Ở phần trên, tác giả đã chứng minh có sự tương quan giữa các thành phần với nhau. Tiếp theo, để biết được trọng số của từng thành phần ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên, tác giả tiến hành bước phân tích hồi quy.
Phân tích hồi quy được thực hiện với 07 biến độc lập bao gồm: Bản chất công việc; Chính sách phúc lợi; Thương hiệu công ty gắn liền với khen thưởng, công nhận;
57
Đào tạo thăng tiến; Sự gắn bó của quản lý trực tiếp với nhân viên; Đồng nghiệp; Quản lý trực tiếp.
Để tiến hành phân tích hồi quy cũng như đưa ra kết luận từ phương trình hồi quy đạt được độ tin cậy thì cần kiểm định các giả định cần thiết và chuẩn đoán về sự vi phạm các giả định đó. Tác giả đã tiến hành kiểm tra các giả định, kết quả cho thấy hiện tương đa cộng tuyến giữa các biến không đáng kể, các phần dư không có sự vi phạm về các giả định (chi tiết Phụ lục 3d).
Với giả thuyết ban đầu cho mô hình lý thuyết, phương trình hồi quy có dạng như sau:
Y = B0 + B1*X1 + B2*X2 + B3*X3 + B4*X4 + B5*X5 + B6*X6 + B7*X7
Trong đó:
Y: Giá trị động lực làm việc
X1, B1: Giá trị và hệ số hồi quy của thành phần bản chất công việc X2, B2: Giá trị và hệ số hồi quy của thành phần chính sách phúc lợi
X3, B3: Giá trị và hệ số hồi quy của thành phần thương hiệu công ty gắn liền với khen thưởng, công nhận
X4, B4: Giá trị và hệ số hồi quy của thành phần đào tạo thăng tiến
X5, B5: Giá trị và hệ số hồi quy của thành phần sự gắn bó của quản lý trực tiếp với nhân viên
X6, B6: Giá trị và hệ số hồi quy của thành phần đồng nghiệp X7, B7: Giá trị và hệ số hồi quy của thành phần quản lý trực tiếp B0: Hệ số hồi quy
Tiếp theo, tác giả tiến hành kiểm định mô hình lý thuyết với phương pháp đưa vào một lượt (Enter), theo phương pháp này 07 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc sẽ được đưa vào mô hình cùng một lúc. Kết quả hồi quy tuyến tính bội cho thấy mô hình có hệ số xác định R2 (coefficient of determination) là 0.778 và R2 điều chỉnh (adjusted R square) là 0.769. Như vậy, mô hình giải thích được 76.9% tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên, còn lại 23.1% là do các nhân tố ngoài mô hình giải thích. Như vậy, kết quả của dữ liệu thu thập được giải thích khá tốt cho mô hình.
58 Bảng 4.17: Hệ số xác định sự phù hợp của mô hình Mô hình Hệ số xác định R Hệ số xác định R2 Hệ số R2 điều chỉnh Kiểm định F đối với mức độ thay đổi của R2
Hệ số Durbin- Watson
1 .882a .778 .769 .20168 2.032
a. Predictors: (Constant), quanly, daotao, phucloi, dongnghiep, ganbo, congviec, thuonghieu
b. Dependent Variable: dongluc
Bảng 4.18 : ANOVAa Mô hình Tổng bình phương df Trung bình bình phương F Sig. 1 Hồi quy 26.726 7 3.818 93.867 .000b Phần dư 7.647 188 .041 Tổng 34.372 195
a. Dependent Variable: dongluc
b. Predictors: (Constant), quanly, daotao, phucloi, dongnghiep, ganbo, congviec, thuonghieu
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu thu thập bằng phần mềm SPSS 20.0
Hệ số Beta dùng để đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Hệ số Beta của nhân tố nào càng cao thì nhân tố đó ảnh hưởng đến động lực làm việc càng lớn.
Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi quy của mô hình
Các thành phần động lực làm việc Hệ số chưa chuẩn hoá Hệ số chuẩn hoá
t Sig. Thống kê đa cộng tuyến
B Std.
Error
Beta Tolerance VIF
1 (Constant) .970 .107 9.102 .000 congviec .195 .035 .294 5.586 .000 .429 2.333 phucloi .082 .026 .146 3.163 .002 .556 1.798 thuonghieu .179 .035 .274 5.050 .000 .402 2.487 daotao .085 .025 .152 3.400 .001 .590 1.695 ganbo -.018 .030 -.028 -.605 .546 .568 1.760 dongnghiep .142 .025 .243 5.649 .000 .641 1.559 quanly .019 .028 .031 .687 .493 .571 1.751
a. Dependent Variable: dongluc
Nguồn: Phân tích từ dữ liệu thu thập bằng phần mềm SPSS 20.0
Với kết quả được trình bày ở Bảng 4.19, ta thấy yếu tố “Sự gắn bó của quản lý trực với nhân viên” và yếu tố “Quản lý trực tiếp” có hệ số Sig > 0.05, có nghĩa là
59
hai yếu tố này không có ý nghĩa thống kê nên bị loại ra khỏi mô hình. Hai yếu tố này liên quan chủ yếu đến nghệ thuật lãnh đạo. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy lãnh đạo Công ty Điện lực Bình Phú thường được tập trung bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, về chính trị, nhưng chưa được chú trọng bồi dưỡng các kỹ năng mềm như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng phân quyền cho cấp dưới do đó các yếu tố liên quan đến quản lý trực tiếp chưa tạo được động lực làm việc cho nhân viên.
Quan sát hệ số Beta (hệ số chưa chuẩn hoá) cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc gồm: Bản chất công việc; Chính sách phúc lợi; Thương hiệu công ty gắn liền với khen thưởng, công nhận; Đào tạo thăng tiến; Đồng nghiệp. Trong đó, yếu tố có hệ số Beta cao nhất là “Bản chất công việc” (giá trị Beta chưa chuẩn hoá là 0.195), tiếp theo là các yếu tố “Thương hiệu công ty gắn liền với khen thưởng, công nhận” (0.179), “Đồng nghiệp” (0.142), “Đào tạo thăng tiến” (0.085), và cuối cùng là “Chính sách phúc lợi” (0.082).
- Yếu tố “Bản chất công việc” có hệ số hồi quy lớn nhất là 0.195. Như vậy trong số các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên thì yếu tố công việc có mức độ tác động nhiều nhất. Ý nghĩa của hệ số Beta: nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến động lực làm việc của nhân viên không đổi thì khi yếu tố bản chất công việc tăng lên 1 đơn vị sẽ tác động đến động lực làm việc của nhân viên tăng thêm 0.195 đơn vị. Do vậy, Công ty nên ưu tiên tập trung vào yếu tố này nhằm nâng cao động lực làm việc của nhân viên.
- Yếu tố “Thƣơng hiệu công ty gắn liền với khen thƣởng, công nhận”có hệ số hồi quy lớn thứ hai đạt 0.179. Đây là yếu tố cũng góp phần không nhỏ nâng cao động lực làm việc của nhân viên.Ý nghĩa của hệ số Beta: nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến động lực làm việc của nhân viên không đổi thì khi yếu tố thương hiệu gắn liền với khen thưởng và công nhận tăng lên 1 đơn vị sẽ tác động đến động lực làm việc của nhân viên tăng thêm 0.179 đơn vị.
- Yếu tố “Đồng nghiệp” có hệ số hồi quy lớn thứ ba đạt 0.142. Ý nghĩa của hệ số Beta: nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến động lực làm việc của nhân viên không đổi thì khi yếu tố đồng nghiệp tăng lên 1 đơn vị sẽ tác động đến động lực làm việc của nhân viên tăng thêm 0.142 đơn vị.
60
- Yếu tố “Đào tạo thăng tiến” có hệ số hồi quy lớn thứ tƣ đạt 0.085. Ý nghĩa của hệ số Beta: nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến động lực làm việc của nhân viên không đổi thì khi yếu tố đào tạo và thăng tiến tăng lên 1 đơn vị sẽ tác động đến động lực làm việc của nhân viên tăng thêm 0.085 đơn vị.
- Yếu tố “Chính sách phúc lợi” có hệ số hồi quy thấp nhất đạt 0.082. Ý nghĩa của hệ số Beta: nếu như ảnh hưởng của các yếu tố khác đến động lực làm việc của nhân viên không đổi thì khi yếu tố chính sách phúc lợi tăng lên 1 đơn vị sẽ tác động đến động lực làm việc của nhân viên tăng thêm 0.082 đơn vị.
Phương trình hồi quy như sau (các biến được sắp xếp theo thứ tự từ biến có Beta lớn nhất đến biến có Beta nhỏ nhất theo hệ số Beta chưa chuẩn hoá:
Y = 0.970+ 0.195*X1 + 0.179*X3 + 0.142*X6 + 0.085*X4+ 0.082*X2 Động lực làm việc = 0.970 + 0.195 *Bản chất công việc
0.179 * Thương hiệu công ty gắn liền với khen thưởng, công nhận
0.142 * Đồng nghiệp 0.085 * Đào tạo thăng tiến 0.082 * Chính sách phúc lợi
Để dò tìm vi phạm giả định phân phối chuẩn của phần dư, tác giả sẽ dùng hai công cụ vẽ của phần mềm SPSS là biểu đồ Histogram và đồ thị P-P plot. Nhìn vào biểu đồ Histogram (Phụ lục 3d) ta thấy phần dư có phân phối chuẩn với giá trị trung bình gần bằng 0 và độ lệch chuẩn của nó gần bằng 1 (0.982). Nhìn vào đồ thị P-P plot (Phụ lục 3d) biểu diễn các điểm quan sát thực tế tập trung khá sát đường chéo những giá trị kỳ vọng, có nghĩa là dự liệu phần dư có phân phối chuẩn.
Giả định tiếp theo về tính độc lập của phần dư cũng cần được kiển định. Tác giả dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson (d) để kiểm định. Nếu 1<d<3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan, nếu 0<d<1 thì kết luận mô hình có tự tương quan dương, nếu 3<d<4 thì kết luận mô hình có tự tương quan âm. Với dữ liệu thống kê ta có được d = 2.032 (Bảng 4.17) tính độc lập của phần dư đã được bảo đảm.
Cuối cùng, tác giả sẽ xem xét sự vi phạm đa cộng tuyến của mô hình bằng hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF). Kết quả phân tích cho thấy
61
hệ số phóng đại phương sai của các biến đều tương đối nhỏ (<10), do đó tác giả có thể bác bỏ giả thuyết mô hình bị đa cộng tuyến.
Như vậy mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng theo phương trình trên không vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính. Do đó, chúng ta có thể kết luận rằng các giả thuyết được chấp nhận bao gồm H1’, H2’, H3’, H4’, H6’
Bảng 4.20: Bảng tổng hợp các kết quả kiểm định giả thuyết
Giả thuyết Các kết quả kiểm định
Giả thuyết H1’: Bản chất công việc ảnh hưởng dương đến động lực làm việc.
Được chấp nhận p = 0.000 Giả thuyết H2’: Chính sách phúc lợi ảnh hưởng
dương đến động lực làm việc.
Được chấp nhận p = 0.000 Giả thuyết H3’: Thương hiệu công ty gắn liền với
khen thưởng, công nhận ảnh hưởng dương đến động lực làm việc.
Được chấp nhận p = 0.000
Giả thuyết H4’: Đào tạo thăng tiến ảnh hưởng dương đến động lực làm việc.
Được chấp nhận p = 0.000 Giả thuyết H5’: Sự gắn bó của quản lý trực tiếp với
nhân viên ảnh hưởng dương đến động lực làm việc.
Không được chấp nhận p = 0.546
Giả thuyết H6’: Đồng nghiệp ảnh hưởng dương đến động lực làm việc
Được chấp nhận p = 0.000 Giả thuyết H7’: Quản lý trực tiếp ảnh hưởng dương
đến động lực làm việc
Không được chấp nhận p = 0.493