0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Các biện pháp về mặt kỹ thuật

Một phần của tài liệu THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 65 -70 )

3.2.2.1. Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường trái phiếu niêm yết ở Việt Nam tuy hình thành và phát triển cùng thời gian với thị trường cổ phiếu nhưng cho đến nay quy mô vẫn còn khá hạn chế. Theo thống kê của 2 Sở giao dịch, tổng số trái phiếu trên toàn Thị trường đạt gần 1,78 tỷ đơn vị, chỉ chiếm 8% tổng khối lượng chứng khoán niêm yết. Trong đó đa phần là trái phiếu của các doanh nghiệp Nhà nước nhằm huy động vốn cho ngân sách. Tính riêng trên HOSE, đến cuối năm 2011 có 45 mã trái phiếu niêm yết trên sàn, trong đó có 5 mã trái phiếu của BIDV giao dịch từ trước khi cổ phần hóa, 1 mã trái phiếu của Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH), còn lại 39 loại trái phiếu của Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC) – công ty được thành lập từ Quỹ đầu tư phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, nắm giữ phần vốn Nhà nước tại các Tổng công ty, công ty Nhà nước trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Những con số trên cho thấy thị trường trái phiếu hiện nay chủ yếu là sân chơi của các doanh nghiệp quốc doanh, trong khi các loại hình doanh nghiệp khác vẫn chưa thể khai thác được những lợi ích của loại chứng khoán này.

Việc TDH trở thành doanh nghiệp cổ phần đầu tiên niêm yết hơn 2 triệu trái phiếu chuyển đổi (TPCĐ) có thời hạn 3 năm trên HOSE hi vọng sẽ mở ra một trào lưu khiến các doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác quan tâm hơn đến loại chứng khoán này. Trong tình hình hiện nay thì TPCĐ được xem là một giải pháp đối với việc huy động vốn của các doanh nghiệp. TPCĐ cũng mang lại cho nhà đầu tư những quyền lợi tương tự như trái phiếu thông thường, chỉ khác một điều là nhà đầu tư sẽ có thêm quyền lựa chọn có chuyển đổi trái phiếu đó thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai hay không. Chính đặc điểm này làm cho TPCĐ hấp dẫn nhà đầu tư hơn trái phiếu thông thường và cổ phiếu phổ thông. Bởi vì lãi suất của TPCĐ tuy thấp hơn nhưng cũng cố định giống như trái phiếu thường và trong bối cảnh giá cổ phiếu trên Thị trường đang tụt dốc như hiện nay, thì việc nắm giữ TPCĐ sẽ mang lại một nguồn thu nhập chắc chắn và ổn định hơn cho nhà đầu tư so với nắm giữ cổ phiếu. Chính những ưu điểm này của TPCĐ sẽ tạo cho nhà đầu tư có nhiều sự chủ động hơn trong các quyết định đầu tư của mình tùy theo diễn biến của thị trường cổ

phiếu, do đó kỳ vọng loại chứng khoán này sẽ được các nhà đầu tư đón nhận một cách tích cực. Đây thực sự là một hướng đi mà các nhà quản trị vốn doanh nghiệp nên cân nhắc và nghiên cứu sớm áp dụng khi mà việc huy động vốn từ thị trường cổ phiếu cũng như thông qua hệ thống ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn như hiện nay

3.2.2.2. Phát triển thị trường chứng khoán phái sinh

Chứng khoán phái sinh là những loại chứng khoán mà giá của chúng được quyết định bởi giá cả của một loại tài sản hoặc chứng khoán khác gọi là hàng hóa cơ sở. Các loại chứng khoán phái sinh phổ biến trên thị trường tài chính thế giới bao gồm hợp đồng tương lai (futures), hợp đồng quyền chọn (options) và hợp đồng hoán đổi (swaps). Ở Việt Nam, ngoại trừ một số ngân hàng đã triển khai hợp đồng hoán đổi ngoại tệ đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì có thể nói thị trường chứng khoán phái sinh, đặc biệt là các loại chứng khoán phái sinh mà hàng hóa cơ sở là cổ phiếu, trái phiếu chưa được phát triển. Nguyên nhân có thể do TTCK niêm yết vẫn đang trong giai đoạn phát triển, các nhà quản lý đang tập trung hoàn thiện TTCK nên chưa dành sự quan tâm sâu sắc đến việc xây dựng thị trường phái sinh.

Lợi ích của các loại chứng khoán phái sinh đối với Thị trường và nhà đầu tư là khá rõ ràng. Thứ nhất, việc phát triển các loại chứng khoán phái sinh sẽ giúp cho nhà đầu tư, nhất là các cổ đông chiến lược của doanh nghiệp, có thể thực hiện những chiến lược phòng vệ thích hợp cho các khoản đầu tư của mình. Bởi các cổ đông này nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp với mục đích chính là tạo mối quan hệ đối tác làm ăn lâu dài với nhau, cùng nhau thực hiện những mục tiêu chung nên rất ít khi nào họ chịu bán ra để hưởng chênh lệch thị giá. Do đó điều họ quan tâm không phải là giá cổ phiếu tăng bao nhiêu mà là giá cổ phiếu có thể giảm xuống bao nhiêu làm ảnh hưởng đến giá trị khoản đầu tư cũng như giá trị tài sản của họ. Chính vì vậy, họ cần những chiến lược phòng vệ nhằm đảm bảo giá trị khoản đầu tư của mình trong trường hợp giá cổ phiếu rớt xuống quá thấp.

Thứ hai, các nhà đầu tư cá nhân nhỏ lẻ trên Thị trường luôn mong muốn số lãi mà họ kiếm được trên một đồng vốn, hay nói cách khác là tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn, càng cao càng tốt. Vì vậy, bên cạnh việc giao dịch ký quỹ đã được SSC cho phép từ cuối năm 2011, họ mong muốn có một thị trường chứng khoán

phái sinh, đặc biệt là thị trường quyền chọn, để có thể nâng cao tỷ suất lợi nhuận cho khoản đầu tư của mình. Do trong hợp đồng quyền chọn, nhà đầu tư chỉ phải bỏ ra một số tiền nhỏ gọi là phí quyền chọn (premium) để sở hữu quyền mua (hoặc bán) một số lượng cổ phiếu trong tương lai chứ không cần thiết phải thực mua (bán) số lượng cổ phiếu đó nên số lượng cổ phiếu họ có thể giao dịch trong tương lai sẽ tăng gấp nhiều lần. Ví dụ một nhà đầu tư có 1 triệu đồng. Nếu mua cổ phiếu giá 10.000 đồng thì chỉ có thể mua được 100 đơn vị. Khi giá cổ phiếu lên 15.000 đồng thì nhà đầu tư lời 500.000 đồng, tỷ suất lợi nhuận 50%. Nếu có hợp đồng quyền chọn mua (call option) 1 cổ phiếu đó với giá thực hiện (strike price) là 10.000 đồng và mức phí 5.000 đồng thì nhà đầu tư sẽ mua được 200 quyền mua mà không cần phải thực mua số cổ phiếu đó. Khi đến hạn, nhà đầu tư thực hiện quyền mua 200 cổ phiếu với giá 10.000 đồng, đồng thời bán lại chúng trên Thị trường với giá hiện tại (theo trường hợp trên là 15.000 đồng) thì lợi nhuận mà người này đạt được là 1 triệu đồng, tỷ suất sinh lời đạt 100%. Nếu thị trường phái sinh được phát triển, nhất là option, thì những giao dịch như vậy sẽ giúp nâng cao tỷ suất lợi nhuận nhưng tiện lợi hơn hình thức ký quỹ do không bị ràng buộc nhiều về tỷ lệ ký quỹ cũng như loại chứng khoán được giao dịch ký quỹ, từ đó làm TTCK trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư trong nước nói riêng.

Thứ ba, các quy định hiện hành của Việt Nam không cho phép giao dịch bán khống cổ phiếu, nên việc đầu cơ giá xuống của nhà đầu tư ngắn hạn là không thể thực hiện được. Mà trong hoàn cảnh Thị trường luôn nằm trong xu hướng giảm điểm như hiện nay, nếu không được đầu tư giá xuống sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư, làm họ cảm thấy chán nản và không muốn đầu tư, từ đó lại gây áp lực giảm điểm thêm. Nếu thị trường phái sinh ra đời thì việc này sẽ được giải quyết mà không cần nhà đầu tư phải vi phạm quy định bán khống cổ phiếu. Cả hợp đồng tương lai và quyền chọn đều tạo cơ hội cho những nhà đầu tư kiếm lợi nhuận ngay cả khi Thị trường đi xuống. Bằng cách bán hợp đồng tương lai, bán quyền chọn mua hoặc mua quyền chọn bán với mức giá đã xác định trước thì khi giá cổ phiếu xuống càng thấp so với mức giá ấy, lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được sẽ càng cao. Do hợp đồng tương lai được xác định lời/lỗ hằng ngày theo phương thức bù trừ trên hệ thống nên không yêu cầu nhà đầu tư phải thực có số chứng khoán đó trong tài

khoản, và giao dịch mua bán cổ phiếu thực sự chỉ diễn ra khi hợp đồng đáo hạn theo thỏa thuận giữa các bên. Chính điều này sẽ tạo động lực cho nhà đầu tư tham gia giao dịch nhiều hơn trên TTCK, gia tăng tính thanh khoản cho Thị trường bởi dù tình hình Thị trường thế nào họ cũng vẫn có chiến lược đầu tư thích hợp để đạt được lợi nhuận cao nhất.

Lợi ích của chứng khoán phái sinh là rất đáng được quan tâm. Việc còn lại là làm thế nào xây dựng một thị trường như vậy ở Việt Nam. Giai đoạn trước mắt, các nhà quản lý Việt Nam nên cử những đoàn cán bộ đi tham quan học hỏi cách thức tổ chức thị trường phái sinh ở các nước có TTCK phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Úc, … Tiếp đó, mới các chuyên gia trong và ngoài nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thiết kế và xây dựng mô hình thị trường phù hợp trong điều kiện ở nước ta, đồng thời đạo tạo nguồn nhân lực cho việc vận hành thị trường. Do tại Việt Nam hiện có đến 2 Sở giao dịch chứng khoán nên ta có thể tận dụng cơ sở vật chất sẵn có của một Sở, có thể là HNX do có kinh nghiệm lâu hơn trong việc tổ chức đấu thầu, đấu giá trái phiếu để phát triển thị trường phái sinh và thị trường trái phiếu, còn cổ phiếu có thể được gom lại giao dịch tập trung tại HOSE do những quy định và chuẩn niêm yết trên đây là khá chặt chẽ và cao hơn. Với lợi thế của một thị trường đi sau các nước khác hàng chục năm nên theo dự kiến, nếu nhận được sự quan tâm xác đáng và nỗ lực hết mình của các cấp quản lý thì chỉ cần đến cuối năm 2012, mô hình thị trường phái sinh ở Việt Nam sẽ được xây dựng xong và đến giữa năm 2013 có thể chính thức bước vào hoạt động.

3.2.2.3. Rút ngắn thời gian giao dịch T+3

Theo quy định hiện hành, khi nhà đầu tư thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán thì nhà đầu tư không cần phải gặp mặt trực tiếp để thanh toán tiền cũng như nhận trực tiếp số chứng khoán đó mà tất cả sẽ được thực hiện thông qua hệ thống thanh toán bù trừ tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD). VSD sẽ nhận kết quả giao dịch từ các Sở giao dịch sau khi kết thúc mỗi phiên giao dịch và thực hiện việc bù trừ tiền thanh toán cũng như chứng khoán thông qua tài khoản chứng khoán lưu ký mà nhà đầu tư đã mở tại VSD. Sau đó, ngân hàng thanh toán – ở Việt Nam quy định mọi thành viên lưu ký chứng khoán phải mở tài khoản thanh toán tại một ngân hàng duy nhất là BIDV – sẽ thực hiện thanh toán theo kết quả bù trừ của VSD đối

với tài khoản của từng thành viên lưu ký (các công ty chứng khoán). Bước cuối cùng là các phòng thanh toán của các công ty chứng khoán sẽ thực hiện bù trừ cho từng tài khoản của nhà đầu tư mở tại công ty mình. Toàn bộ quy trình trên được thực hiện từ cuối mỗi phiên giao dịch mà lệnh mua bán được khớp và thời gian nhà đầu tư nhận được tiền hoặc chứng khoán đã mua là 3 ngày làm việc sau đó (T+3) đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và 1 ngày (T+1) đối với trái phiếu. Tuy nhiên, trên thực tế, do quá trình thanh toán bù trừ chỉ diễn ra khi phiên giao dịch kết thúc nên tiền và chứng khoán sẽ về đến tài khoản nhà đầu tư vào cuối ngày T+3. Chính vì vậy, nếu muốn giao dịch bán số chứng khoán đã mua hoặc dùng số tiền nhận được để mua chứng khoán khác thì nhà đầu tư phải chờ đến phiên giao dịch tiếp theo, tức thời gian thanh toán thực đối với cổ phiếu phải là T+4. Nói cách khác, nếu nhà đầu tư mua một cổ phiếu vào phiên giao dịch đầu tuần thứ Hai thì phải đến phiên cuối tuần thứ Sáu mới có thể bán ra số chứng khoán đó. Khoảng thời gian trên thực sự là khá dài đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là trên một thị trường có nhiều biến động như TTCK. Nếu chẳng may nhà đầu tư mua vào một loại chứng khoán ngay khi có thông tin bất lợi khiến giá cổ phiếu rớt sàn liên tục thì khi vừa về đến tài khoản, giá trị của số chứng khoán đã bị mất đi 20% đối với cổ phiếu trên sàn HOSE hay thậm chí là 28% đối với HNX. Đó thật sự là một rủi ro quá cao đối với nhà đầu tư, nhất là trọng thời điểm Thị trường có những diễn biến khó lường như hiện nay.

Xuất phát từ thực tế đó, tất cả các nhà đầu tư trên Thị trường, trong đó bao gồm cả những nhà đầu tư trong nước, đều mong chờ một sự thay đổi từ SSC về thời gian thực hiện thanh toán bù trừ chứng khoán theo hướng rút ngắn xuống còn T+2 hoặc T+1. Tuy nhiên, theo như khuyến nghị của Ngân hàng Thanh toán quốc tế (BIS), của Tổ chức các ủy ban Chứng khoán quốc tế (IOSCO) cũng như của nhóm G30 (nhóm các quốc gia có TTCK phát triển nhất), thì thời gian thanh toán T+3 được cho là khá phù hợp đủ để cho một nhà đầu tư nhận định được xu hướng tiếp theo của Thị trường cũng như đánh giá chiến lược đầu tư của mình vừa qua. Các nhà quản lý của SSC và Bộ Tài chính đều nhắm vào những lý luận trên để bảo vệ quan điểm của mình về việc không rút ngắn thời gian thanh toán. Thế nhưng, thực tế ở các nước, T+3 là khoảng thời gian nhà đầu tư đã có thể thực hiện tiếp những giao dịch với lượng chứng khoán hay tiền đã mua. Còn ở Việt Nam, mặc dù theo

quy định vẫn là T+3 nhưng với những phân tích ở trên, có thể thấy nhà đầu đang phải đối mặt với rủi ro T+4. Chính vì vậy, yêu cầu rút ngắn hơn nữa thời gian thanh toán là một yêu cầu hợp lý và đang rất cấp thiết của nhà đầu tư trên TTCK hiện nay.

Việc trước mắt SSC cần làm là đưa ra quy định rút ngắn thời gian chứng khoán và tiền về đến tài khoản là ngay trong sáng ngày T+3 hoặc chiều T+2 chứ không để đến chiều T+3 như hiện nay để nhà đầu tư không phải chờ đợi thêm một ngày. Điều này là hoàn toàn nằm trong khả năng về kỹ thuật cũng như quản lý hiện tại của VSD do chỉ chênh lệch sớm hơn so với hiện tại khoảng 5 – 6 giờ đồng hồ. Một lý do nữa là việc trên thực tế, chứng khoán đã ra khỏi tài khoản người bán từ ngày T+1, khoảng thời gian sau đó chỉ là việc đối chiếu, so khớp kết quả của các thành viên lưu ký và Sở giao dịch gửi về. Nếu có thể tự động hóa hoặc đẩy nhanh thời gian khâu này thông qua các phần mềm quản lý giao dịch hiện đại trên thế giới hiện nay thì việc chứng khoán về tài khoản kịp để giao dịch ngày T+3 là điều không khó. Thực hiện biện pháp này nhằm đưa Thị trường Việt Nam về đúng với bản chất của T+3, cũng là để nước ta tiến tới những tiêu chuẩn và thông lệ chung của thế giới. Đây được xem là giải pháp trong ngắn hạn nhằm trả lại cho Thị trường đúng những gì đáng lẽ ra đã phải làm từ lâu, đồng thời cũng phần nào giải tỏa sự mong đợi bấy lâu nay của nhà đầu tư, kích thích nhà đầu tư tham gia Thị trường nhiều hơn do rủi ro về thời gian đã bị hạn chế, góp phần cải thiện thanh khoản cho Thị trường.

Còn về dài hạn, việc có tiếp tục rút ngắn thời gian thanh toán còn T+1 hay T+0 hay không cần phải lấy ý kiến rộng rãi trong giới đầu tư cũng như các chuyên gia và nhà quản lý Thị trường, cũng như tham khảo kinh nghiệm của các thị trường phát triển trên thế giới do việc này đòi hỏi phải nâng cấp cả hệ thống quản lý và bù trừ của VSD, các Sở Giao dịch và thành viên lưu ký và ảnh hưởng đến an toàn cũng

Một phần của tài liệu THU HÚT DÒNG VỐN ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM (Trang 65 -70 )

×