Ngày 07/12/2012 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành “Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia” kèm theo Thông tư số 47/2012/TT- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2013 thay thế Thông tư số 06/2010/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường THCS trường THPT và trường PT có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia.
Theo đó, trường THCS đạt chuẩn quốc gia gồm các tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn 1 - Tổ chức và quản lý nhà trƣờng có 5 tiêu chí:
1. Mỗi trường học có tối đa 45 lớp, có đủ các khối lớp của cấp học. Số lượng học sinh một lớp không quá 45 em.
2. Có đủ các tổ chuyên môn, mỗi năm đề xuất được ít nhất hai chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học, có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên và tổ chuyên môn, đạt các qui định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
3. Tổ văn phòng đảm nhận được các công việc như văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học, bảo vệ và phục vụ các hoạt động của nhà trường, quản lý hồ sơ, sổ sách của nhà trường.
4. Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định, hoạt động có kế hoạch, xây dựng nền nếp kỷ cương của nhà trường.
5. Tổ chức Đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh, đạt chỉ tiêu về phát triển đảng viên. Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường được công nhận vững mạnh về tổ chức, có đóng góp trong các hoạt động ở địa phương;
Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên có 3 tiêu chí:
1. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ trường trung học, thực hiện tốt quy chế dân chủ, được xếp loại từ khá về chuẩn hiệu trưởng trường học.
2. Có đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có ít nhất 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên, có 100% giáo viên đạt loại khá về chuẩn nghề nghiệp.
3. Có đủ viên chức phụ trách thư viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học, được đào tạo đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ.
Tiêu chuẩn 3. Chất lƣợng giáo dục có 5 tiêu chí:
1. Tỷ lệ học sinh bỏ học không quá 1%, lưu ban không quá 5%, . 2. Chất lượng giáo dục:
- Về học lực: Số học sinh xếp loại giỏi đạt từ 3% trở lên, loại khá đạt từ 35% trở lên, loại yếu, kém không quá 5%.
- Về hạnh kiểm: Số học sinh xếp loại khá, tốt đạt từ 80% trở lên, số học sinh xếp loại yếu không quá 2%.
3. Các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp được thực hiện tốt. 4. Hoàn thành kế hoạch phổ cập giáo dục của địa phương.
5. Đảm bảo các điều kiện sử dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
Cán bộ quản lý, giáo viên biết sử dụng máy tính trong quản lý, giảng dạy và học tập nâng cao nghiệp vụ.
Tiêu chuẩn 4. Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có 5 tiêu chí:
1. Thực hiện công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tự chủ tài chính, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo qui định hiện hành.
2. Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường, các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng đảm bảo tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt. Các trường nội thành, nội thị có diện tích sử dụng ít nhất từ 6m2/học sinh. Các trường khu vực nông thôn có diện tích sử dụng ít nhất từ 10m2/học sinh.
3. Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học.
4. Cơ cấu các khối công trình trong trường bao gồm: khu phòng học, phòng bộ môn, có đủ phòng học cho mỗi lớp học (không quá 2 ca mỗi ngày); diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách, có phòng y tế trường học. Có các phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn, phòng thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm có đầy đủ trang thiết bị. Có thư viện theo tiêu chuẩn, chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử, cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước. Có phòng truyền thống, khu luyện tập thể dục thể thao, phòng làm việc của Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên. Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, có văn phòng nhà trường, phòng họp hội đồng, phòng họp tổ bộ môn, phòng thường trực, kho. Khu sân chơi đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát. Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường, có khu để xe trật tự, an toàn. Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy học, cho giáo viên, học sinh sử dụng, có hệ thống thoát nước.
5. Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học, có Website hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường.
Tiêu chuẩn 5. Quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội có 4 tiêu chí
1. Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể ở địa phương đề xuất các biện pháp thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.
2. Ban đại diện hội cha mẹ học sinh hoạt động có hiệu quả.
3. Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các tệ nạn xã hội xâm nhập học đường.
4. Huy động có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động giáo dục của nhà trường.
Như vậy, trường đạt chuẩn quốc gia là những trường vững mạnh về tổ chức, đội ngũ quản lý và giáo viên có trình độ chuyên môn cao, chất lượng giáo dục học sinh không ngừng được nâng cao, có đủ điều kiện cơ sở vật chất phương tiện để tiến hành quá trình giáo dục, được chính quyền, nhân dân và cha mẹ học sinh ủng hộ. Trường học đạt chuẩn quốc gia là niềm mơ ước, hy vọng về một tương lai tươi sáng của nền giáo dục Việt Nam.
1.4. Phát triển trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia
Phát triển trường THCS học đạt chuẩn quốc gia là sự tác động của chủ thể quản lý trường THCS đến các hoạt động xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia nhằm đạt tới mục tiêu hoàn thiện các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia đó là: Tổ chức và quản lý nhà trường ; Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; Chất lượng giáo dục; Tài chính, cơ sở vâ ̣t chất và thiết bị dạy học; Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hô ̣i.
Vì vậy, trong việc quản lí xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia, Hiệu trưởng trường THCS cần thực hiện các công việc sau:
1.4.1. Lập kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
- Nêu được đặc điểm tình hình thuận lợi, khó khăn, thực trạng ban đầu của nhà trường đối với việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
- Xác định rõ những mục tiêu cần đạt để đáp ứng từng tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
- Đề ra biện pháp khả thi phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương để đạt được các tiêu chí của trường chuẩn quốc gia.
- Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể về thời gian cần hoàn thiện từng chuẩn theo lộ trình hợp lí.
- Dự kiến các nguồn lực cần thiết để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: nguồn tài chính, nguồn nhân lực, ...
1.4.2. Tổ chức thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
- Tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tới CBQL, GV, NV, PHHS trong nhà trường, lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương và cộng đồng.
- Tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương; xin ý kiến Hội cha mẹ HS, hội đồng sư phạm nhà trường về sự thống nhất ủng hộ chủ trương xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
- Bàn bạc, trao đổi trong Chi ủy, Ban giám hiệu, Hội nghị liên tịch trong nhà trường về kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Báo cáo với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, Hội đồng sư phạm nhà trường, Hội cha mẹ HS về kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia và yêu cầu các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gồm đầy đủ các thành phần: Đại diện chính quyền địa phương, BGH nhà trường, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, Ban đại diện hội cha mẹ HS. Thành lập các tiểu ban nhỏ, mỗi ban đảm nhiệm một nhiệm vụ cụ thể: Ban xây dựng, ban, ban huy động nguồn lực XHHGD, ban tuyên truyền vận động, ban chuẩn bị hồ sơ, ban tài chính,...
- Sắp xếp và phân bố công việc, quyền hành và các nguồn lực khác nhau cho các thành viên trong Ban chỉ đạo, các tiểu ban nhỏ để có thể đạt được các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia một cách hiệu quả. Với các tiêu chuẩn khác nhau, Hiệu trưởng phải biết lựa chọn người có năng lực, sở trường phù hợp với mục tiêu và nguồn lực hiện có.
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Chỉ đạo từng tiểu ban căn cứ vào nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với từng lộ trình đã được xây dựng trong kế hoạch chung và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương. Các tiểu ban căn cứ vào kế hoạch đã đề ra để tiến hành thực hiện hoàn thiện từng tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. Cụ thể:
- Rà soát lại cơ cấu tổ chức nhà trường để sắp xếp, bổ sung cơ cấu bộ máy; phân bố số lớp, số HS/lớp đúng và đủ theo quy định của Điều lệ trường THCS. Tăng cường quản lý hành chính, các hoạt động GD, đội ngũ, CSVC theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu với phòng GD&ĐT và UBND huyện điều động GV cho nhà trường đủ số lượng theo quy định. Tích cực đánh giá, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ CBQL, GV theo Chuẩn nghề nghiệp và đạt tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
- Tăng cường xây dựng CSVC; bảo quản, sử dụng, mua sắm thêm TBDH đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia.
- Tăng cường mối quan hệ giữa gia đình - nhà trường - xã hội. Huy động tối đa sự ủng hộ về vật chất, sức lực của PHHS, các tổ chức đoàn thể, xã hội, cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng vào việc thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của nhà trường.
- Nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường: tăng cường bồi dưỡng HS năng khiếu, phụ đạo HS yếu; tổ chức hiệu quả, đa dạng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
- Thường xuyên điều hành, chỉ dẫn, đôn đốc, giám sát, khuyến khích động viên, điều khiển và điều chỉnh từng tiểu ban trong quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; giúp đỡ các thành viên của từng tiểu ban tháo gỡ, khắc phục khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.
1.4.4. Kiểm tra quá trình thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
Thường xuyên kiểm tra các hoạt động của từng tiểu ban về thực hiện yêu cầu của từng chuẩn. Cụ thể:
- Xây dựng lộ trình cần thực hiện xong từng chuẩn.
- Đánh giá việc thực hiện các chuẩn của từng tiểu ban trên cơ sở so sánh với lộ trình và yêu cầu đáp ứng từng tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
- Điều chỉnh hoạt động, hiệu quả thực hiện của từng tiểu ban khi có sự chênh lệch so với lộ trình, mục tiêu đặt ra.
Trường hợp cần thiết có thể phải điều chỉnh lộ trình, mục tiêu đã đặt ra
1.5. Vai trò của lãnh đạo các cấp trong việc huy động nguồn lực xây dựng trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia
1.5.1. Vai trò của phòng GD&ĐT.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo có vai trò rất lớn trong quản lý huy động các nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cho huyện. Dựa trên đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của tỉnh, của huyện khi đó phòng GD&ĐT có vai trò:
- Tham mưu với UBND huyện chương trình xây dựng trường chuẩn quốc gia theo từng giai đoạn cụ thể, đối với từng trường cụ thể, để từ đó có kế hoạch huy động nguồn lực tập trung cho các trường đang trong lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Căn cứ vào thực trạng và thế mạnh của nhà trường, chỉ đạo nhà trường xây dựng lộ trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
- Chỉ đạo nhà trường tổ chức tốt công tác tuyên truyền, động viên các trường phát huy thế mạnh của nhà trường để huy động được các nguồn lực xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Chỉ đạo nhà trường lập kế hoạch để huy động nguồn lực xây dựng trường chuẩn, trước hết tập trung vào một số hạng mục công trình cơ bản như: Cải tạo, sửa chữa các phòng học cũ đã xuống cấp, xây dựng mới các phòng học còn thiếu, các phòng làm việc của giáo viên, các phòng chức năng. Xây tường rào, công trình vệ sinh của giáo viên và học sinh. Các thiết bị và nội thất của các phòng.
- Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí để xây dựng các hạng mục công trình, nguồn lực kinh phí huy động, thời gian hoàn thành để có những biện pháp, giải pháp cụ thể trong việc chỉ đạo các nhà trường huy động nguồn lực.
- Công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia.
- Phối hợp thường xuyên với các tổ chức, ban ngành của huyện, đài truyền thanh - truyền hình của huyện, của xã thường xuyên đưa tin về tiến độ xây dựng những mô hình.
- Khuyến nghị kịp thời với các cơ quan cấp trên trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đối với địa phương kinh tế xã hội khó khăn, khó huy động nguồn lực.
- Giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận chức năng của Phòng Giáo dục và phân công 01 Lãnh đạo phòng theo dõi báo cáo của nhà trường, đặc biệt quan tâm đến việc huy động nguồn lực, đánh giá việc huy động nguồn lực của nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện trong từng năm học. Đặc biệt là dự kiến nguồn vốn cần huy động tư những nguồn nào, các nguồn đó cần mang tính khả thi, không nên làm kế hoạch với những giải pháp chung chung.
- Dự kiến nguồn kinh phí đầu tư của huyện, của địa phương, của phụ huynh đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm.
- Định rõ thời gian cần thực hiện và hoàn thành từng nội dung nào làm trước, nội dung nào làm sau, cụ thể hóa công việc cho từng tuần, tháng, kỳ, năm.
Trên cơ sở đó, phòng GD&ĐT kiểm tra, đánh giá việc huy động nguồn lực theo từng năm học, từng giai đoạn cụ thể theo đề án của nhà trường.
- Thường xuyên phối, kết hợp với chính quyền địa phương, doanh nghiệp xin hỗ trợ về nguồn lực cho nhà trường.
1.5.2. Vai trò của hiệu trưởng