Những bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển trường trung học cơ sở xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ đạt chuẩn quốc gia (Trang 61)

- Xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" là chủ trương đúng đắn nhằm xây dựng một phong trào học tập lành mạnh, chất lượng cao.

- Đã có sự chỉ đạo sát sao, đúng hướng, cụ thể của các cấp lãnh đạo, sự quyết tâm của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong nhà trường, sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân, phụ huynh học sinh, sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp đóng trên địa bàn trong việc thực hiện kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Nhiệm vụ xây dựng nhà trường với các tiêu chuẩn, tiêu chí của trường chuẩn quốc gia theo từng năm học là nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các nhà trường, của mỗi cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.

- Đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là khâu quyết định đối với quá trình xây dựng nhà trường thành trường chuẩn quốc gia.

- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị là khâu căn bản trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Qua thống kê cho thấy có những biện pháp cần giải quyết kịp thời, đó là: - Phải quán triệt tư tưởng trong cán bộ, giáo viên, học sinh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. Thông qua đó mà gây ảnh hưởng tới địa phương và cộng đồng dân cư.

- Hình thành chương trình, kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia, kiểm tra đánh giá quá trình xây dựng nhà trường theo tiêu chuẩn trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

- Cấu trúc tổ chức bộ máy của nhà trường, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đạt tiêu chuẩn theo các qui định.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường.

- Làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền địa phương trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, tạo ra môi trường tốt phục vụ cho việc tiến hành các hoạt động dạy học, giáo dục.

- Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, đảm bảo sự phối hợp hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong chương 2, chúng tôi đã đề cập tới điều kiện tự nhiên và KT-XH, tình hình phát triển giáo dục và giáo dục, thực trạng việc phát triển trường THCS Xuân Sơn đạt chuẩn quốc gia.

Nhìn chung thực trạng giáo dục của xã Xuân Sơn còn gặp nhiều khó khăn. Điều này cần được sự quan tâm và động viên nhiều hơn nữa cả về vật chất lẫn tinh thần của các cấp có thẩm quyền để công tác phát triển nhà trường đạt chuẩn quốc gia đạt được kết quả như mong đợi.

1. Qua kết quả tổng hợp và việc phân tích thực tế thực hiện 5 tiêu chuẩn trường THCS đạt chuẩn quốc gia cho thấy:

- Tiêu chuẩn 1 có 4/5 (80%) số tiêu chí đạt chuẩn quy định, còn 1/5 (20%) tiêu chí chưa đạt.

- Tiêu chuẩn 2 có 3/3 (100%) số tiêu chí đạt chuẩn quy định.

- Tiêu chuẩn 3 có 4/5 (80%) số tiêu chí đạt chuẩn quy định, còn 1/5 (20%) tiêu chí chưa đạt.

- Tiêu chuẩn 4 chỉ có 2/5 (40%) số tiêu chí đạt chuẩn quy định, còn 3/5 (60%) tiêu chí chưa đạt.

- Tiêu chuẩn 5 có 3/4 (75%) số tiêu chí đạt chuẩn quy định.

2. Các số liệu thống kê cho thấy rằng, nếu nhà trường được biên chế đủ số nhân viên hành chính, nhân viên thư viện, thiết bị dạy học và được điều chỉnh về nội dung xã hội hoá giáo dục thì tỷ lệ của các tiêu chuẩn sẽ được nâng lên khá nhiều.

3. Nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa chất lượng giáo dục đặc biệt là công tác mũi nhọn và tăng cường phụ đạo học sinh thì sẽ đảm bảo chất lượng giáo dục từ đó các tiêu chuẩn sẽ đạt một cách vững chắc.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ XUÂN SƠN, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp.

Các biện pháp phát triển trường Trung học cơ sở Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn quốc gia dựa trên những nguyên tắc sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc tính hệ thống, đồng bộ

Tính hệ thống, đồng bộ của biện pháp yêu cầu phải chú ý đến tất cả các yếu tố, các khâu, các lực lượng tham gia vào công việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, đó là chính quyền, ngành giáo dục, nhà trường, các đoàn thể, nhân dân địa phương, giáo viên, học sinh, bởi đây là công việc của nhiều người, nhiều bộ phận tham gia, nhiều hoạt động với thời gian liên tục. Cần chú trọng hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng giáo dục…thống nhất các mục tiêu, yêu cầu và khai thác thực hiện đạt được mục tiêu đã xác định.

3.1.2. Đảm bảo tính pháp chế

Những biện pháp phát triển trường THCS Xuân Sơn đạt chuẩn quốc gia được đề ra phải phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các Thông tư, Quy định của Bộ GD&ĐT về quy chế công nhận trường đạt chuẩn quốc gia. Cụ thể, các biện pháp đưa ra phải căn cứ vào: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, Luật Giáo dục (2005), Điều lệ trường Trung học cơ sở, Thông tư số 47/2012/TT- BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ GD&ĐT.

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp được đề xuất xuất phát từ thực tế của địa phương xã Xuân Sơn, của ngành giáo dục, của nhà trường. Các kết quả khảo sát phải được phân tích, tìm ra được thực trạng, những ưu, nhược điểm, những nguyên nhân, những bài học kinh nghiệm để phát triển trường THCS Xuân Sơn đạt chuẩn quốc gia.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Các biện pháp phát triển trường THCS Xuân Sơn đạt chuẩn quốc gia phải phù hợp với khả năng thực tế của huyện, của xã, của nhà trường, phải được sự đồng thuận, thống nhất trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, ban ngành, các đoàn thể và nhân dân, tạo ra sức mạnh nội lực để thực hiện được các yêu cầu mà tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia đặt ra.

3.1.5. Đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia phải đem lại hiệu quả giáo dục cụ thể, vừa đáp ứng mục tiêu giáo dục THCS, mục tiêu phát triển nhà trường, đồng thời tạo ra được sự hài lòng của phụ huynh học sinh, của xã hội về chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.2. Các biện pháp phát triển trƣờng Trung học cơ sở Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ đạt chuẩn quốc gia.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và khảo sát thực trạng phát triển trường THCS Xuân Sơn, huyện Tân Sơn đạt chuẩn quốc, chúng tôi cho rằng trường THCS Xuân Sơn cần thực hiện các biện pháp sau đây:

3.2.1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia

a. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia cho lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội ở địa phương, CBQL, GV và PHHS nhà trường.

- Quyết tâm thực hiện thành công nghị quyết, kế hoạch của huyện, xã về việc xây dựng trường chuẩn quốc gia để nâng cao chất lượng giáo dục trong huyện, trong xã.

- Thực hiện đúng lộ trình xây dựng phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch.

- Huy động triệt để các nguồn lực của địa phương, nhà trường và của nhà nước để xây dựng trường chuẩn.

- Thống nhất mục tiêu và kế hoạch của các lực lượng tham gia, nhà trường cần thực hiện một cách chủ động, sáng tạo.

b. Nội dung biện pháp

- Tuyên truyền về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia tới CBQL, GV, PHHS, lãnh đạo Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội và toàn thể nhân dân địa phương.

- Giúp cho CBQL, GV, PHHS hiểu được các yêu cầu, tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.

- Kiểm tra lại từng tiêu chuẩn và xem lại những tiêu chuẩn đã đạt, chưa đạt, những tiêu chuẩn quá cao khó đạt để tập trung lực lượng hỗ trợ.

- Phân tích thực trạng của nhà trường, tìm những nguyên nhân chủ quan, khách quan, thế mạnh, điểm yếu để rút ra các bài học kinh nghiệm áp dụng cho phù hợp với điều kiện nhà trường.

- Tìm ra biện pháp để khắc phục những yếu kém, bất cập trong nhà trường, địa phương.

c. Cách thực hiện biện pháp

- Nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội và PHHS:

+ Nhà trường cần báo cáo với lãnh đạo địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xây dựng của trường chuẩn quốc gia. Phải tranh thủ diễn đàn các hội nghị ở địa phương để tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền, của các đoàn thể và nhân dân địa phương. Hội nghị nào nhà trường được tham gia đều tranh thủ diễn đàn để tuyên truyền về sự cần thiết, nhu cầu của việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Quy chế công nhận trường chuẩn quốc gia quy định 5 tiêu chuẩn là đã hội tụ khá đầy đủ những điều kiện tạo thành một nhà trường hoàn chỉnh với chất lượng cao và toàn diện. Một nhà trường đạt chuẩn như thế là rất phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hợp với lòng dân. Khi người dân hiểu rõ như vậy thì họ sẽ đồng tình hưởng ứng và tích cực tham gia xây dựng nhà trường.

+ Trong quan hệ với địa phương, nhà trường luôn luôn giữ vai trò chủ động, trung tâm, nòng cốt. Quan hệ giữa nhà trường và gia đình, quan hệ giữa nhà trường với địa phương là quan hệ cơ bản nhất. Các mối quan hệ đó có thể dưới dạng phối hợp, kết hợp, liên kết.

+ Để duy trì và củng cố sự phối hợp vần có những điều kiện như: Tính lợi ích của việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia với từng bộ phận, việc xây dựng tổ chức, tính năng động, uyển chuyển và tính hợp lý của cơ chế. Trong việc phát huy các nguồn lực cần xác định quan trọng nhất là yếu tố con người, cần có sự nhất trí về nhận thức và hành động, tạo nên sự đoàn kết, nhất trí phối hợp với nhau. Các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, phương tiện, chất lượng giáo dục là rất cần thiết và quan trọng.

+ Muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nhà trường cần phải làm cho nhân dân địa phương thấy được sự cố gắng vươn lên của nhà trường, nhà trường đang cần sự hỗ trợ của cộng đồng trong công tác giáo dục con em họ. Muốn có được niềm tin yêu đó, nhà trường phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đẩy mạnh phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt", mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường cần gương mẫu, làm tốt công tác giáo dục toàn diện, đưa nhà trường đi lên.

+ Khi Đảng ủy - HĐND-UBND xã và lực lượng cha mẹ học sinh hiểu và thực sự có mong muốn, có quyết tâm để cùng tạo ra các nguồn lực nhằm đạt mục tiêu trong thời gian sớm nhất, làm cho họ nhận thấy đây là mục tiêu mà họ cần đạt được bằng mọi cách. Đây là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn thể cộng đồng dân cư và đồng thời là quyền lợi mà các cấp lãnh đạo cần tạo ra để con em nhân dân được hưởng thụ, là cơ hội tốt nhất để con em của họ có điều kiện tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

- Để giúp PHHS hiểu rõ hơn về trường đạt chuẩn quốc gia và thực sự có trách nhiệm chung tay góp sức cùng nhà trường xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, Hiệu trưởng cần tổ chức các hoạt động sau:

+ Thu thập ý kiến, nhu cầu của cha mẹ học sinh về xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia.

+ Triển khai các văn bản, chủ trương của ngành GD&ĐT: Quy chế công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia, Điều lệ trường THCS của Bộ GD&ĐT; định hướng của UBND huyện, UBND xã, phòng GD&ĐT huyện Tân Sơn về xây trường THCS đạt chuẩn quốc gia.

+ Giới thiệu cho PHHS biết những trường đã đạt chuẩn trên địa bàn huyện đã đem lại những lợi ích thiết thực cho việc GD toàn diện học sinh.

+ Tạo điều kiện cho thành viên của Hội cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động của nhà trường. BGH cần tham mưu cụ thể, các dự toán thu chi của hội Cha mẹ học sinh và những đóng góp khác của cha mẹ học sinh xây dựng trường đạt chuẩn. Cần làm rõ trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia để họ hợp tác với nhà trường trong việc GD con em mình, không ỷ lại nhà trường và Nhà nước mà có nghĩa vụ tham gia đóng góp sức người, sức của để xây dựng nhà trường.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí và giáo viên:

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên nhà trường thông qua các buổi họp cơ quan, sinh hoạt chuyên môn, tự nghiên cứu học tập, hội thảo, tham quan học tập để nắm được các nội dung sau:

+ Vị trí, vai trò và mục tiêu của giáo dục THCS. + Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục. + Chương trình và các hoạt động giáo dục.

+ Vai trò, trách nhiệm của nhà giáo, của cán bộ QLGD.

+ Nhiệm vụ và quyền của người học, chính sách đối với người học.

+ Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục, quan hệ giữa nhà gia đình nhà trường và xã hội.

+ Phổ cập giáo dục.

+ Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường, tổ chức và quản lý nhà trường. + Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục.

+ Quy định chuẩn hiệu trưởng trường THCS + Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS

+ Những thông tin văn bản về xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. + Tổ chức hội thảo, tham quan thực tế, tăng cường các hình thức giao lưu trao đổi kinh nghiệm để thấy được những lợi ích thiết thực và những tồn tại cần tránh, giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong quá trình tổ chức, quản lý thực hiện.

+ Tổ chức tạo điều kiện cho CBQL, giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong tổ chức và quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia.

- Về hình thức tuyên truyền, phổ biến cần được đa dạng hóa nhằm nâng cao hiệu quả, lôi cuốn được nhiều người tham gia. Muốn việc tuyên truyền có hiệu quả chúng ta phải đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền: có thể là trực tiếp bằng lời hay gián tiếp hay bằng văn bản. Có một số việc làm như sau:

+ Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh, cán bộ địa phương, hội cha mẹ học sinh thăm quan, học tập, nghe báo cáo của đơn vị bạn, trường bạn.

+ Tổ chức hội thảo về chuyên đề xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia. + Tuyên truyền trực tiếp, cung cấp thông tin trong các cuộc họp của nhà trường, hội đồng sư phạm, ban đại diện cha mẹ học sinh, các cuộc họp của ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường. Thông qua các cuộc họp đó mà truyền đạt đến mọi người vai trò, ý nghĩa, tác dụng của trường THCS đạt chuẩn quốc gia, nội dung, yêu cầu của 5 tiêu chuẩn, kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia của nhà trường.

Một phần của tài liệu Phát triển trường trung học cơ sở xuân sơn, huyện tân sơn, tỉnh phú thọ đạt chuẩn quốc gia (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)