Hiệu trưởng trường THCS là người trực tiếp điều hành việc huy động các nguồn lực đảm bảo cho lộ trình phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia, có vai trò sau đây:
-Đưa ra định hướng chiến lược và quyết định các kế hoạch huy động nguồn lực phát triển nhà trường.
- Quyết định cơ cấu nhân lực và các nguồn lực khác cho huy động nguồn lực phát triển nhà trường.
- Giữ vai trò điều phối trung tâm trong thiết lập, phát triển mối quan hệ với các đối tác cung cấp nguồn lực cho nhà trường.
- Tư vấn, đàm phán, nhà đầu tư, người huấn luyện viên, người tổng kết, kiểm soát các nguồn lực đã được huy động để phát triển trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
- Thường xuyên báo cáo kết quả đạt được, những khó khăn, giải pháp, kiến nghị đề nghị đối cơ quan quản lý cấp trên để tiếp tục tham mưu cùng nhà trường tháo gỡ khó khăn rút kinh nghiệm để việc huy động nguồn lực thật sự hiệu quả.
- Làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền địa phương thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia cấp xã. Trưởng ban là đồng chí Chủ tịch UBND xã, Phó trưởng ban và các thành viên là đại diện của ngành giáo dục, các ban ngành cấp xã.
- Tuyên truyền để nâng cao nhận thức: Cấp uỷ, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội, nhân dân và cán bộ, giáo viên phải nhận thức sâu sắc việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một yêu cầu cấp thiết, tất yếu để nâng cao chất lượng giáo toàn diện cho bậc THCS trong giai đoạn hiện nay mà đối tượng được thụ hưởng trước hết chính là con em họ.
- Xây dựng được một lộ trình vừa mang tính cụ thể vừa mang tính ổn định lâu dài cả trong quy hoạch và xây dựng. Nhà trường đăng kí xây dựng chuẩn căn cứ trên các tiêu chí của trường chuẩn phải xây dựng được đề án cụ thể làm cái gì trước, cái gì sau, biết ưu tiên những điều kiện nào về CSVC, về con người để học sinh được thụ hưởng trước hết nhằm nâng cao chất lượng, tạo sức thuyết phục đối với phụ huynh học sinh. Đề án phải được thông qua chính quyền địa phương, được nhân dân đóng góp ý kiến. Có thể coi đây như là bài học về công khai kế hoạch, xã hội hoá kế hoạch trong xây dựng trường chuẩn quốc gia. Thực tế cho thấy khi nhân dân, các cấp, các ngành, các đoàn thể thấy được sự cấp thiết của một hạng mục công trình cho con em họ thụ hưởng để nâng cao chất lượng thì họ sẵn sàng đầu tư xây dựng.
- Phải tham mưu được cho các cấp uỷ địa phương ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn mình, từ đó mà trình Hội đồng nhân dân các cấp công khai phương án thu chi, xây dựng và giám sát.
- Phân công cán bộ chỉ đạo theo từng khu để chịu trách nhiệm cả trong định hướng, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Đặc biệt là tham mưu để xã phân công các đồng chí trong cấp uỷ, chính quyền địa phương tham gia chỉ đạo và chịu trách nhiệm. Nên coi kết quả chỉ đạo trường chuẩn là một tiêu chí thi đua của cá nhân các đồng chí được phân công.
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng tới xây dựng phát trƣờng Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.
1.6.1. Yếu tố bên trong.
- Đội ngũ quản lý: Trường chuẩn quốc gia yêu cầu CBQL đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Nếu CBQL đạt chuẩn hoặc trên chuẩn thì dễ dàng tạo ra uy tín thực chất, chỉ có uy tín thực chất về chuyên môn thì BGH mới quản lý được hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường. Nếu trình độ chuyên môn của CBQL chưa đáp ứng yêu cầu của trường chuẩn quốc gia thì việc lãnh đạo, quản lý, triển khai, thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ gặp khó khăn. CBQL có trình độ quản lý tốt, năng động, dám nghĩ, dám làm,
tâm huyết với việc quản lý nhà trường, có quan hệ đối ngoại tốt, quy tụ được sự ủng hộ của Hội đồng sư phạm nhà trường, địa phương, PHHS, các lực lượng xã hội khác thì việc xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả. Ngược lại, nếu năng lực CBQL về mọi mặt còn hạn chế và không có sự quyết tâm thì khó xây dựng được trường đạt chuẩn quốc gia.
- Đội ngũ GV: Trường chuẩn quốc gia yêu cầu ĐNGV đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Nếu tỷ lệ GV đạt chuẩn, trên chuẩn thấp thì việc thực hiện xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ gặp khó khăn. Số lượng và chất lượng ĐNGV tác động trực tiếp đến công tác QL toàn diện trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia. Nếu nhà trường được bố trí đủ số GV dạy các môn theo quy định thì chất lượng sẽ nâng lên. Ngược lại, nếu không có đủ số GV được dạy đủ ở các môn thì chất lượng khó đạt chuẩn. Chất lượng GD của nhà trường không thể vượt quá tầm ĐNGV của trường đó. Phẩm chất và năng lực ĐNGV là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Nếu ĐNGV đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ có tỷ lệ cao thì việc QL hoạt động dạy - học và GD theo chuẩn sẽ đạt hiệu quả cao, chất lượng giáo dục của nhà trường có thể đáp ứng được yêu cầu trường chuẩn quốc gia.
- Học sinh: Lứa tuổi học sinh THCS các em rất hiếu động, nếu số HS/lớp vượt quá mức cho phép thì dẫn tới sự quán xuyến, quan sát, theo dõi, giúp đỡ kịp thời của giáo viên tới từng học sinh bị hạn chế sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục của lớp, của trường. Còn với học sinh vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì mức độ nhận thức và kiện kiện học tập của các em còn gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở vật chất, nguồn lực: Đây là một trong các tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia và cũng là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng, quản lý trong quá trình xây dựng để đạt được các tiêu chuẩn khác. Nếu nhà trường được giao đủ diện tích đất theo quy định trường chuẩn thì có thể quy hoạch tổng thể nhà trường theo chuẩn quốc gia. Nguồn lực tài chính đáp ứng
được yêu cầu thì việc hoàn thiện CSVC theo tiêu chuẩn của trường sẽ kịp tiến độ, lộ trình xây dựng trường chuẩn quốc gia sẽ kịp với kế hoạch đề ra.
- Chất lượng giáo dục: Kết quả các hoạt động giáo dục và hiệu quả đào tạo của nhà trường tạo nên thương hiệu, uy tín của nhà trường; đồng thời, căn cứ vào đó, các cấp quản lí giáo dục sẽ đánh giá được việc thực hiện mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ đã đề ra đối với mỗi cá nhân, tập thể trong nhà trường và xét đạt hay không đạt tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia. Nếu kết quả các hoạt động giáo dục và hiệu quả đào tạo của nhà trường thấp sẽ ảnh hưởng tới việc đáp ứng tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
- Cơ chế làm việc: Nếu nhà trường có cơ chế làm việc và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức trong nhà trường thì sẽ phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của các tổ chức và cá nhân trong nhà trường từ đó hiệu quả công việc sẽ được hoàn thành theo kế hoạch. Ngược lại nếu không có cơ chế làm việc phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đơn vị thì sẽ không đạt được kết quả đã đề ra.
1.6.2. Yếu tố bên ngoài.
- Điều kiện về kinh tế, văn hóa - xã hội: Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương sẽ tác động sâu sắc đến tình hình GD, trong đó có vấn đề xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Kinh tế địa phương phát triển tạo điều kiện ban đầu đẩy nhanh tốc độ xây dựng nhà trường đạt chuẩn quốc gia. Song điều kiện kinh tế không phải là điều kiện quyết định thành công việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, chỉ cần người dân hiểu rõ về XHHGD, sẵn sàng cùng nhà trường, ủng hộ mọi hoạt động của nhà trường thì quản lý việc xây dựng trường chuẩn quốc gia sớm thành công.
- Môi trường giáo dục: Môi trường trong và ngoài nhà trường sẽ tác động đến học sinh ở mọi nơi, mọi lúc góp phần giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, hình thành phẩm chất, nhân cách cho học sinh. Môi trường giáo dục tốt sẽ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thuận lợi cho quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Còn nếu môi trường giáo dục không tốt thì kết quả chất lượng GD của
nhà trường sẽ giảm và có thể không đáp ứng yêu cầu về tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Vì vậy, các em luôn cần có sự quan tâm, giúp đỡ, quán xuyến thường xuyên, liên tục của gia đình, các lực lượng xã hội, giáo viên ở trường, ở lớp. Nếu HS được gia đình, các lực lượng xã hội và GV quan tâm tạo điều kiện mọi mặt, động viên, khen ngợi, khích lệ kịp thời thì các em sẽ cố gắng học tập tốt, chất lượng GD được nâng cao.
- Chính quyền địa phương: Nơi nào chính quyền địa phương các cấp quan tâm đến phong trào giáo dục và xây dựng trường chuẩn thì nơi đó việc xây dựng trường chuẩn và các hoạt động khác sẽ gặp thuận lợi rất nhiều.
- Chính sách của Nhà nước về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia: Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính đã ban hành các Thông tư, văn bản quy định và hướng dẫn huy động XHHGD. Đây là cơ sở pháp lí để các nhà trường huy động XHHGD thuận lợi, hợp pháp. Song quy chế về huy động XHHGD là tùy tâm, tự nguyện, không cào bằng. Vì vậy, nhiều PHHS và các tổ chức đoàn thể, xã hội làm ngơ, không hưởng ứng phong trào XHHGD. Do đó, việc huy động XHHGD để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gặp khó khăn. Một số tiêu chí về chất lượng giáo dục còn áp dụng chung trong cả nước chính vì vậy mà nơi vùng núi, vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong thời đại khoa học và công nghệ ngày nay mọi hoạt động đều phải chuẩn hóa tạo thuận lợi cho sự phối hợp giữa các bộ phận, các ngành sản xuất, cho các địa phương, vùng miền và cho các quốc gia trong giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ và giáo dục.
Chuẩn hóa giáo dục là một yêu cầu tất yếu của xã hội hiện đại. Trường chuẩn quốc gia là mô hình giáo dục tiên tiến, hình mẫu để các trường, các địa phương phấn đấu xây dựng.
Bộ tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng toàn diện về các mặt: bộ máy quản lý nhà trường, về đội ngũ giáo viên, về chất lượng giáo dục, về cơ sở vật chất, tài chính và sự phối hợp của các lực lượng giáo dục cùng tham gia xây dựng nhà trường.
Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia là quản lý việc huy động các nguồn lực xây dựng nhà trường theo 5 tiêu chuẩn mà Bộ GD&ĐT ban hành. Quản lý xây dựng trường chuẩn quốc gia là công việc của Đảng bộ, chính quyền địa phương, của ngành giáo dục và đào tạo, trong đó ngành giáo dục và đào tạo đóng vai trò là chủ thể trực tiếp vừa làm tham mưu, vừa trực tiếp tổ chức huy động các lực lượng cùng tham gia.
Phòng giáo dục và đào tạo và hiệu trưởng trường THCS là những người chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng trường chuẩn quốc gia ở địa phương mình và ở trường mình. Tinh thần trách nhiệm và năng lực công tác của họ là điều kiện đảm bảo cho sự thành công.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TRƢỜNG THCS XUÂN SƠN, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
2.1. Đặc điểm KT-XH huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
2.1.1. Vị trí địa lý, dân số, lao động huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Tân Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La và huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp huyện Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Yên Lập của tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp huyện Thanh Sơn của tỉnh Phú Thọ.
Tân Sơn được thành lập theo Nghị định số 61-NĐ/CP ngày 09/4/2007, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 30/4/2007 là một trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước được thụ hưởng chương trình 30a của chính phủ. Điểm xuất phát nền kinh tế xã hội thấp, trình độ dân trí không đồng đều, tỉ lệ hộ nghèo còn cao (khi mới thành lập huyện tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 62%, hiện nay còn 36,1%).
Là huyện có địa hình phức tạp đồi núi, sông suối chia cắt hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập.
Bên cạnh đó Tân Sơn còn có vườn quốc gia Xuân Sơn là nơi dự trữ tài nguyên sinh quyển lớn của đất nước. Với hệ thống hang động, núi đá vôi rất đẹp hàng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học. Nơi đây với đặc sản gà chín cựa, rau sắng, cá anh vũ....là những đặc sản chỉ có ở đây nên đã góp phần cho phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Ngoài dân tộc Mường thì Tân Sơn còn có những dân tộc khác cùng sinh sống như dân tộc Kinh, dân tộc H Mông, dân tộc Dao, mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa riêng tạo nên sự đa dạng về văn hóa.
Truyền thống của các dân tộc huyện Tân Sơn là hiền lành, chịu khó làm ăn, tần tảo với núi rừng, ruộng đồng, một lòng theo Đảng nên tình hình xã hội huyện Tân Sơn luôn luôn ổn định. Bà con đồng bào các dân tộc luôn có những
đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh, bảo vệ và thống nhất đất nước trước đây cũng như trong thời kỳ phát triển kinh tế hiện nay. Trên toàn huyện Tân Sơn có 12 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 5 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Xuân Sơn là xã vùng cao của huyện miền núi Tân Sơn tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La, phía Đông giáp xã Kim Thượng, phía Tây giáp xã Tân Sơn, phía Nam giáp xã Xuân Đài .
Dân số toàn xã hiện nay có 1128 nhân khẩu với 282 hộ được chia ra làm 4 khu đó là khu Dù, khu Lạng, khu Lấp và khu Cỏỉ
Đồng bào sinh sống tại Xuân Sơn là dân tộc Dao và Mường chiếm tỷ lệ trên 98%.
Vì là xã đặc biệt khó khăn nên điểm xuất phát nền kinh tế xã hội thấp, trình độ dân trí không đồng đều, tỉ lệ hộ nghèo còn cao (hiện nay còn 40%).
Là xã có địa hình phức tạp đồi núi, sông suối chia cắt hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập.
2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Về kinh tế: Kinh tế của huyện chủ yếu tập trung là nông lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với 80% diện tích là đồi núi đây là một lợi thế để phát triển ngành lâm nghiệp, chủ yếu trồng cây lâu năm, rừng phòng hộ và nguyên liệu giấy. Năm 2016 diện tích rừng trồng tập trung đạt 1837,9 ha, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 154,2 tỷ đồng. Diện tích chè của cả huyện là 2.931,8 ha.Giá trị thủy sản đạt 10,4 tỷ đồng, tổng đàn lợn của huyện là 33.748 con, tổng đàn gia cầm là 463,2 nghìn con, tổng đàn trâu là 13.103 con, tổng đàn bò là 6.222 con. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 187,6 tỷ đồng, lương thực bình quân đầu người đạt 336,9 kg/người/ năm.
Nhìn chung Tân Sơn có nên kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề chưa có sự chuyển biến lớn, chất lượng sản xuất