Ảnh hưởng của ngô GA21 đến thành phần động vật chân khớp trên không

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 112 - 115)

- Phương pháp: nghiên cứu đa dạng sinh học nhóm Collembola theo phương pháp của Gilarov (1975) Mỗi ô thí nghiệm thu 5 m u /lần điều tra với kích thước 5x5x10cm.

c. Ảnh hưởng của ngô GA21 đến bệnh hại trên ngô

5.2.2.1. Ảnh hưởng của ngô GA21 đến thành phần động vật chân khớp trên không

a) Ản ưởng đến thành phần loài

Kết quả khảo nghiệm diện rộng năm 2011 cho thấy, thành phần động vật chân khớp trên ruộng ngô khảo nghiệm khá phong phú về chủng loại. Tại Hưng Yên và Sơn La, đã ghi nhận được tổng số 57 loài trong đó có 31 loài sâu hại, 25 loài thiên địch và 1 loài thụ phấn (Bảng 21). Thành phần và mật độ của các loài trên ngô chuyển gen GA21 và giống nền NK66 là hầu như không khác biệt. Nhóm nghiên cứu nhận thấy, loài châu chấu sống lưng vàng xuất hiện trên công thức NK66 nhưng không quan sát thấy ở công thức ngô GA21. Tuy nhiên, do tần suất bắt gặp của loài này là rất ít nên không thể kết luận về sự khác biệt giữa hai công thức (Báo cáo khảo nghiệm diện rộng ngô GA21, Viện BVTV, 2011). Tại các địa điểm khảo nghiệm phía Nam (BRVT và Đăk Lăk) thành phần động vật chân khớp ghi nhận được gồm 51 loài, trong đó có 20 loài gây hại, 30 loài thiên địch và 1 loài thụ phấn (Bảng 20a). Thành phần các loài là hoàn toàn tương tự nhau giữa hai công thức ngô GA21 và NK66. Chi tiết về tần suất xuất hiện và thành phần loài được trình bày trong Báo cáo khảo nghiệm diện rộng ngô GA21, Viện BVTV và TT KKN Giống và SPCT Nam Bộ, 2011. Thành phần các loài động vật chân khớp phân theo nhóm đối tượng được trình bày trong Bảng 21b. Kết quả điều tra cũng cho thấy, không xuất hiện loài dịch hại mới nào trên tất cả các giống ngô đã khảo nghiệm. Các loài ghi nhận được đều là những loài đã xuất hiện ở Việt Nam từ trước tới nay. Đồng thời, cũng không thấy có sự bùng phát gây hại bất thường nào của các loài dịch hại trên ruộng ngô GA21và trên công thức giống nền NK66.

Như vậy, thành phần và mức độ hiện diện của các loài động vật chân khớp trên ngô GA21 và ngô NK66 là tương tự nhau. Kết quả này là đồng nhất tại các vùng sinh thái khác nhau và cũng đồng nhất với các số liệu thu được từ khảo nghiệm diện hẹp. Tương tự với kết luận của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA Journal 2011; 9(12):2480), kết quả khảo nghiệm diện rộng tại 4 vùng sinh thái một lần nữa khẳng định: không quan sát thấy bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào từ ngô GA21 và protein cải tiến mEPSPS biểu hiện trên ngô GA21 tới sự đa dạng và

106

Bảng 21a. Thành phần loài côn trùng và nhện trong khảo nghiệm ngô chuyển gen GA21 theo hệ thống phân loại

TT Bộ/Order Hưng Yên - Sơn La BRVT - Đăk Lăk

(Côn trùng và nhện) GA21 NK66 GA21 NK66

1 Lepidoptera (cánh vảy) 9 9 5 5 2 Orthoptera (cánh thẳng) 5 6 5 5 3 Homoptera (cánh đều) 6 6 6 6 4 Hemiptera (cánh nửa) 3 3 7 7 5 Thysanoptera (cánh tơ) 1 1 1 1 6 Coleoptera (cánh cứng) 17 17 10 10 7 Acarina (nhện nhỏ) 2 2 - - 8 Dermaptera (cánh da) 1 1 1 1 9 Araneae (nhện lớn) 5 5 9 9 10 Neuroptera (cánh mạch) 1 1 1 1 11 Diptera (hai cánh) 1 1 1 1 12 Hymenoptera (cánh màng) 5 5 5 5 Tổng số 56 57 51 51

Bảng 21b. Số lượng các loài côn trùng và nhện trong khảo nghiệm ngô chuyển gen NK66GA21 theo nhóm đối tượng

TT Nhóm đối tượng Hưng Yên-Sơn La BRVT - Đăk Lăk

GA21 NK66 GA21 NK66

1 Nhóm miêng nhai (sâu đục thân, cắn lá…) 19 20 11 11 2 Nhóm chích hút, giũa hút (rầy, rệp, bọ trĩ…) 11 11 9 9 3 Nhóm bắt mồi ăn thịt (nhện, bọ rùa…) 21 21 26 26 4 Nhóm ký sinh (ong ký sinh) 4 4 4 4 5 Nhóm thụ phấn (ong mật) 1 1 1 1 Tổng số 56 57 51 51

Nguồn: Viện BVTV; TT KKN Giống, Sản phẩm cây trồng Nam Bộ, 2011. b) Ản ưởng đến sâu hại không chủ đ n : ệp muội ngô

Việc đánh giá tác động của ngô chuyển gen tới mức độ gây hại của sâu hại ngô không chủ đích được thực hiện với loài chích hút là rệp muội ngô Rhopalosiphum maidis (Fitch). Ở Việt Nam, đã ghi nhận có 5 loài rệp muội hại ngô, nhưng loài Rh. maidis luôn luôn phát sinh với số lượng lớn, mật độ dày đặc ở mọi thời vụ ngô, đặc biệt trên ngô đông (N. Đ. Khiêm, 1995; N. T. K. Oanh, 1996; Q. T. Ngọ, 2000). Trong thí nghiệm khảo nghiệm ngô chuyển gen NK66GA21

107

diện rộng, loài Rh. maidis là đối tượng gây hại chính cho tất cả các giống ngô khảo nghiệm. Do đó, nhóm nghiên cứu đã chọn đối tượng này để so sánh có hay không sự tác động của ngô GA21 đến quần thể rệp muội nói riêng và đến sâu hại không chủ đích nói chung.

Kết quả điều tra cho thấy rệp muội ngô xuất hiện và gây hại đồng đều cho tất cả các giống ngô khảo nghiệm ở thí nghiệm GA21 tại Hưng Yên và Sơn La. Chúng có diễn biến về chỉ số gây hại tương tự nhau trên các công thức dùng giống ngô chuyển gen và các công thức dùng giống ngô không chuyển gen (Hình 5A, B). Kết quả tính toán cũng cho thấy chỉ số gây hại của chúng không sai khác nhau ở mức có ý nghĩa giữa các công thức ngô chuyển gen GA21 và các công thức giống nền NK66 ở từng kỳ điều tra tại mỗi địa điểm khảo nghiệm (Báo cáo khảo nghiệm diện rộng ngô GA21, Viện BVTV, TT KKN Giống, SPCT Nam Bộ, 2011).

Tại Đăk Lăk, lúc ngô hoàn tất trổ cờ, gặp thời tiết mưa lớn trong nhiều ngày, rệp bị chết nhiều, không ghi nhận có rệp hại ở các điểm điều tra (Hình 5D). Về sau vào giai đoạn ngô chín sáp và thu hoạch, chỉ số rệp hại và tỷ lệ hại có chiều hướng tăng lên, gây hại chủ yếu ở lá bắp. So sánh giữa công thức ngô GA21 và giống nền NK66 vào thời điểm cây trước trổ cờ, chỉ số rệp hại ở công thức không chuyển gen NK66 cao hơn, ngược lại, vào thời điểm chín sáp, các trị số này ở công thức ngô chuyển gen (GA21) cao hơn (Hình 5D). Nhìn chung, so sánh chênh lệch chỉ số hại giữa công thức giống ngô chuyển gen (GA21) và không chuyển gen (NK66) cho thấy: có thời điểm mức độ hại ở công thức chuyển gen cao hơn công thức không chuyển gen, có thời điểm thì ngược lại, nhưng sự sai khác này không ở mức có ý nghĩa (Báo cáo KN diện rộng ngô GA21, Viện BVTV, TT KKN Giống, SPCT Nam Bộ, 2011). Từ kết quả này cho thấy giống ngô GA21 không làm ảnh hưởng đến sự xuất hiện và sự gây hại của rệp muội ngô. Protein mEPSPS biểu hiện trên ngô GA21 không có ảnh hưởng gì đáng kể tới thành phần và mức độ gây hại của loại sâu hại phổ biến này.

108

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 112 - 115)