Đổi mới việc quản lý CSVC-TBDH

Một phần của tài liệu Phát triển trường trung học cơ sở xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ đạt chuẩn quốc gia (Trang 82 - 86)

a. Mục tiêu của biện pháp

- Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Xây dựng cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các hoạt động dạy học, giáo dục đạt chất lượng tốt, đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

- Áp dụng công nghệ thông tin vào trong dạy và học, quản lý nhà trường.

b. Nội dung biện pháp

- Quản lý, bảo quản và sử dụng tốt, có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy và học tập.

- Khuyến khích giáo viên có sự chủ động, sáng tạo trong khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy, tự làm đồ dùng dạy học.

- Hàng năm đề nghị cấp trên bổ sung thêm trang thiết bị hiện đại. Cũng có thể xin kinh phí để nhà trường tự mua thiết bị, phương tiện, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập theo yêu cầu của bộ môn.

- Có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị dạy học đáp ứng tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

- Cần quan tâm tới điều kiện CSVC, trang thiết bị, phương tiện phục vụ giảng dạy, kể cả tài liệu giảng dạy, học tập, sách giáo khoa, sách tham khảo là một trong những thành tố của quá trình dạy học, là điều kiện không thể thiếu trong việc nâng cao chất lượng dạy học.

- Hàng năm nhà trường cần kiểm kê để nắm được tình hình thực tế để có sự bổ sung trang thiết bị đáp ứng nhu cầu về trang thiết bị trong dạy học.

- Cần đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học. Tổ chức các cuộc thi đồ dùng dạy học tự làm tại trường. Từ đó chọn các mẫu tốt có tính khoa học, tiện ích, hiệu quả trong sử dụng để giới thiệu và nhân rộng.

- Nhà trường có thể yêu cầu chính quyền địa phương căn cứ vào yêu cầu kinh phí xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia mà ra Nghị quyết về mức đóng góp của hộ gia đình trong địa phương. Nhà trường và địa phương phải phát huy hết khả năng của các hoạt động XHHGD. Ngoài việc huy động sự đóng góp của nhân dân địa phương, có thể kêu gọi sự ủng hộ, đóng góp của cán bộ, giáo viên, công chức địa phương, các nhà doanh nghiệp, con em địa phương công tác ở các vùng miền trong và ngoài nước, các hội đồng hương….Đồng thời cũng cần phải biết tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn ngân sách. Việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí huy động được phải thật sự rõ ràng, công khai, hiệu quả và tiết kiệm để nhân dân ủng hộ. Nhà trường cần phải làm cho nhân dân và tất cả mọi người thấy rõ lợi ích mà con em họ được hưởng khi học ở trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

- Xây dựng kế hoạch quản lý CSVC: Đánh giá thực trạng về các quy định quản lý CSVC đã có của nhà trường và mức độ hiệu lực của chúng thi hành chế định về quản lý CSVC trường THCS của CBQL, giáo viên và nhân viên trong nhà trường. Làm cho nhận thức của CBQL, giáo viên, nhân viên và CMHS hiểu về vai trò của CSVC nhà trường với yêu cầu phát triển đổi mới giáo dục. Nâng cao hiệu quả QL CSVC nhà trường, đặc biệt là quản lý, sử dụng đồ dùng, TBDH được cấp. Xác định rõ kết quả kiểm kê, kinh phí mua sắm CSVC nhà trường và công khai trước tập thể.

- Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý CSVC: Trên cơ sở đánh giá thực trạng QL CSVC, thiết lập quyền hạn, trách nhiệm của CB, GV, NV nhà trường nhằm phát huy vai trò của các tổ chức và đoàn thể trong nhà trường, dự kiến nguồn nhân lực, tài lực, phục vụ nâng cao chất lượng QL CSVC nhà trường.

- Quyết định và bố trí phân công nhiệm vụ cho CB, GV và NV theo nhu cầu công việc của quản lý CSVC một cách hợp lý, có tính khả thi cao và đảm bảo thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả. Chỉ đạo CBQL và người phụ trách CSVC thực hiện quyền hạn và trách nhiệm thực thi nhiệm vụ được giao.

- Hiệu trưởng dự thảo quy định quản lý CSVC trường chuẩn Quốc gia và tổ chức lấy ý kiến của Hội đồng trường, các tổ chuyên môn chỉnh lý và ban hành chính thức. Thiết lập quyền hạn và trách nhiệm của đội ngũ CBQL cấp tổ và giáo viên chủ nhiệm trong việc giám sát thi hành chế định ngành GDĐT và quy định của nhà trường về quản lý CSVC.

- Hướng dẫn việc triển khai thực hiện chế định GD&ĐT nói chung và quy định của nhà trường nói riêng về quản lý CSVC tới từng đơn vị và cá nhân trong trường. Thường xuyên cập nhật các thay đổi về chế định GD&ĐT để kịp thời bổ sung hoặc sửa đổi quy định quản lý CSVC của trường.

- Tổ chức giám sát, động viên, kích thích các lực lượng tham gia quản lý CSVC và tăng cường hiệu lực chế định GD&ĐT trong quản lý CSVC trường chuẩn quốc gia.

- Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch quản lý CSVC: Tổ chức họp Hội nghị liên tịch để đánh giá về hiệu quả của kế hoạch quản lý CSVC, về việc

tuyên truyền kế hoạch và sự phối hợp của các tổ chức, đoàn thể, CBGV và nhân viên phụ trách CSVC nhà trường. Đối chiếu tiêu chí, tiêu chuẩn với hiệu quả công việc của tập thể và cá nhân để định ra mức độ tuyên dương, khen thưởng. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các sai lệch so với kế hoạch đề ra, từ đó ra các quyết định hoặc có các biện pháp điều chỉnh kịp thời.

- Tận dụng tối đa CSVC hiện có để từng bước hoàn thiện các tiêu chí về CSVC của trường chuẩn Quốc gia. Từ đó nâng cao hiệu quả việc sử dụng TBDH hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên đáp ứng yêu cầu trường chuẩn Quốc gia.

- Đối với CSVC hiện có: Nâng cao hiệu quả sử dụng CSVC theo hướng bố trí xắp sếp lại toàn bộ CSVC theo cơ cấu các khối công trình của trường chuẩn quốc gia. Trên cơ sở đó, tiến hành cải tạo một số công trình đáp ứng được yêu cầu chuẩn quốc gia .

- Đối với TBDH hiện có: Nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trước hết là tổ chức tiếp nhận, bảo quản TBDH được cung cấp cùng một lúc và nhiều chủng loại tương ứng với chương trình và SGK: tranh, ảnh, bản đồ, mô hình, mẫu chữ, bộ đồ dùng học tập...

- QL chặt chẽ việc GV sử dụng có hiệu quả TBDH trong các giờ lên lớp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GD

- Hiệu trưởng phải là tốt công tác tham mưu với cấp trên cung ứng các điều kiện vật chất, tài chính để nhà trường khắc phục khó khăn. Tranh thủ các chương trình mục tiêu của tỉnh, khai thác các chương trình viện trợ của các tổ chức phi chính phủ, chương trình 135 và chương trình 30a của Chính phủ. Bên cạnh đó vận dụng sự đóng góp kinh phí của nhân dân theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm. Với các cách làm đó tạo ra nguồn kinh phí ổn định để hàng năm thực hiện các hạng mục về CSVC và TBDH cho trường chuẩn quốc gia.

- Sử dụng công nghệ thông tin vào trong dạy và học, quản lý nhà trường đặc biệt khai thác triệt để mạng Internet và trong hoạt động giáo dục nhà trường.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- BGH và các tổ chuyên môn của nhà trường cùng giáo viên phải xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị cụ thể theo từng tuần, kỳ và cả năm học.

- Có sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên, của chính quyền và nhân dân địa phương, của các cơ quan đóng trên địa bàn.

- Nhà trường phải có sổ theo dõi CSVC-TBDH ghi đầy đủ thống kê về số lượng, chất lượng làm căn cứ lập kế hoạch xây dựng, bổ sung, nâng cấp, cải tạo.

- CB, GV, NV phải nắm được cách sử dụng, bảo quản CSVC-TBDH mình được phân công bảo quản, sử dụng.

- Nguồn kinh phí phải được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm, đúng mục đích, không bị thất thoát.

Một phần của tài liệu Phát triển trường trung học cơ sở xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ đạt chuẩn quốc gia (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)