Chính sách khen thưởng, công nhận

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty điện lực bình phú (Trang 41 - 42)

Yếu tố này được phát triển từ yếu tố “Được công nhận đầy đủ công việc đã làm” trong nghiên cứu của Kovach (1987), Mohammand Kamal Hossain, Anowar Hossain (2012) và tác giả tham khảo thêm từ nghiên cứu của Nguyễn Thị Hải Huyền (2013).

Các chính sách về khen thưởng, hoa hồng, các chính sách về điều kiện tăng lương thưởng, các quy định chính sách này rất quan trọng nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Họ biết được nếu họ đạt được chỉ tiêu của công ty thì họ sẽ được phần thưởng gì. Những chính sách về khen thưởng và công nhận nếu thực hiện đúng nó sẽ phát huy được vai trò tạo động lực làm việc cho nhân viên, ngược lại doanh nghiệp không thực hiện tốt những gì đã cam kết sẽ có tác động ngược gây nên sự không tin tưởng của nhân viên dẫn đến mất động lực làm việc của nhân viên. Điều

28

này thể hiện qua thuyết củng cố Bartol và Martin (1998) cho rằng các hành vi tạo kết quả tốt và dễ chịu có xu hướng lặp lại.

Công nhận thành tích: thể hiện nhân viên hoàn thành tốt công việc, tổ chức ghi nhận sự đóng góp của họ vào thành công của công ty và họ được đánh giá cao về năng lực, điều này có thể được tạo ra từ chính bản thân người đó hoặc từ sự đánh giá của cấp trên, của mọi người.

Nelson (1996) cho rằng nhân viên sẽ không có động lực làm việc nếu quản lý hoặc công ty không thừa nhận hiệu suất làm việc của họ. Khi nhân viên không được công nhận đầy đủ thành tích và khen thưởng họ sẽ không có các nỗ lực để làm việc. Lời khen và sự công nhận thành tích làm tăng hiệu suất và lòng tự trọng của nhân viên. Yếu tố này thể hiện trong thuyết kỳ vọng của Vroom (1964) và thuyết mong đợi của Adam (1963), khi nhân viên nỗ lực làm việc họ đặt kỳ vọng rất cao về sự ghi nhận và khen thưởng xứng đáng, nếu tổ chức đáp ứng đầy đủ những kỳ vọng của họ điều này tạo một động lực làm việc rất cao. Và nó cũng nằm trong 10 yếu tố tạo động lực làm việc của nhân viên được phát triển bởi Kovach (1987).

Từ những lập luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết H7:

Giả thuyết H7: Chính sách khen thưởng, công nhận có ảnh hưởng dương đến động lực làm việc của nhân viên. H7 cùng chiều

Một phần của tài liệu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại công ty điện lực bình phú (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)