Hiệu quả của ngô GA21trong phòng trừ cỏ dại trên ngô

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 96 - 98)

- Phương pháp: nghiên cứu đa dạng sinh học nhóm Collembola theo phương pháp của Gilarov (1975) Mỗi ô thí nghiệm thu 5 m u /lần điều tra với kích thước 5x5x10cm.

c. Ảnh hưởng của ngô GA21 đến bệnh hại trên ngô

5.1.1.3. Hiệu quả của ngô GA21trong phòng trừ cỏ dại trên ngô

Ngô GA21 kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate được đánh giá hiệu quả trừ cỏ (bằng cách phun Glyphosate trên tán lá 1 lần vào 18-25 ngày sau gieo) và kết hợp so sánh với giống nền NK66 công thức làm cỏ truyền thống bằng tay 2 lần /vụ và công thức không làm cỏ. Kết quả đánh giá đồng ruộng trong khảo nghiệm hạn chế được ghi nhận trong Bảng 16 cho thấy: sau khi phun thuốc 5 ngày ngô không chuyển gen (NK66) bắt đầu héo và sau 10 ngày cây ngô chết hoàn toàn, trong khi ngô GA21 v n sinh trưởng và phát triển tốt. Như vậy hiệu quả kháng thuốc trừ cỏ glyphosate của ngô GA21 được thể hiện rất rõ ràng trong khảo nghiệm hạn chế của cả 2 vụ liên tiếp tại BRVT

90

Bảng 17. Ảnh hưởng của phun Glyphosate đến sinh trưởng, phát triển của cây ngô

(Tân Thành, Bà Rịa, 2010)

Công thức Phương thức phòng trừ cỏ dại

Sinh trưởng của cây ngô sau khi áp dụng biện pháp trừ cỏ

Sau 5 ngày Sau 10 ngày NK66GA21 Phun glyphosate Sinh trưởng tốt Sinh trưởng tốt

NK 66 Phun glyphosate Héo rũ Chết hoàn toàn

NK 66 Phun nước, làm cỏ tay Sinh trưởng tốt Sinh trưởng tốt NK 66 Phun nước, không làm cỏ Sinh trưởng tốt Sinh trưởng tốt C919 Làm cỏ bằng tay Sinh trưởng tốt Sinh trưởng tốt

Nguồn: Viện Di truyền Nông nghiệp, 2010.

Ngoài ra, hiệu lực quản lý cỏ dại ở công thức phun glyphosate cũng được theo dõi và đánh giá. Diễn biến mức độ che phủ của cỏ dại trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây ngô trên các công thức được thể hiện ở Bảng 18.

Trước khi phun thuốc glyphosate và làm cỏ bằng tay thì tất cả các công thức tham gia khảo nghiệm đều có mức độ che phủ của cỏ dại là 65 %. Tại thời điểm đánh giá (7 ngày sau phun glyphosate và làm cỏ lần 1), mức độ che phủ của cỏ dại trong công thức ngô GA21 (phun thuốc trừ cỏ glyphosate) là 0 % (cỏ dại bị diệt hoàn toàn); Các công thức ngô không chuyển gen (làm cỏ bằng tay) độ che phủ là 5 %; nếu không làm cỏ, mức độ che phủ của cỏ dại lên tới 75%.

Bảng 18. Hiệu lực quản lý cỏ dại của giống chuyển gen GA21 kháng thuốc trừ cỏ

Nguồn: Viện Di truyền Nông nghiệp, 2010.

Công thức Phương thức phòng trừ cỏ

Mức độ che phủ của cỏ dại (%) sau khi phòng trừ Trước phòng trừ cỏ Sau 7 ngày Sau 20 ngày Sau 40 ngày Trước thu hoạch GA21 Phun glyphosate 65 0 0 5 25 NK 66 Làm cỏ bằng tay 65 5 30 10 30 NK 66 Không làm cỏ 65 75 90 100 100 C919 Làm cỏ bằng tay 65 5 30 10 30

91

Ghi nhận tại thời điểm trước thu hoạch, độ che phủ cỏ trong ô thí nghiệm ngô GA21 chỉ là 25%, thấp hơn làm bằng tay 2 lần/ vụ (30%), đạt hiệu quả trừ cỏ là 75% (so với không ngô không làm cỏ). Như vậy, kết quả cho thấy khả năng quản lý cỏ dại trên ruộng ngô GA21 xử lý glyphosate là rất tốt và có hiệu quả cao.

Nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành xác định khả năng chống chịu glyphosate của tổ hợp lai Bt11xGA21 kết hợp đánh giá hiệu lực quản lý cỏ dại của công thức phun glyphosate trùm cây 1 lần trong khảo nghiệm hạn chế 2 vụ liên tiếp của tổ hợp lai này. Kết quả cho thấy, tương tự như sự kiện GA21 riêng lẻ, tổ hợp lai Bt11xGA21 cũng thể hiện tính chống chịu cao với thuốc trừ cỏ gốc glyphosate và cho hiệu lực quản lý cỏ dại rất tốt trong suốt cả mùa vụ. Hiệu lực quản lý cỏ dại của Bt11xGA21 phun thuốc glyphosate tương đương với công thức làm cỏ tay hai lần (Báo cáo khảo nghiệm hạn chế ngô Bt11xGA21, Viện Di truyền, 2010).

5.1.2. Thảo luận

Qua 2 vụ khảo nghiệm hạn chế tại Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá những tác động của ngô GA21 (sự kiện gen GA21 được đưa vào giống ngô NK66) tới môi trường và đa dạng sinh học tại Việt Nam. Kết quả đánh giá được tổng hợp và phân tích cùng các nghiên cứu đã có trên thế giới cũng như các nghiên cứu của Công ty Syngenta nhằm mục đích trả lời 4 câu hỏi liên quan đến đánh giá rủi ro được nêu ở Điều 15, Nghị định 69/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Các phân tích chi tiết theo từng tiêu chí trong đánh giá rủi ro với môi trường và đa dạng sinh học được trình bày dưới đây:

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)