ống nghiệm bên dưới và được định hình bằng cồn 90o

.

Để xử lý m u vật, bảo quản và định loại: các ống nghiệm có m u vật (Collembola) thu được nhờ phễu Tullgren sẽ được lần lượt đổ ra đĩa petri để tính đếm số lượng các nhóm, các dạng loài dưới kính lúp hai mắt (Olympus SZ40); Để xác định đến loài, tiến hành làm tiêu bản cố định, soi dưới kính hiển vi với độ phóng đại lớn (đến 4000 lần) (Olympus CH2). Định loại với các tài liệu chuyên môn. Các m u bọ nhảy không làm tiêu bản, sẽ được cho vào trong ống nghiệm chứa dung dịch bảo quản cồn 90o

. Các ống nghiệm đều được gắn nhãn ghi đầy đủ ngày thu, điểm thu, công thức. Toàn bộ tiêu bản định loại và các m u vật được bảo quản tại ph ng Sinh thái Môi trường đất, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Danh sách loài Collembola được sắp xếp theo hệ thống cây chủng loại phát sinh dựa theo hệ thống phân loại của Moen và Ellis, 1984. Các loài trong một giống được sắp xếp theo vần a, b, c. Định tên loài theo tài liệu của Nguyễn Trí Tiến, 1995; Jan Stach (1965), Yoshii Ryozo (1982-1983); Hermann Gisin (1960); Loui Deharveng et Anne Bedos (1995).

- Các vật liệu phục vụ cho việc nghiên cứu bao gồm: hệ thống lọc m u đất (rây lọc, phễu lọc,v.v….); dụng cụ tách m u, phân tích m u và làm tiêu bản như đĩa petri, lam kính, lamen và các hóa chất thường dùng trong nghiên cứu động vật đất; kính lúp Olympus SZ40; kính hiển vi Olympus CH2; ngoài ra, một số loại dụng cụ khác như lọ đựng m u, túi nilon, hộp lấy m u đất, bút, sổ ghi chép, … cũng được sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu.

- Đánh giá thành phần loài, mật độ trung bình, chỉ số đa dạng sinh học H' và chỉ số đồng đều J' được tính theo Gormy & Grum (1993). số đồng đều J' được tính theo Gormy & Grum (1993).

Các chỉ số phân tích:

- Số lượng loài: được tính bằng tổng số loài có mặt trong điểm thí nghiệm ở tất cả các lần thu m u của một vụ.

- Mật độ trung bình: số lượng cá thể của tất cả các lần thu m u của một vụ quy ra trên một mét vuông (cá thể/m2).

- Chỉ số đa dạng Shannon-Weiner (H’): được sử dụng để tính sự đa dạng loài hay số lượng loài trong quần xã và tính đồng đều về sự phong phú cá thể của các loài trong quần xã. Giá trị của H’ dao động trong khoảng 0 - . Chỉ số đa dạng của quần xã phụ thuộc vào hai yếu tố là số lượng loài và tính đồng đều về sự phong phú của các loài trong

59

quần xã. Chỉ số đa dạng là một chỉ tiêu để đánh giá tính đa dạng về khu hệ động vật của một khu vực. Chỉ số được tính theo công thức:

N ni N ni H s i     1 ln '

Trong đó: s: số lượng loài

ni: số lượng cá thể của loài i

N: tổng số lượng cá thể trong toàn bộ m u

- Chỉ số phong phú Margalef (d): tính theo công thức d = (s-1)/logN

Dựa trên 2 tham số: số lượng loài và tổng số cá thể của seri m u. Giá trị của d dao động trong khoảng 0-.

- Chỉ số ưu thế nghịch Simpson: tính theo công thức 1-’= 1-ni(ni-1)/[N(N-1)]. Chỉ số này phản ánh mức độ đồng đều của sự phân bố số lượng cá thể giữa các loài trong quần xã. Giá trị chỉ số này càng cao sẽ làm cho tính ưu thế càng giảm, nghĩa là mức độ ưu thế sẽ phân đều cho các loài, do đó tính đa dạng của quần xã sẽ được tăng lên. Ý nghĩa của chỉ số này tương tự như chỉ số đồng đều Pielou (J’).

- Chỉ số đồng đều Pielou (J’): tính theo công thức J’=H’/logS Trong đó: S; tổng số loài; N: tổng số m u; ni: số cá thể của loài thứ i

Giá trị của J’ dao động từ 0-1. Giá trị của J’=1 khi số lượng cá thể của các loài trong quần xã bằng nhau.

- Loài ưu thế: là những loài có giá trị chỉ số ưu thế bằng hoặc lớn hơn 5% (Maria Sterzynska, 1990). Chỉ số ưu thế được tính theo công thức:

100

x n n Da

Trong đó: na: số lượng cá thể của loài a

n: tổng số cá thể của toàn bộ m u theo sinh cảnh hay địa điểm. - Loài phổ biến: là những loài có giá trị chỉ số thường gặp từ 50% -100% . Chỉ số thường gặp được tính theo công thức:

100

x N Na

C

60

N: tổng số lượng m u của sinh cảnh nghiên cứu

e) Vi sinh vật hại ngô

- Đối tượng: thành phần bệnh, các bệnh hại chính trên thân lá và vi sinh vật xâm nhiễm trên bắp/hạt

- Ghi nhận thành phần bệnh thân lá và trên bắp.

- Đánh giá tỷ lệ nhiễm và chỉ số nhiễm một số bệnh hại chính theo thang 9 cấp của CYMIT vào 75-80 NSG.

Đánh giá tỷ lệ nhiễm nấm trên bắp/hạt vào thời điểm thu hoạch.

4.1.6.3. Hiệu quả chống chịu thuốc trừ cỏ Glyphosate của ngô chuyển gen GA21

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 64 - 67)