Nguy cơ trở ảnh hưởng bất lợi đến sinh vật không chủ đích của ngô GA

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 102 - 103)

- Phương pháp: nghiên cứu đa dạng sinh học nhóm Collembola theo phương pháp của Gilarov (1975) Mỗi ô thí nghiệm thu 5 m u /lần điều tra với kích thước 5x5x10cm.

c. Ảnh hưởng của ngô GA21 đến bệnh hại trên ngô

5.1.2.2. Nguy cơ trở ảnh hưởng bất lợi đến sinh vật không chủ đích của ngô GA

Ngô GA21 là giống ngô NK66 của công ty Syngenta được mang sự kiện chuyển gen GA21, có khả năng chống chịu với thuốc trừ cỏ không chọn lọc Glyphosate. Thuốc trừ cỏ Glyphosate tiêu diệt thực vật, trong đó có cây ngô, bằng cách ngăn cản enzim EPSPS, một loại enzym có mặt trong tế bào thực vật và vi sinh vật nhưng không có trong động vật, tham gia vào quá trình tổng hợp sinh học các amino axit thơm, vitamins và nhiều quá trình trao đổi chất thứ cấp của cây trồng.

Cây ngô GA21 mang gen mepsps được cải tiến so với gen epsps ban đầu. Kết quả là ngô GA21 biểu hiện protein m PSPS được cải tiến có khả năng giúp cây tăng cường khả năng chống chịu thuốc diệt cỏ glyphosate (Spencer và CS. 2000; Lebrun và CS. 2003). Ngô GA21 được dùng để khống chế cỏ một cách kinh tế. Mục tiêu ngô GA21 là kháng glyphosate, vì vậy không có tương tác giữa ngô GA21 và một sinh vật đích nào.

Các kết quả phân tích ngô GA21 xác định không có độc tố ở các nồng độ khác nhau. Biểu hiện của enzyme mEPSPS của ngô GA21 không gây rủi ro cho môi trường vì enzyme mEPSPS chỉ thay đổi 2 axit amin và được nhận diện giống với enzyme EPSPS trong ngô không chuyển gen và các vi sinh vật tới 99,3% (Hill, 2005). Quan sát trên các thí nghiệm đồng ruộng ở Tây Ban Nha (2008) cho thấy ngô GA21 không có tác động tiêu cực đến các sinh vật không chủ đích. Mức độ phong phú quần thể động vật chân khớp có ích trên đồng ruộng không khác biệt giữa ngô GA21 và ngô thường không chuyển gen (EFSA Journal 2011; 9(12):2480).

Thử nghiệm cho ong mật ăn phấn hoa của ngô GA21 và ngô thường cũng cho kết quả tương tự. Ong v n sinh trưởng, phát triển bình thường. Không quan sát thấy sự khác biệt trong tập quán kiếm ăn và tỷ lệ chết của ong. Thử nghiệm tiếp theo trên ấu trùng (2-3 ngày tuổi) cho ăn 2mg phấn hoa trộn với 30% sucrose cho thấy, cả ấu trùng ăn phấn hoa và ấu trùng trong công thức đối chứng đều hoá sâu trong cùng một ngày. Tỷ lệ sống sót của ấu trùng trong công thức cho ăn phấn hoa GA21 thậm chí còn cao hơn trong công thức đối chứng (EFSA Journal 2011; 9(12):2480).

Dựa vào những kết quả trên FSA đã kết luận ngô GA21 không gây ảnh hưởng bất lợi đến quần thể sinh vật không chủ đích. Sự khác biệt duy nhất giữa ngô GA21 và ngô không chuyển gen là sự sản sinh enzyme m PSPS để kháng thuốc trừ cỏ Glyphosate.

Protein mEPSPS biểu hiện trong ngô GA21 được cho là rất an toàn qua các phân tích về độc tính ( FSA, 2007). Căn cứ và cơ chế hoạt động của protein này (không có hoạt tính trừ sâu) và lịch sử sử dụng an toàn của ngô GA21 và các cây trồng chống chịu glyphosate khác, có thể nói rằng protein mEPSPS hầu như không thể gây ra ảnh hưởng bất lợi cho các sinh vật không chủ đích. Vì vậy các thử nghiệm xa hơn là không cần thiết (Garcia- Alonso và cộng sự, 2006; Raybould, 2006). Cho đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào cho

96

thấy protein mEPSPS gây ảnh hưởng bất lợi đến đa dạng sinh học và phong phú về loài sinh vật trên ruộng ngô (Firbank và cộng sự, 2003a; Cerdeira và Duke, 2006, 2007, 2010; Owen, 2008; CERA, 2010). Khảo nghiệm đồng ruộng với ngô GA21 của công ty Syngenta đã được thực hiện tại Philippine năm 2008 và kết quả khảo nghiệm cũng như báo cáo đánh giá rủi ro với ngô GA21 đã được chính phủ Philippine thông qua tháng 11 năm 2009 cũng không đề cập đến việc đánh giá các đối tượng sinh vật không chủ đích với ngô GA21. Tuy nhiên, trong 2 vụ khảo nghiệm hạn chế tại Việt Nam, để cung cấp thêm các dữ liệu về ảnh hưởng của ngô GA21 tới đa dạng sinh học, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá các tác động của ngô GA21 đến đối tượng không chủ đích, bao gồm thành phần quần thể chân khớp trên không (sâu hại, thiên địch, ký sinh và thụ phấn), nhóm chân khớp trong đất bọ đuôi bật Collembola và nhóm bệnh hại.

Các kết quả khảo nghiệm hạn chế đều cho thấy, ngô GA21 không có ảnh hưởng bất lợi nào đáng kể đến thành phần loài động vật chân khớp theo hệ thống phân loại cũng như theo vai trò trong ruộng ngô (Bảng 12a, b). Diễn biến phát sinh và gây hại của sâu hại chính là rệp ngô cũng hoàn toàn tương tự nhau giữa ngô GA21 và ngô thường NK66 (Hình 1). Ngoài ra, mật độ các loài chân khớp có ích trên ruộng ngô (bọ rùa, nhện lớn bắt mồi, cánh cứng cánh ngắn...) cũng không chịu bất cứ tác động bất lợi nào từ ngô chuyển gen GA21 trong suốt quá trình khảo nghiệm (Hình 2, 3, 4).

Để đánh giá ảnh hưởng của ngô GA21 tới quần thể động vật chân khớp trong đất, trong khảo nghiệm hạn chế tại Hưng Yên và BRVT, nhóm nghiên cứu đã điều tra thành phần loài, mật độ cá thể Collembola trong đất trồng ngô chuyển gen GA211 và giống đối chứng không chuyển gen NK66. Kết quả ghi nhận được là tương tự nhau (Bảng 13). Bên cạnh đó các chỉ số đa dạng, đồng đều của quần thể, tập hợp các loài ưu thế collembola trên hai ruộng ngô khảo nghiệm GA21 và NK66 cũng duy trì ở mức sai khác không đáng kể (Bảng 13 và 14).

Như vậy, đối với cả hai nhóm động vật chân khớp trong sinh cảnh ruộng ngô là nhóm côn trùng trên không và nhóm côn trùng trong đất, ngô GA21 đều không thể hiện bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào đến thành phần loài, mức độ phong phú, diễn biến mật độ cá thể… Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và kết quả khảo nghiệm 2 vụ hạn chế trên đồng ruộng Việt Nam đều chứng minh rằng ảnh hưởng của ngô GA21 đến các loài sinh vật không chủ đích là tương tự như giống truyền thống không chuyển gen. Cho đến nay, chưa quan sát thấy bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào của ngô GA21 tới quần thể sinh vật không chủ đích trong sinh cảnh ruộng ngô.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM ĐÁNH GIÁ RỦI RO NGÔ GA21 ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC (Trang 102 - 103)