Đảm bảo tính hiệu quả

Một phần của tài liệu Phát triển trường trung học cơ sở xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ đạt chuẩn quốc gia (Trang 65)

Các biện pháp phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia phải đem lại hiệu quả giáo dục cụ thể, vừa đáp ứng mục tiêu giáo dục THCS, mục tiêu phát triển nhà trường, đồng thời tạo ra được sự hài lòng của phụ huynh học sinh, của xã hội về chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.2. Các biện pháp phát triển trƣờng Trung học cơ sở Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn quốc gia.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực trạng phát triển trường THCS Xuân Sơn, huyện Tân Sơn đạt chuẩn quốc, chúng tôi cho rằng trường THCS Xuân Sơn cần thực hiện các biện pháp sau đây:

3.2.1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

a. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia cho lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội ở địa phương, CBQL, GV và PHHS nhà trường.

- Quyết tâm thực hiện thành công nghị quyết, kế hoạch của huyện, xã về việc xây dựng trường chuẩn quốc gia để nâng cao chất lượng giáo dục trong huyện, trong xã.

- Thực hiện đúng lộ trình xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch.

- Huy động triệt để các nguồn lực của địa phương, nhà trường và của nhà nước để xây dựng trường chuẩn.

- Thống nhất mục tiêu và kế hoạch của các lực lượng tham gia, nhà trường cần thực hiện một cách chủ động, sáng tạo.

b. Nội dung biện pháp

- Tuyên truyền về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia tới CBQL, GV, PHHS, lãnh đạo Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội và toàn thể nhân dân địa phương.

- Giúp cho CBQL, GV, PHHS hiểu được các yêu cầu, tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

- Kiểm tra lại từng tiêu chuẩn và xem lại những tiêu chuẩn đã đạt, chưa đạt, những tiêu chuẩn quá cao khó đạt để tập trung lực lượng hỗ trợ.

- Phân tích thực trạng của nhà trường, tìm những nguyên nhân chủ quan, khách quan, thế mạnh, điểm yếu để rút ra các bài học kinh nghiệm áp dụng cho phù hợp với điều kiện nhà trường.

- Tìm ra biện pháp để khắc phục những yếu kém, bất cập trong nhà trường, địa phương.

c. Cách thực hiện biện pháp

- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội và PHHS:

+ Nhà trường cần báo cáo với lãnh đạo địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng của trường chuẩn quốc gia. Phải tranh thủ diễn đàn các hội nghị ở địa phương để tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền, của các đoàn thể và nhân dân địa phương. Hội nghị nào nhà trường được tham gia đều tranh thủ diễn đàn để tuyên truyền về sự cần thiết, nhu cầu của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Quy chế công nhận trường chuẩn quốc gia quy định 5 tiêu chuẩn là đã hội tụ khá đầy đủ những điều kiện tạo thành một nhà trường hoàn chỉnh với chất lượng cao và toàn diện. Một nhà trường đạt chuẩn như thế là rất phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hợp với lòng dân. Khi người dân hiểu rõ như vậy thì họ sẽ đồng tình hưởng ứng và tích cực tham gia xây dựng nhà trường.

+ Trong quan hệ với địa phương, nhà trường luôn luôn giữ vai trò chủ động, trung tâm, nòng cốt. Quan hệ giữa nhà trường và gia đình, quan hệ giữa nhà trường với địa phương là quan hệ cơ bản nhất. Các mối quan hệ đó có thể dưới dạng phối hợp, kết hợp, liên kết.

+ Để duy trì và củng cố sự phối hợp vần có những điều kiện như: Tính lợi ích của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia với từng bộ phận, việc xây dựng tổ chức, tính năng động, uyển chuyển và tính hợp lý của cơ chế. Trong việc phát huy các nguồn lực cần xác định quan trọng nhất là yếu tố con người, cần có sự nhất trí về nhận thức và hành động, tạo nên sự đoàn kết, nhất trí phối hợp với nhau. Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, phương tiện, chất lượng giáo dục là rất cần thiết và quan trọng.

+ Muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nhà trường cần phải làm cho nhân dân địa phương thấy được sự cố gắng vươn lên của nhà trường, nhà trường đang cần sự hỗ trợ của cộng đồng trong công tác giáo dục con em họ. Muốn có được niềm tin yêu đó, nhà trường phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường cần gương mẫu, làm tốt công tác giáo dục toàn diện, đưa nhà trường đi lên.

+ Khi Đảng ủy - HĐND-UBND xã và lực lượng cha mẹ học sinh hiểu và thực sự có mong muốn, có quyết tâm để cùng tạo ra các nguồn lực nhằm đạt mục tiêu trong thời gian sớm nhất, làm cho họ nhận thấy đây là mục tiêu mà họ cần đạt được bằng mọi cách. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn thể cộng đồng dân cư và đồng thời là quyền lợi mà các cấp lãnh đạo cần tạo ra để con em nhân dân được hưởng thụ, là cơ hội tốt nhất để con em của họ có điều kiện tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

- Để giúp PHHS hiểu rõ hơn về trường đạt chuẩn quốc gia và thực sự có trách nhiệm chung tay góp sức cùng nhà trường xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, Hiệu trưởng cần tổ chức các hoạt động sau:

+ Thu thập ý kiến, nhu cầu của cha mẹ học sinh về xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

+ Triển khai các văn bản, chủ trương của ngành GD&ĐT: Quy chế công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia, Điều lệ trường THCS của Bộ GD&ĐT; định hướng của UBND huyện, UBND xã, phòng GD&ĐT huyện Tân Sơn về xây trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

+ Giới thiệu cho PHHS biết những trường đã đạt chuẩn trên địa bàn huyện đã đem lại những lợi ích thiết thực cho việc GD toàn diện học sinh.

+ Tạo điều kiện cho thành viên của Hội cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường. BGH cần tham mưu cụ thể, các dự toán thu chi của hội Cha mẹ học sinh và những đóng góp khác của cha mẹ học sinh xây dựng trường đạt chuẩn. Cần làm rõ trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia để họ hợp tác với nhà trường trong việc GD con em mình, không ỷ lại nhà trường và Nhà nước mà có nghĩa vụ tham gia đóng góp sức người, sức của để xây dựng nhà trường.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên:

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên nhà trường thông qua các buổi họp cơ quan, sinh hoạt chuyên môn, tự nghiên cứu học tập, hội thảo, tham quan học tập để nắm được các nội dung sau:

+ Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục THCS. + Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục. + Chương trình và các hoạt động giáo dục.

+ Vai trò, trách nhiệm của nhà giáo, của cán bộ QLGD.

+ Nhiệm vụ và quyền của người học, chính sách đối với người học.

+ Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, quan hệ giữa nhà gia đình nhà trường và xã hội.

+ Phổ cập giáo dục.

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, tổ chức và quản lý nhà trường. + Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục.

+ Quy định chuẩn hiệu trưởng trường THCS + Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS

+ Những thông tin văn bản về xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. + Tổ chức hội thảo, tham quan thực tế, tăng cường các hình thức giao lưu trao đổi kinh nghiệm để thấy được những lợi ích thiết thực và những tồn tại cần tránh, giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong quá trình tổ chức, quản lý thực hiện.

+ Tổ chức tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong tổ chức và quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Về hình thức tuyên truyền, phổ biến cần được đa dạng hóa nhằm nâng cao hiệu quả, lôi cuốn được nhiều người tham gia. Muốn việc tuyên truyền có hiệu quả chúng ta phải đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền: có thể là trực tiếp bằng lời hay gián tiếp hay bằng văn bản. Có một số việc làm như sau:

+ Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, cán bộ địa phương, hội cha mẹ học sinh thăm quan, học tập, nghe báo cáo của đơn vị bạn, trường bạn.

+ Tổ chức hội thảo về chuyên đề xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. + Tuyên truyền trực tiếp, cung cấp thông tin trong các cuộc họp của nhà trường, hội đồng sư phạm, ban đại diện cha mẹ học sinh, các cuộc họp của ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Thông qua các cuộc họp đó mà truyền đạt đến mọi người vai trò, ý nghĩa, tác dụng của trường THCS đạt chuẩn quốc gia, nội dung, yêu cầu của 5 tiêu chuẩn, kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia của nhà trường.

+ Tuyên truyền gián tiếp thông qua các văn bản, chỉ thị, báo cáo, thông báo ... chuyển đến các cấp, các ngành, các đoàn thể, các thành viên có liên quan nắm bắt chủ trương xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia và đào tạo, kế hoạch của nhà trường, để nắm bắt và phối hợp.

+ Tham mưu với Đảng ủy, chính quyền địa phương đưa vấn đề xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia vào nghị quyết, chương trình hành động của địa phương. Đây là việc làm mang tính quyết định, nó thể hiện việc

xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia là trách nhiệm của cả cộng đồng. Từ đó có cơ hội tranh thủ được sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng địa phương, huy động các nguồn lực của địa phương để xây dựng thành công trường THCS Xuân Sơn đạt chuẩn quốc gia.

+ Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức họp mặt, tổ chức kỉ niệm thành lập trường, các lễ hội, các cuộc giao lưu, các phong trào thi đua.

- Kiện toàn bộ máy chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia ở xã do Chủ tịch xã đứng đầu và hiệu trưởng trường THCS làm phó ban.

- Tham mưa để tuyển dụng mới, luân chuyển giáo viên để sung cho đủ số lượng và đảm bảo chất lượng giáo viên, nhân viên theo Quy chế công nhận trường chuẩn quốc gia.

- Rà soát lại các tiêu chuẩn đã đạt và chưa đạt được của nhà trường để lên kế hoạch thực hiện.

- Tập trung giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho địa phương, nhà trường.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà trường cần có đội ngũ báo cáo viên. Báo cáo viên có thể là cán bộ, giáo viên trong nhà trường hoặc là giảng viên mời. Đây là những người có hiểu biết về các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, về các tiêu chuẩn xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, có tâm huyết với phong trào giáo dục của nhà trường hoặc của ngành.

- Có phòng hội họp đầy đủ bàn ghế và các phương tiện nghe nhìn; có các văn bản qui định của Nhà nước, ngành và tài liệu về xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia; có các phương tiện thông tin tuyên truyền.

- Huyện ủy, đảng ủy chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện các nghị quyết của huyện của xã đối với địa phương, nhà trường.

- Ủy ban Nhân dân huyện, ủy ban nhân dân xã thường xuyên tổ chức giao ban về lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Lãnh đạo nhà trường quyết tâm chỉ đạo thực hiện các chủ trương, kế hoạch của Đảng bộ và chính quyền huyện và xã.

- Các cơ quan chức năng trong huyện đồng thuận, phòng giáo dục và nhà trường làm đầu mối liên kết tổ chức thực hiện.

3.2.2. Lập kế hoạch xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia trong kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường trong kế hoạch chiến lược phát triển của nhà trường

a. Mục tiêu của biện pháp

- Nhằm phối hợp các hoạt động của các bộ phận có liên quan trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và tập trung vào thực hiện các mục tiêu của nhà trường.

- Góp phần khẳng định sự phát triển của nhà trường trong tương lai ở một thời điểm nào đó.

- Nhằm đảm bảo cơ sở hợp lý cho hoạt động xây dựng trường chuẩn quốc gia và tạo khả năng huy động các nguồn lực.

b. Nội dung biện pháp

- Phân tích, đánh giá tình hình, đặc điểm bên trong và bên ngoài nhà trường theo 5 tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

- Lập kế hoạch, lộ trình xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia - Xác định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu và biện pháp thực hiện các mặt hoạt động của trường trong quá trình xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

- Báo cáo với Đảng ủy, chính quyền địa phương, phòng GD&ĐT về kế hoạch, lộ trình xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia

- Thành lập, tổ chức hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Những điểm cần chú ý khi lập kế hoạch xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia: có tầm nhìn xa, khoảng thời gian dài; mục tiêu rộng lớn, dài hạn; tính bao quát rộng; các biện pháp thực hiện có cả định tính và định lượng.

Kế hoạch xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia cần tập trung những nội dung sau:

- Phân tích, đánh giá tình hình, đặc điểm bên trong và bên ngoài nhà trường:

+ Tình hình, đặc điểm nhà trường; những thuận lợi, khó khăn, những việc đã làm được, những mặt còn yếu kém, tình hình đội ngũ cán bộ, giáo viên, về cơ sở vật chất, về chất lượng và các hoạt giáo dục, về công tác xã hội hóa giáo dục... Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

+ Tình hình bên ngoài nhà trường: đó là môi trường xã hội: những cơ hội mà trường có thể tận dụng như sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, nhu cầu học tập của học sinh, sự quan tâm của cha mẹ học sinh, phong tục tập quán, các giá trị văn hóa truyền thống. Những nguy cơ và thách thức nhà trường cần tránh và khắc phục như những biểu hiện tiêu cực, những tệ nạn xã hội ...

+ Những kết quả, những thành tích nhà trường đã đạt được trong những năm qua, nhất là trong thời gian gần đây, những kinh nghiệm thực tế, những sáng kiến của nhà trường và của các đơn vị bạn.

- Phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu và biện pháp thực hiện các mặt hoạt động của trường trong quá trình xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Cụ thể là.

+ Công tác xây dựng ĐNGV, nhân viên và CBQL nhà trường. + Công tác dạy học, GD cho học sinh.

+ Xây dựng, bảo quản và sử dụng CSVC, TBDH.

+ XHHGD, huy động cộng đồng tham gia công tác GD.

+ Việc quản lý, kiểm tra và đánh giá các họat động của nhà trường trong quá trình xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

- Trong mỗi mặt công tác của kế hoạch xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia có thể nêu ra:

+ Nội dung các hoạt động

Một phần của tài liệu Phát triển trường trung học cơ sở xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ đạt chuẩn quốc gia (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)