Điều kiện thực hiện đối với nhà trường

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng hồ chí minh cho sinh viên trường đại học tây bắc (Trang 123 - 126)

101 28,9 3 Lập đề cương sơ lược để học những kiến thức thật

3.2.3. Điều kiện thực hiện đối với nhà trường

Mục tiêu đích thực của sự nghiệp giáo dục là “trồng người” mà chủ thể và đối tượng trực tiếp là giảng viên và sinh viên, sự thành công của cả một công trình “trồng người” không chỉ trông chờ vào chủ thể và đối tượng trực tiếp. Sự định hướng về chủ trương, công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ, chính quyền nói chung là nhân tố quyết định sự khởi đầu thành công của sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người.

Thứ nhất, về phương diện tổ chức và quản lý, để đưa toàn bộ hoạt động đào tạo của nhà trường phát triển đúng hướng, vào nề nếp thì nhà trường cần quan tâm xây dựng hệ thống quy chế tổ chức và hoạt động phù hợp với nhiệm vụ chính trị của nhà trường, thể chế hoá văn bản pháp quy của Nhà nước, Bộ, Ngành thành những quy định cụ thể, phổ biến rộng rãi quy chế đến cán bộ, giảng viên và sinh viên, giao nhiệm vụ cho từng đơn vị chuyên môn tổ chức triển khai để thực hiện phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ giao, tăng cường động

viên, giám sát việc thực hiện, tổ chức kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các bước, tiến độ thời gian.

Trên cơ sở nề nếp được xây dựng, hệ thống quy chế, quy định đã ban hành hợp lý để hình thành bộ máy tổ chức theo hướng gọn nhẹ, tuyển dụng cán bộ, bố trí và sử dụng cán bộ đảm bảo chất lượng hiệu quả theo tinh thần phát huy sự chủ động, tự giác và sáng tạo từ của từng cá nhân, từng đơn vị chuyên môn.

Có biện pháp tích cực hiệu quả động viên, khuyến khích cán bộ, giảng viên và sinh viên cải tiến, đổi mới phương pháp công tác, phương pháp dạy học, phương pháp tự học, tạo sự đồng bộ, thống nhất cao từ việc lãnh đạo, tổ chức và quản lý hoạt động dạy – học trong nhà trường.

Tạo lập mối quan hệ thân ái, bền vững với chính quyền địa phương cơ quan, ban ngành, đoàn thể, đơn vị kinh tế, doanh nghiệp, hành chính sự nghiệp của địa phương nhằm tạo cơ hội để sinh viên tiếp cận dần với thực tế hoạt động lao động ngoài xã hội, nắm bắt thông tin và cơ hội về việc làm.

Thứ hai, về cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện phục vụ trực tiếp giảng dạy, học tập tại trường, để đảm bảo thực hiện mục tiêu nâng cao chât lượng dạy và học nói chung, từng môn học nói chung nhà trường bố trí phòng học đầy đủ, đồng bộ, hạn chế việc sử dụng phòng học quá tải, phòng học không đa năng nhưng lại đặt ra yêu cầu phục vụ nhiệm vụ đa năng, tránh tình trạng biên chế lớp sinh viên quá đông hoặc lớp ghép nhiều lớp với nhau để học, tăng cường mở rộng hệ thống thư viện, đảm bảo giáo trình, tài liệu tham hảo phục vụ nhu cầu học, tìm hiểu cho sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên xây dựng thói quen tự học, xây dựng phong trào tự học một cách hiệu quả trong môi trường thuận lợi.

Trang bị các phương tiện dạy học hiện đại như máy vi tính, máy chiếu đa năng để giảng viên chủ động trong cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại.

Tạo điều kiện về kinh phí cho hoạt động chuyên môn bổ trợ như đi thực tế, hoạt động ngoại khoá, thi Ôlimpíc bộ môn.

Từ thực tế triển khai thực nghiệm các biện pháp hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên ở trường Đại học Tây Bắc, trên cơ sở phân tích kết quả thực nghiệm, chúng tôi rút ra quy trình thực hiện các biện pháp đối với giảng viên và sinh viên đồng thời mạnh dạn nêu những điều kiện cần thiết để thực hiện quy trình đó bao gồm điều kiện chủ quan và điều kiện khách quan, điều kiện đối với giảng viên và sinh viên, đối với tập thể các nhà quản lý, lãnh đạo với mong muốn vươn tới một mục tiêu thống nhất, đồng bộ trong tổ chức dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng, các môn khoa học lý luận nói chung tiến tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trong từng trường đại học, trong các cơ sở đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng hồ chí minh cho sinh viên trường đại học tây bắc (Trang 123 - 126)