Tạo động lực làm việc cho nhân viên bằng đàotạo và thăng tiến

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty điện lực bình phú (Trang 95 - 96)

Các tiêu chí đánh giá trong kết quả nghiên cứu:

Đào tạo và thăng tiến

Công ty tạo nhiều cơ hội phát triển cá nhân

Công ty luôn tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực Chính sách thăng tiến của công ty công bằng

Kể từ năm 2012, thực hiện theo chỉ đạo của Tổng công ty Điện lực TP.HCM về việc bồi dưỡng, đạo tạo kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên phải đạt tối thiểu 40 giờ/năm. Kể từ đó đến nay, nhận thấy tầm quan trọng của công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ lãnh đạo của Công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, để công tác đào tạo thăng tiến đạt hiểu quả cao, tránh lãng phí, Công ty cần phải:

- Xây dựng các chính sách đào tạo thăng tiến phù hợp: Đầu tư cho việc đào tạo và ghi nhận các thành quả của nhân viên, đó là chính sách phù hợp để công ty có thể nâng cao được chất lượng nhân lực cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở lấy nhân lực làm cốt lõi. Việc nghiên cứu định hướng phát triển nghề nghiệp cho nhân viên sẽ giúp cho doanh nghiệp khai thác hết tiềm năng năng lực nhân viên, đồng thời việc nâng cao trình độ của nhân viên sẽ để góp phần vào việc xây dựng và phát triển công ty phù hợp với chiến lược đã xây dựng. Phần lớn nhân viên ai cũng muốn được học hỏi, nâng cao trình độ và được tạo cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Một khi được hưởng lợi từ những chính sách hữu ích đó, nhân viên sẽ có được sự nhiệt tình và động lực để làm việc tốt hơn. Vì cơ hội đào tạo thăng tiến liên quan trực tiếp đến lợi ích, quyền lợi của mỗi cá nhân, nên khi hoạch định kế hoạch đào tạo thăng tiến, lãnh đạo cần sự xem xét cân đối giữa nhu cầu phát triển cá nhân và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Việc xây dựng định hướng nghề nghiệp không chỉ đơn thuần là việc cử đi đào tạo, đưa ra các cơ hội thăng tiến và bổ nhiệm họ lên các vị trí cao hơn mà nó cần phải được xem như quá trình đầu tư xây dựng nguồn nhân lực cho công ty. Lãnh đạo cần dựa trên vào thế mạnh của mỗi cá nhân, cân đối với nhu cầu, định hướng phát triển của công ty để có chương trình đào tạo phù hợp,

82

hiệu quả. Bản thân mỗi nhân viên cũng cần được thông tin đầy đủ về cơ hội thăng tiến, các điều kiện để thăng tiến để tự họ có kế hoạch và nỗ lực nhất định trong tiến trình nghề nghiệp của mình.

- Tăng cường khích lệ, động viên nhân viên trong việc nâng cao trình độ, kỹ năng và hiệu quả công việc: Song song với các chính sách hỗ trợ đối với đào tạo, thăng tiến thì lãnh đạo công ty cũng nên có những chính sách để khích lệ, động viên nhân viên trong những nỗ lực để hoàn thiện bản thân và nâng cao hiệu quả công việc. Ghi nhận những tấm gương có thành tích tốt, với các chính sách khen thưởng động viên xứng đáng nhằm tác động kích thích và tạo hiệu ứng lan tỏa cho các nhân viên khác trong công ty. Điều đó sẽ nỗ lực, cạnh tranh lành mạnh trong tập thể nhân viên, tạo động lực tích cực để phấn đấu hơn nữa trong làm việc.

- Đào tạo nhân viên: Nhân viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và năng lực để sử dụng thông tin, phương pháp, kỹ thuật hoặc thiết bị trong việc thực hiện các trách nhiệm cụ thể. Nhân viên được đào tạo để phát triền chuyên môn làm cho họ cảm thấy tự hào hơn và có cảm giác thành đạt cũng như được nhìn nhận trong công việc.

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty điện lực bình phú (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)