Tình hình phát triển KT-XH huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Phát triển trường trung học cơ sở xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ đạt chuẩn quốc gia (Trang 43)

Về kinh tế: Kinh tế của huyện chủ yếu tập trung là nông lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với 80% diện tích là đồi núi đây là một lợi thế để phát triển ngành lâm nghiệp, chủ yếu trồng cây lâu năm, rừng phòng hộ và nguyên liệu giấy. Năm 2016 diện tích rừng trồng tập trung đạt 1837,9 ha, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 154,2 tỷ đồng. Diện tích chè của cả huyện là 2.931,8 ha.Giá trị thủy sản đạt 10,4 tỷ đồng, tổng đàn lợn của huyện là 33.748 con, tổng đàn gia cầm là 463,2 nghìn con, tổng đàn trâu là 13.103 con, tổng đàn bò là 6.222 con. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 187,6 tỷ đồng, lương thực bình quân đầu người đạt 336,9 kg/người/ năm.

Nhìn chung Tân Sơn có nên kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề chưa có sự chuyển biến lớn, chất lượng sản xuất nông lâm nghiệp chưa cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật đưa cây giống, con giống có giá trị kinh tế cao vào sản xuất còn chậm. Sản xuất công nghiệp còn nhỏ lẻ, các ngành dịch vụ phát triển chưa đồng đều, tài nguyên du lịch chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng, sản phẩm du lịch chưa có đặc trưng của vùng miền.

Về kinh tế xã Xuân Sơn: Kinh tế của xã chủ yếu tập trung là nông lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với 90% diện tích là đồi núi đây là một lợi thế để phát triển ngành lâm nghiệp, chủ yếu trồng cây lâu năm, rừng phòng hộ và nguyên liệu giấy. Năm 2016 diện tích lâm nghiệp đạt 5231,1 ha, diện tích ngô của cả xã là 33 ha, diện tích gieo trồng lúa 84,5 ha, tổng đàn lợn của xã là 1.841 con, tổng đàn gia cầm là 6100 con, tổng đàn trâu là 347 con, đàn bò là 349 con, tổng đàn dê là 111 con. Thu nhập bình quân 12 triệu đồng/người/năm.

Nhìn chung Xuân Sơn có nên kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề chưa có sự chuyển biến lớn, chất lượng sản xuất nông lâm nghiệp chưa cao, ứng dụng khoa học kỹ thuật đưa cây giống, con giống có giá trị kinh tế cao vào sản xuất còn chậm. Sản xuất công nghiệp còn nhỏ lẻ, các ngành dịch vụ phát triển chưa đồng đều, tài nguyên du lịch chưa được khai thác.

Về văn hóa xã hội: Tân Sơn hiện có 80.643 người, gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã 185 khu dân cư với 8 dân tộc anh em cùng sinh sống trong đó dân tộc thiểu số chiếm 83% dân tộc Mường là 76%. Với 76% là dân tộc Mường nên truyền thống văn hóa chủ yếu là văn hóa Mường còn tương đối nguyên sơ như: Tục về nhà mới, lễ hội đâm Đuống, ném Còn trong dịp năm mới, lễ hội xuống đồng là những nét văn hóa cơ bản. Bên cạnh những nét văn hóa cơ bản trên thì nhà san cũng là một nét văn hóa cơ bản và nổi bật nhất của văn hóa Mường, nhà sàn hiện nay đã được quy hoạch và gìn giữ như một nét văn hóa cơ bản của người Mường để lại cho đời sau.

Về văn hóa xã hội xã Xuân Sơn: Xuân Sơn hiện có 1.128 người, gồm 4 khu dân cư với trên 98% là dân tộc thiểu số đó là dân tộc Mường và dân tộc Dao nên truyền thống văn hóa chủ yếu là văn hóa Mường và Dao còn tương đối nguyên sơ như: Tục về nhà mới, lễ Cấp sắc hay còn gọi là lễ đặt tên, ném Còn trong dịp năm mới, lễ hội xuống đồng là những nét văn hóa cơ bản.

Bên cạnh đó Xuân Sơn còn có vườn quốc gia Xuân Sơn là nơi dự trữ tài nguyên sinh quyển lớn của đất nước. Với hệ thống hang động núi đá vôi rất đẹp hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học. Nơi đây với đặc sản gà chín cựa, rau

sắng, lợn rừng nuôi....là những đặc sản chỉ có ở đây nên đã góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của xã.

Hiện nay 100% các khu đã có điện lưới quốc gia, có đường ô tô đến trung tâm xã và xe ô tô nhỏ đã có thể đến các khu lẻ tuy nhiên xã chưa có xe khách chạy đến để phục vụ cho việc đi lại của nhân dân. Hệ thống thông tin cũng bước đầu phát triển, xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học năm 2003 và phổ cập giáo dục THCS 2007. Tuy đã có nhiều cố gắng song nhìn chung chất lượng giáo dục vẫn còn thấp sơ với mặt bằng chung của huyện.

2.2. Trƣờng THCS Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.

2.2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh từ năm học 2012 - 2013 đến 2016 - 2017

Quy mô mạng lưới trường, lớp của nhà trường tính đến năm năm học 2016 - 2017 đã đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân trên địa bàn xã. Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học được tuyển sinh vào lớp 6 đạt tỷ lên 100%. Trong năm học 2016 - 2017 số học sinh tuyển vào lớp 6 là 17 em. Số học sinh của toàn trường là ít vì mỗi khối cũng chỉ có một lớp.

Bảng 2.1. Hệ thống trường, lớp, học sinh. Năm học Tổng số lớp Tổng số học sinh Số HS dân tộc Số học sinh nữ Ghi chú 2012 - 2013 4 48 48 21 2013 - 2014 4 44 44 44 2014 - 2015 4 53 53 23 2015 - 2016 4 54 54 24 2016 - 2017 4 64 64 23

(Nguồn thống kê tại trường THCS Xuân Sơn 5 năm gần đây)

2.2.2. Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học

Số phòng học của nhà trường cơ bản đáp ứng được nhu cầu về phòng học tuy chưa thực sự tiện nghi, không còn nhà hay lớp học tranh tre nứa lá. Bàn ghế học sinh và các trang thiết bị khác đều đảm bảo theo quy định. Tuy nhiên số phòng học chức năng của nhà trường còn thiếu so với yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.

Bảng 2.2. Thống kê về phòng học, phòng chức năng hiện có.

STT Loại phòng Tổng Kiên cố Cấp 4 Ghi chú

1 Phòng học văn hóa 4 4 2 Phòng thư viên 1 1 3 Phòng thiết bị 1 1 Ình 4 Phòng học bộ môn 0 5 Phòng họp 2 1 1 6 Phòng Đoàn đội 1 1 7 Phòng Y tế 1 1 8 Phòng ở giáo viên 9 9

(Nguồn thống kê tại trường THCS Xuân Sơn, tháng 12/2016)

2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Đội ngũ giáo viên nhà trường trong nhiều năm gần thường không đồng bộ về cơ cấu tỷ lệ giáo viên hợp gắn hạn còn cao. Giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn trở lên, tuổi đời và tuổi nghề của giáo nhà trường còn khá trẻ. Giáo viên thường xuyên biến động do thuyên chuyển công tác hoặc hết thời gian hợp đồng.

Bảng 2.3. Tổng hợp số lượng, trình độ đội ngũ CBQL, GV của trường từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2016 - 2017. Năm học Tổng số CBQL, GV Tổng số hợp đồng Trình độ ĐH Trình độ Ghi chú 2012 - 2013 14 1 10 4 2013 - 2014 13 2 11 4 2014 - 2015 12 2 9 3 2015 - 2016 12 5 10 2 2016 - 2017 15 6 13 2

Trong những năm gần đây số người được nhà trường tạo điều kiện cho đi đào tạo, bồi dưỡng ngày càng tăng, đáp ứng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn của cán bộ, viên chức và phù hợp với xu hướng phát triển chung của toàn ngành. Đây là yếu tố rất quan trọng để xây dựng phong trào giáo dục xã Xuân Sơn trong thời gian tới.

2.2.4. Chất lượng giáo dục học sinh

Bảng 2.4. Chất lượng giáo dục học sinh năm học 2015 - 2016

ĐVT: người

Nội dung

Tổng số HS

Gỏi (Tốt) Khá Trung bình Yếu, kém

SL % SL % SL % SL %

Hạnh

kiểm 53 45 84,9 8 15,1 0

Học

lực 53 1 1,9 19 35,8 30 56,6 3 5,7

(Nguồn thống kê tại trường THCS Xuân Sơn, tháng 12/2016)

- Hạnh kiểm: Đại bộ phận học sinh đều là con em dân tộc Mường và dân tộc Dao nên các em đều chăm ngoan và hiền lành. Học sinh luôn yêu mến trường lớp, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè chính vì vậy mà không có học sinh xếp loại hạnh kiểm từ trung bình trở xuống.

- Học lực: Tỷ lệ học đạt học lực khá giỏi là chưa cao và vẫn còn có học sinh có học lực yếu cần phải rèn luyện thêm trong hè.

2.2.5. Đánh giá chung về giáo dục. a. Những mặt mạnh: a. Những mặt mạnh:

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp các ngành đặc biệt là chính quyền địa phương.

- Giáo dục toàn diện ngày càng đẩy mạnh, chất lượng giáo dục đại trà ngày một nâng cao.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học từng bước được đầu tư.

- Là trường vùng cao nên đời sống dân trí còn thấp, đường xá đi lại khó khăn, mức độ quan tâm của phụ huynh đến học sinh là chưa được nhiều.

- Đơn vị chưa có phòng học bộ môn, trang thiết bị dạy - học còn thiếu thốn, chưa đáp ứng yêu cầu dạy - học hiện nay.

- Đội ngũ CBQL, GV hiện nay chưa thật mạnh về chất lượng. Vẫn còn nhiều giáo viên hợp đồng, một số giáo viên vẫn phải dạy trái ban.

- Chất lượng học sinh của đơn vị còn thấp so với các trường trong huyện. - Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là CSVC và chất lượng giáo dục chưa đáp ứng theo chuẩn.

c. Nguyên nhân:

- Phòng GD&ĐT huyện Tân Sơn và Chính quyền địa phương xã Xuân Sơn đã quan tâm chỉ đạo toàn diện đến đơn vị. Do đó sự nghiệp GD&ĐT của xã từng bước phát triển, chất lượng giáo dục toàn diện được tập trung đầu tư hơn. Song công tác tham mưu của nhà trường với các cấp ủy và chính quyền chưa thật sự tích cực và đạt hiệu quả cao.

- Nhà trường đã có kế hoạch động viên, khen thưởng, khích lệ giáo viên, học sinh có thành tích cao trong học tập; giúp đỡ CB, GV, HS có hoàn cảnh khó khăn cố gắng vươn lên .

- Là xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, nguồn thu nhập của địa phương và của người dân thấp, tỷ lên hộ nghèo còn cao nên việc đầu tư cho GD&ĐT còn nhiều hạn chế.

- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng các yêu cầu nội dung giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là chưa phù hợp với yêu cầu của trường chuẩn quốc gia.

2.3. Thực trạng trƣờng THCS Xuân Sơn theo chuẩn quốc gia.

Qua điều tra điều kiện thực tế của nhà trường và đối một cách chi tiết dựa theo 5 tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia đã được qui định. Kết quả cụ thể như sau:

1. Về lớp học:

Nhà trường có đủ các khối lớp, không quá 45 lớp vì hiện tại chỉ có 4 lớp. Mỗi lớp không quá 45 học sinh. Xu hướng chung trong toàn xã là số học sinh ít, số lớp và tỷ lệ học sinh/lớp chỉ ở mức là mỗi khối có 01 lớp do dân số trên địa bàn ít.

Bảng 2.5. Tình hình lớp, học sinh trong 5 năm học gần đây

Năm học Số lớp Số học sinh Học sinh /lớp Ghi chú

2012 - 2013 4 48 12

2013 - 2014 4 44 11

2014 - 2015 4 53 13,25

2015 - 2016 4 54 13,5

2016 - 2017 4 64 16

(Nguồn thống kê từ báo cáo tổng kết và sơ kết nhà trường , từ tháng 5/2013 đến tháng 12/2016)

2. Về tổ chức chuyên môn:

- Nhà trương có 2 tổ chuyên môn đó là tổ Khoa học tự nhiên và tổ Khoa học xã hội.

- Tổ chuyên môn nhà trường được thành lập và hoạt động theo đúng điều lên nhà trường, tổ chuyên môn đã giải quyết được những nội dung chuyên môn có tác dụng nâng cao trình độ và kinh nghiệm cho giáo viên, chất lượng và hiệu quả dạy- học. Nhà trường đã có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên, đạt chỉ tiêu về bồi dưỡng thường xuyên trong năm học. Tuy nhiên, tổ chuyên môn sinh hoạt đầy đủ nhưng chưa có chiều sâu, nội dung chưa phong phú.

3. Tổ văn phòng:

Tổ văn phòng đã được thành lập nhưng chưa có đủ số nhân viên hành chính theo Điều lệ nhà trường quy định. Tổ văn phòng nhà trường đã có hồ sơ quản lý nhưng chất lượng chưa cao, chưa đảm bảo quy định về mặt hành chính. Chất lượng công việc cũng còn hạn chế.

4. Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường:

Nhà trường đã có đủ các hội đồng theo quy định. Ban đại diện cha mẹ học sinh của nhà trường hoạt động tốt, đạt hiệu quả thiết thực và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nền nếp kỷ cương của nhà trường.

5. Tổ chức Đảng và các đoàn thể:

Nhà trường có Chi bộ riêng. Tổng số đảng viên trong trường là 7/15 = 46,7% tổng số cán bộ giáo viên, chi bộ nhà trường nhiều năm liền được xếp loại trong sạch, vững mạnh.

Các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ C hí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Chi hội khuyến học hoạt động thường xuyên nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao và chưa có chiều sâu đa số hoạt động theo thời vụ.

Tổ văn phòng không đủ số người theo quy định, kết quả và chất lượng hoạt động còn thấp, cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc trong các văn phòng còn quá thiếu thốn.

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả thực hiện tiêu chuẩn 1.

Nội dung tiêu chuẩn 1 Tổng

số Mức độ Ghi chú Đạt Chƣa đạt 1. Lớp học 4 x a. Có đủ các khối lớp 4 x b. Có nhiều nhất 45 lớp 4 x

c. Mỗi lớp có không quá 45 học sinh 4 x

2. Tổ chuyên môn 2 x

a. Các tổ bộ môn được tổ chức và hoạt

động theo đúng các qui định. x

b. Hàng năm giải quyết được ít nhất 2

nội dung chuyên môn có tác dụng x

c. Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình

độ chuyên môn cho giáo viên x

3. Tổ văn phòng 1 x

a. Được tổ chức và hoạt động theo đúng

các qui định của Điều lệ nhà trường. x

b. Quản lý, sử dụng tốt hồ sơ, sổ sách x

4. Hội đồng trường và các hội đồng

khác 1 x

5. Tổ chức Đảng và đoàn thể 1 x

a. Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh x

b. Có đủ các tổ chức đoàn thể và hoạt

động vững mạnh, tiên tiến. x

Tổng hợp chung về tiêu chuẩn 1 4 1

(Nguồn thống kê tại trường THCS Xuân Sơn, tháng 12/2016)

- Hoạt động của các tổ chuyên môn và các hội đồng chưa có chiều sâu, hiệu quả hoạt động chưa cao. Tổ văn phòng hoạt động chưa có hiệu quả vì thiếu nhân sự và phải làm kiêm nhiệm.

2.3.2. Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.

1. Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng Từ bảng 2.7 có thể nhận thấy:

Đối với Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng nhà trường đều đạt chuẩn về trình độ và chuyên môn nhiệp vụ cũng như đã qua các lớp quản lý hoặc nghiệp vụ quản lý do cấp trên tổ chức.

Bảng 2.7. Tổng hợp tình hình cán bộ quản lý. Chức danh Tổng số Nữ Đảng viên Trình độ

Chuyên môn Chính trị Quản lý

ĐH ĐH TC Đã BD Chƣa BD Hiệu trưởng 1 1 1 1 1 P.hiệu trưởng 1 1 1 1 1 Cộng 2 2 2 2 2

(Nguồn thống kê tại trường THCS Xuân Sơn, tháng 12/2016)

Tuy vậy đội ngũ CBQL nhà trường chưa có người nào được đào tạo chính trị ở trình độ đại học.

Như vậy vấn đề đặt ra là cần phải chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ nhà trường về trình độ chính trị, trình độ ngoại ngữ, tin học, quản lý hành chính nhà nước và pháp luật.

2. Giáo viên các bộ môn:

Bảng 2.8. Tổng hợp về đội ngũ giáo viên trường THCS Xuân Sơn

STT Nội dung Tổng số Giáo viên biên chế Giáo viên hợp đồng Trình độ đào tạo Ghi chú Đạt chuẩn

Một phần của tài liệu Phát triển trường trung học cơ sở xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ đạt chuẩn quốc gia (Trang 43)