Đánh giá các đặc điểm nông sinh học, hình thái của ngô GA21trong điều kiện canh tác tại Việt Nam

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 86 - 87)

- Phương pháp: nghiên cứu đa dạng sinh học nhóm Collembola theo phương pháp của Gilarov (1975) Mỗi ô thí nghiệm thu 5 m u /lần điều tra với kích thước 5x5x10cm.

5.1.1.1. Đánh giá các đặc điểm nông sinh học, hình thái của ngô GA21trong điều kiện canh tác tại Việt Nam

canh tác tại Việt Nam

Các đặc tính để cây ngô trồng bị cỏ hoá bao gồm: tính ngủ nghỉ của hạt, tính rụng bắp và tính cạnh tranh (Baker 1974). Trong 2 vụ khảo nghiệm hạn chế, các đặc tính nông sinh học và hình thái của ngô GA21 được đánh giá và so sánh với giống nền NK66 và giống ngô phổ biến trong sản xuất C919 nhằm mục đích xác định có hay không nguy cơ trở thành cỏ dại của ngô GA21. Các kỹ thuật canh tác và chăm sóc được thực hiện theo 10TCN 341-2006 của Cục Trồng trọt - Bộ NN và PTNT. Tiến hành trừ cỏ bằng cách phun glyphosate trùm cây đối với công thức GA21, và làm cỏ tay 2 lần ở các công thức NK66 và C919. Kết quả được tổng hợp và trình bày trong Bảng 10 và Bảng 11.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy: ngô GA21 có các mốc thời gian sinh trưởng tương tự với giống nền NK66. Thời gian từ gieo đến mọc nhanh (4 ngày) và tương đương nhau giữa ngô GA21 và giống nền NK66 (Bảng 10), chứng tỏ không có hiện tượng ngủ nghỉ ở hạt giống. Thời gian trổ cờ, phun râu cũng như tổng thời gian sinh trưởng của ngô GA21 cũng tương tự giống nền NK66, trong khi đó giống đối chứng trong sản xuất C919 có các mốc thời gian trỗ cờ, phun râu sớm hơn (hoặc muộn hơn tùy theo thời vụ) và tổng thời gian sinh trưởng ngắn hơn (Bảng 10).

Chiều cao cây, màu sắc hạt, dạng hạt và các chỉ tiêu hình thái khác cũng đồng nhất giữa ngô GA21 và giống nền của nó (Bảng 11). Bên cạnh đó, tính m n cảm với một số bệnh hại ngô chính là như nhau. Ngô GA21 cũng nhiễm các loại bệnh chính như bệnh khô vằn, gỉ sắt, đốm lá lớn, đốm lá nhỏ, tương tự như giống nền NK66 (Báo cáo khảo nghiệm hạn chế ngô GA21 năm 2010, Viện Di truyền).

80

Bảng 10. Một số đặc điểm nông sinh học của ngô GA21 (BRVT, vụ Hè Thu và Thu Đông 2010)

TT Chỉ tiêu theo dõi Thời vụ GA21 NK66 C919

1 Tỷ lệ nảy mầm (%) Vụ 1 90b 95a 96a

Vụ 2 88b 88a 93a

2 Gieo - Mọc (ngày) Vụ 1 4 4 4

Vụ 2 4 4 4

3 Gieo - Trổ cờ (ngày) Vụ 1 48 48 49

Vụ 2 49 49 47

4 Gieo - Phun râu (ngày) Vụ 1 49 49 50

Vụ 2 51 51 49

5 TG sinh trưởng (ngày) Vụ 1 95 95 92

Vụ 2 98 98 96

Trong một hàng, các số liệu có cùng một chữ ái k ông sai k á ó ý ng ĩa t ống kê ở mức P<0.05

Nguồn: Viện Di truyền Nông nghiệp, 2010.

Bảng 11. Đặc điểm hình thái của ngô GA21 (BRVT, vụ Hè Thu và Thu Đông 2010)

TT Chỉ tiêu theo dõi Thời vụ GA21 NK66 C919

1 Chiều cao cây (cm) Vụ 1 205a 208a 209a

Vụ 2 189ab 192a 184b

2 Chiều cao đóng bắp (cm)

Vụ 1 103ab 104a 106a

Vụ 2 93ab 95a 94a

3 Mầu sắc hạt Vụ 1 vàng nhạt vàng nhạt vàng cam nhạt Vụ 2 vàng nhạt vàng nhạt vàng cam nhạt

4 Dạng hạt Vụ 1 BRN* BRN BRN

Vụ 2 BRN BRN BRN

Trong một hàng, các số liệu có cùng một chữ ái k ông sai k á ó ý ng ĩa t ống kê ở mức P<0.05

Nguồn: Viện Di truyền Nông nghiệp, 2010; *BRN: Bán ăng ngựa

Như vậy, các kết quả đánh giá đều cho thấy ngô GA21 có đặc điểm nông sinh học, hình thái hoàn toàn tương tự giống nền của nó là NK66. Sự kiện GA21 không làm phát sinh một giống ngô mới hay thể hiện sự sinh trưởng vượt trội, lấn át so với giống nền.Biểu hiện của protein mEPSPS chỉ có tác dụng giúp cây sống sót được khi xử lý Glyphosate chứ không có ảnh hưởng đến đặc tính nông học và kiểu hình của giống. Kết quả này cũng tương tự như các kết quả đã được ghi nhận trong các nghiên cứu trước đây của công ty Syngenta đã được phê chuẩn bởi nhiều Quốc gia trên thế giới (EFSA Journal 201; 9[12]:2480).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)