Kết quả so sánh đặc tính nông sinh học/nguy cơ trở thành dịch hại, cỏ dại của ngô GA21 kháng thuốc trừ cỏ glyphosate

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 108 - 112)

- Phương pháp: nghiên cứu đa dạng sinh học nhóm Collembola theo phương pháp của Gilarov (1975) Mỗi ô thí nghiệm thu 5 m u /lần điều tra với kích thước 5x5x10cm.

c. Ảnh hưởng của ngô GA21 đến bệnh hại trên ngô

5.2.1. Kết quả so sánh đặc tính nông sinh học/nguy cơ trở thành dịch hại, cỏ dại của ngô GA21 kháng thuốc trừ cỏ glyphosate

ngô GA21 kháng thuốc trừ cỏ glyphosate

Việc đánh giá nguy cơ trở thành dịch hại, cỏ dại đối với ngô GA21 đã đươc thực hiện trong khảo nghiệm hạn chế năm 2010. Trong khảo nghiệm diện rộng năm 2011, chúng tôi tiếp tục khảo sát lại các đặc tính nông sinh học của giống ngô GA21 và so sánh với giống nền của nó là NK66, nhằm xác định có hay không ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái khác nhau đến sự sinh trưởng, phát triển và kiểu hình của ngô GA21. Qua đó đánh giá nguy cơ trở thành cỏ dại, dịch hại của giống ngô GA21 này. Hai công thức thức GA 21 và NK66 không phun thuốc, chăm sóc và làm cỏ bằng tay đã được lựa chọn để so sánh và đánh giá

102

các chỉ tiêu này. Kết quả tổng hợp các đặc tính nông học tại 4 địa điểm khảo nghiệm được trình bày trong Bảng 19 và 20.

Kết quả ghi trong Bảng 19 cho thấy: tại một địa điểm khảo nghiệm, ngô GA21 và giống nền NK66 có thời gian mọc, trỗ cờ, phun râu và thu hoạch tương tự nhau. Tỷ lệ nẩy mầm cao (trên 90%) và không có sự khác biệt lớn giữa ngô GA21 và giống nền NK66. Tại các địa điểm khảo nghiệm miền Bắc, thời gian từ gieo đến mọc mầm 50% của cả 2 loại giống đều khá dài (9 ngày ở Hưng Yên và 10 ngày ở Sơn La), đó là do điều kiện thời tiết khô hạn ở giai đoạn đầu vụ. Tuy nhiên, ở các địa điểm khảo nghiệm phía Nam, do mưa nhiều, độ ẩm cao, thời gian mọc mầm của cả 2 giống ngô được rút ngắn xuống còn 4-5 ngày. Không quan sát thấy sự khác biệt về thời gian mọc mầm của cả 2 giống ngô. Ở cả hai công thức, hạt ngô đều mọc mầm sớm và không thể hiện đặc tính ngủ nghỉ.

Bảng 19. Một số đặc tính nông học của các giống ngô GA21 và NK66 trong khảo nghiệm diện rộng tại Hưng Yên, Sơn La, BRVT và Đăk Lăk

TT Chỉ tiêu theo dõi Hưng Yên Sơn La BRVT Đăk Lăk

GA21 NK66 GA21 NK66 GA21 NK66 GA21 NK66

1 Tỷ lệ nảy mầm (%) 90 95 95 95 93 97 92 97

2 Thời gian gieo-mọc (ngày)

9 9 10 10 4 4 5 5

3 Thời gian gieo-trỗ cờ (ngày)

66 66 59 59 50 50 51 51

4 Thời gian gieo- phun râu (ngày)

69 69 62 62 52 52 53 53

5 Thời gian sinh trưởng (ngày)

112 112 105 105 96 96 102 102

Nguồn: Viện BVTV; TT KKN Giống, Sản phẩm cây trồng Nam Bộ, 2011.

Đặc điểm hình thái của các giống ngô là yếu tố liên quan đến di truyền, chế độ kỹ thuật canh tác và các yếu tố ngoại cảnh. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các chỉ tiêu chiều cao cây, chiều cao đóng bắp của 2 loại giống GA21 và NK66 tại cùng một địa điểm khảo nghiệm không sai khác nhau nhiều, còn màu sắc hạt và dạng hạt của 2 loại giống ngô này hoàn toàn giống nhau ở tất cả các địa điểm khảo nghiệm (Bảng 20). Như vậy, kết quả khảo nghiệm diện rộng một lần nữa tái khẳng định kết quả thu được trong khảo nghiệm diện hẹp. Ngô GA21 có đặc điểm nông sinh học tương tự giống nền. Cả hai giống GA21 và NK66 đều thể hiện tính đồng nhất và ổn định cao về các chỉ tiêu nông sinh học qua các điểm khảo nghiệm. Như vậy, sự kiện chuyển gen GA21 hoàn toàn không làm phát sinh một giống ngô mới. Ngô chuyển gen GA21 có đặc điểm nông sinh học giống với ngô lai NK66, là một giống cây trồng có tính thuần hóa cao, phù hợp điều kiện thâm canh trong sản xuất và không thể tồn tại trong tự nhiên nếu không có sự can thiệp của con người.

Từ các đánh giá về đặc điểm nông sinh học của ngô GA21, xem xét các yếu tố phân loại và mức độ gần gũi giữa cây ngô với các loài thực vật trong cùng chi (genera), tông (tribe),

103

lịch sử hình thành và phát triển cây ngô tại Việt Nam, kết quả khảo nghiệm diện rộng tại 4 vùng sinh thái một lần nữa khẳng định ngô GA21 không có nguy cơ trở thành cỏ dại hay dịch hại và sự kiện chuyển gen GA21 cũng không thể tự phát tán ra môi trường tự nhiên.

104

Bảng 20. Một số đặc điểm hình thái của các giống ngô GA21 và NK66 trong khảo nghiệm diện rộng tại Hưng Yên, Sơn La, BRVT và Đăk Lăk

TT Chỉ tiêu theo dõi Hưng Yên Sơn La BRVT Đăk Lăk

GA21 NK66 GA21 NK66 GA21 NK66 GA21 NK66

1 Chiều cao cây (cm) 190,5 ± 1,72 195,2± 1,07 223,9 ± 2,12 225,5± 2,57 198,6 ± 3,0 201,8 ± 1,4 225,1 ± 2,7 224,4 ± 3,7 2 Chiều cao đóng bắp (cm) 84,8 ± 0,93 96,8 ± 1,31 125,8 ± 3,05 129,1 ± 2,28 104,8 ± 1,3 109,5 ± 1,7 127,8 ± 2,5 129,0 ± 2,2 3 Màu sắc hạt Vàng nhạt Vàng nhạt Vàng nhạt Vàng nhạt Vàng nhạt Vàng nhạt Vàng nhạt Vàng nhạt 4 Dạng hạt BRN** BRN BRN BRN BRN BRN BRN BRN ** BRN: Bán ăng ngựa

105

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 108 - 112)