trường và đa dạng sinh học tại Việt Nam.
Ngô GA21 đã được đánh giá và phê chuẩn là an toàn cho canh tác, sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chế biến ở trên rất nhiều nước trên thế giới (xem mục 3.1, phần III ở trên), và ngô GA21 cũng đã có lịch sử sử dụng an toàn hơn 10 năm qua mà không có bất cứ bằng chứng khoa học nào chỉ ra tính bất lợi hay những ảnh hưởng xấu tới môi trường,
32
đa dạng sinh học cũng như làm thực phẩm. Với yêu cầu khảo nghiệm đánh giá rủi ro sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học ở Việt Nam, căn cứ vào điều 15 của nghị định 69 là:
- Nguy cơ trở thành dịch hại, cỏ dại;
- Nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sinh vật không chủ đích; - Nguy cơ làm thay đổi bất lợi đến hệ sinh thái xung quanh; - Các tác động bất lợi khác.
Những dữ liệu khoa học và những lý luận khoa học được trình bày dưới đây là cơ sở để xác định các vấn đề cần khảo nghiệm trong điều kiện Việt Nam cũng như những vấn đề đã được khẳng định chắc chắn ở trên thế giới mà không cần nhắc lại trong các khảo nghiệm tại Việt Nam. Căn cứ vào những kế hoạch khảo nghiệm từ phía công ty (sau khi tham khảo ý kiến của những nhà khoa học và Hội đồng An Toàn Sinh Học), các kế hoạch khảo nghiệm hạn chế và diện rộng ngô chuyển gen GA21 đối với môi trường và đa dạng sinh học đã được phê chuẩn và cho thực hiện bởi bộ NN&PTNT trong năm 2010 và 2011. 3.2.1. Tính an toàn của ngô chuyển gen GA21 hay enzyme mEPSPS
Việc phát triển cây trồng chống chịu thuốc trừ cỏ được dựa trên 3 cơ chế sau:
- Tạo ra các enzyme không bị ảnh hưởng bởi thuốc trừ cỏ: tạo ra những thay đổi trong enzyme là mục tiêu của thuốc trừ cỏ nhằm mục đích ngăn cản sự tác động của thuốc trừ cỏ vào enzyme đó.
- Tăng cường sự biểu hiện của enzyme bị hại so thuốc trừ cỏ: Tăng cường sự biểu hiện của các protein (enzyme) mục tiêu bằng cách chuyển gen nhằm tăng số bản sao/tăng cường sự biểu hiện của enzyme mục tiêu. Số lượng enzyme/protein mục tiêu của thuốc trừ cỏ sẽ nhiều hơn hơn với lượng mà thuốc trừ cỏ có thể tác động nhờ đó quá trình sinh tổng hợp các hợp chất của cây v n được thực hiện bình thường ngay cả khi có mặt thuốc trừ cỏ.
- Tạo ra các enzyme làm mất độc tính của thuốc trừ cỏ: Chuyển gen tổng hợp enzyme có khả năng phá vỡ cấu trúc hóa học của phân tử thuốc trừ cỏ d n đến thuốc trừ cỏ bị mất hoạt tính.
Mức độ an toàn của cây trồng chuyển gen đã được chứng minh với 15 năm thương mại hóa. Mặc dù được cho là có nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường, đa dạng sinh học và sức khỏe con người, nhưng cho đến nay chưa có ghi nhận nào về ảnh hưởng bất lợi của cây trồng chuyển gen. Để được thương mại hóa và được chấp nhận tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, các cây trồng phải trải qua các quy trình quản lý an toàn sinh học được xây dựng đặc thù cho mỗi quốc gia.
33
Ngô chuyển gen chống chịu thuốc trừ cỏ chứa hoạt chất glyphosate GA21 được tạo ra bằng phương pháp bắn gen, sử dụng các tế bào huyền phù làm mô đích (bằng sáng chế quốc tế PCT/VS98/06640 (trang 75-77, Spencer và CS. 1998a). Gen đột biến 5-enol pyruvylshikimate-3-phosphate synthase (mepsps) biểu hiện trong ngô GA21 mang đặc tính ưu việt là cây ngô GA21 có thể chống chịu thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate, là những loại thuốc trừ cỏ không chọn lọc (trừ cả cỏ lá rộng và lá hẹp). Gen mepsps có nguồn gốc từ enzyme EPSPS, chúng có mặt phổ biến trong thực vật và vi sinh vật nhưng không xuất hiện ở động vật. m PSPS là enzyme được biến đổi với các đặc tính nhận biết là giống với enzyme gốc trong ngô tới 99,3%. Gen mã hóa cho enzyme này được chuyển vào thực vật để tạo thành cây trồng chuyển gen có khả năng chống chịu thuốc trừ cỏ glyphosate. Glyphosate ức chế hoạt động của EPSPS nội sinh trong cây trồng, kết quả d n đến ức chế quá trình sinh tổng hợp các amino axit thơm và hậu quả là cây trồng bị chết. Khác với PSPS được tổng hợp trong cây, mEPSPS bị bất hoạt bởi glyphosate. Do đó, cây chuyển gen mã hóa EPSPS phân lập từ vi khuẩn có khả năng chống chịu với thuốc trừ cỏ loại này (Nida và cs., 1996; Padgette và cs., 1995; Stallings và cs., 1991).
Lịch sử sử dụng an toàn của protein enolpyruvyl-shikimate-3-phosphate synthase:
EPSPS là protein có trong cây ngô, thuộc nhóm protein PSPS được tìm thấy rộng rãi trong thực vật và vi sinh vật nhưng không có trong động vật (Padgette và cs., 1996). Các phân tích sử dụng các công cụ tin sinh học để so sánh sự tương đồng về trình tự axit amin cho thất protein này không tương đồng với bất cứ chất gây dị ứng hay chất độc nào đã biết (Harrison và cs., 1996).
Cơ chế tác động của mEPSPS (enolpyruvyl-shikimate-3-phosphate synthase): Protein m PSPS được sản sinh và tham gia vào quá trình sinh tổng hợp các axit amin thơm trong các loài thực vật, vi sinh vật nhưng chúng lại không có mặt ở người và động vật có vú bởi các động vật có vú không có bộ máy đồng hóa để tổng hợp các axit amin có v ng thơm. Điều này giải thích đặc tính hoạt động chọn lọc trên thực vật, vi sinh vật mà không gây độc đến động vật của protein mEPSPS.
Các đánh giá in vitro về khả năng tiêu hóa: Các đánh giá in vitro đã được tiến hành trên protein enolpyruvyl-shikimate-3-phosphate synthase cho thấy enzyme này phân hủy nhanh chóng trong các phản ứng kiểm tra trong hệ tiêu hóa (Harrison và cs., 1996).
Đánh giá tính độc cấp tính: Ngô GA21 hay enzyme biến đổi m PSPS không co tính độc và dị ứng vì nó không có chuỗi đồng đẳng giống với các protein gây độc và gây dị ứng đã được biết đến. Các nghiên cứu về tính độc, dị ứng đã được kết luận bởi EFSA, 2011 và được mô tả trong mục 2.3.e, phần III ở dưới.