Về hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh của giảng viêc

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng hồ chí minh cho sinh viên trường đại học tây bắc (Trang 25 - 32)

giảng viêc

Môn tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào chương trình đào tạo đại học và cao đẳng từ năm học 2003 – 2004, trường Đại học Tây Bắc tại thời điểm đó là năm học đầu tiên được thực hiện nhiệm vụ đào tạo đại học, đội ngũ giảng viên nói chung, giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin nói riêng thiếu về số lượng, chất lượng chưa chuẩn hoá, phân công giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh rất khó khăn, điều này có ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, trong điều kiện đó đặt ra yêu cầu rất thiết thực là phải quan tâm đặc biệt đến việc hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên, tăng cường phát huy sự chủ động, tính tự giác học tập, nghiên cứu của sinh viên, bản thân sinh viên phải coi việc tự học chính là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng hiệu quả học tập của mình. Thực tế trong điều kiện giảng viên phải giảng dạy với khối lượng quá nhiều khó tránh khỏi sự chủ quan, đôi khi dạy cho xong chương trình khó kiểm định về chất lượng thực, đồng thời chính giảng viên ít có điều kiện cạnh tranh về chất lượng giảng dạy.

Từ khi chính thức được giao nhiệm vụ đào tạo đại học, trước yêu cầu lớn về việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội thời kỳ hội nhập và phát triển, trên cơ sở sự chỉ đạo của cấp uỷ, nhà trường đã quan tâm sâu sát, thiết thực đến việc đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, đã tạo điều kiện thuận lợi để giảng viên tham gia tập huấn chuyên môn, tập huấn về đổi mới phương pháp, tổ chức thội thảo về giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh, tại các hội thảo, hội nghị bàn về phương pháp dạy học và ngay cả các tiết giảng dạy trực tiếp trên lớp các giảng viên, các nhà quản lý đều nhấn mạnh đến vai trò của tự học và hướng dẫn phương pháp tự học môn học này trong điều kiện hiện nay, song thực tế chưa làm được nhiều, chưa cụ thể hoá. Việc hướng dẫn phương pháp tự học của giảng viên bắt đầu như thế nào, kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của sinh viên theo tiêu chí nào, dựa vào tiêu chí nào để đánh giá giảng viên hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên đúng đắn và hiệu quả trên thực tế còn là vấn đề nan giải, phải tiếp tục tìm giải pháp.

Trên cơ sở tìm hiểu nhận thức về hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh trong những năm qua, ưu điểm lớn của trường Đại học Tây Bắc là các nhà giáo, các nhà quản lý đều nhận thức sâu sắc về yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, vì vậy mục tiêu phấn đấu chung là nỗ lực cải tiến phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo từ phía người học, 100% giảng viên tham gia giảng dạy được hỏi ý kiến về sự cần thiết của việc hướng dẫn phương pháp tự học nói chung và hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng đều cho rằng việc hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên là rất cần thiết, là nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi giảng viên trong trường đại học.

Có thể đánh giá về mặt nhận thức của giảng viên về hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh là đúng đắn, vấn đề cần quan tâm làm rõ chính là việc triển khai thực hiện hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên như thế nào? Trách nhiệm của giảng viên hướng dẫn cho sinh viên ở mức độ nào? Các điều kiện để giảng viên thực hiện đúng chức trách, nhiệm

vụ của mình trong hướng dẫn phươn pháp tự học môn học này cho sinh viên có đảm bảo hay không?

Trong chỉ đạo và tổ chức dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Đại học Tây Bắc những năm qua đã đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của quá trình dạy học quy định trong chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cụ thể trong quản lý dạy và học đã có kế hoạch đào tạo cho từng ngành học, thời gian phân phối cho môn học, thời gian giảng trên lớp, thời gian tổ chức thảo luận, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, có giáo trình, tài liệu tham khảo khá phong phú, ngoài ra sinh viên còn được tham gia các hoạt động ngoại khoá bổ trợ, tham gia các công tác xã hội, các hoạt động mang tính chính trị tại địa phương; về phía giảng viên trong giảng dạy đã chú ý cung cấp thông tin mới, đảm bảo kiến thức trọng tâm môn học; thực hiện đầy đủ các khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo đúng quy chế đào tạo. Đó là các điều kiện thuận lợi cơ bản để việc hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên được triển khai và phát huy hiệu quả thiết thực.

Quá trình dạy học của giảng viên nhằm phát huy tính tích cực học tập, phát huy năng lực tự học của sinh viên trên cơ sở giảng viên định hướng, hướng dẫn phương pháp tự học tất yếu phải dựa vào sự tham gia, hưởng ứng của sinh viên một cách tích cực dù ở trên lớp hay học ở nhà, việc giảng viên giao bài tập cho sinh viên và quy định thời gian hoàn thành nội dung các bài tập để sinh viên có ý thức thực hiện, thực tế đã là bước đi đúng hướng dù chưa phải là hoàn thiện.

Hiện nay, số lượng giảng viên được phân công giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh đã được tăng cường thêm, tuy nhiên so với việc mở rộng quy mô đào tạo và yêu cầu nâng cao chất lượng thì số lượng cũng như chất lượng

đội ngũ giảng viên chưa đủ các điều kiện tối ưu để có thể triển khai hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên một cách hiệu quả, chẳng hạn như giảng viên chưa chuyên môn hoá cao, vẫn phải đảm nhận khối lượng giảng dạy quá lớn so với quy định chung, vẫn phải đảm nhận giảng dạy nhiều môn học khác nhau trong chương trình, sức ép về quy mô đào tạo ngày càng mở rộng, sức ép về chương trình giảng dạy quá tải… vẫn ngự trị trong ý thức giảng viên một tâm lý, một lối thực hành nghề nghiệp như một căn bệnh cố hữu là “tranh thủ nói, tranh thủ giảng giải” thật nhiều với hy vọng sinh viên cũng sẽ tranh thủ đón nhận và nắm bắt được.

Trong điều kiện thực tế như trên, thực trạng hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh ở trường Đại học Tây Bắc những năm qua mới chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản là giảng viên giao nội dung tự học, giao bài tập cho sinh viên, gợi ý về nhà để chuẩn bị bài, sau đó đến lớp giảng viên kiểm tra, đánh giá, nhận xét đối với một số sinh viên, chủ yếu là nhận xét về ý thức thái độ chứ chưa đánh giá về chất lượng bài tập, chưa hướng dẫn sinh viên phương pháp sử dụng kiến thức đó để vận dụng thành hiểu biết, thành quan điểm nhận thức của bản thân ngay trong giờ dạy học trên lớp để khám phá tri thức mới, cách nhận thức mới.

Trong quan niệm của hầu hết giảng viên, hướng dẫn phương pháp tự học chỉ đơn giản là như là nhắc nhở sinh viên học bài, chuẩn bị bài ở nhà, còn đến lớp thì cứ nghe, tiếp thu những điều thầy, cô giảng giải., như vậy thực chất chính giảng viên chúng ta chưa tự đổi mới quan niệm và nhận thức về hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên, chưa định hướng cho sinh viên hình thành được thói quen tự học thường xuyên, có kế hoạch, chưa có biện pháp cụ thể để hướng dẫn phương pháp tự học một cách chu đáo, chưa thực sự chủ động trong việc hướng dẫn sinh viên tiếp cận, lĩnh hội tri thức mới.

Hiện nay sinh viên nói chung môi trường và điều kiện về cả vật chất lẫn tinh thần khá thuận lợi và ổn định, hơn thế có một bộ phận sinh viên điều kiện sống, sinh hoạt sung túc đầy đủ, lối sống tự do chi phối, bởi vậy việc giảng viên định hướng cho các em phải tự học theo phương pháp này, phải nỗ lực nghiên cứu theo phương pháp kia cũng có khi gặp phải sự phản ứng hoặc không đồng tình từ phía sinh viên. Một số giảng viên đã phàn nàn rằng khi hướng dẫn sinh viên nội dung, phương pháp tự học, có gợi ý, có nêu vấn đề định hướng về cách nghiên cứu, tự học song xuất hiện một bộ phận sinh viên không quan tâm đến việc tự học độc lập, chuẩn bị bài qua loa cho xong theo kiểu chép lại nội dung đã có trong tài liệu, giáo trình theo kiểu làm bài tập khoán, không bày tỏ tư duy cá nhân, ý kiến của bản thân.

Từ năm học 2006 – 2007, việc giảng dạy các môn khoaq học Mác – Lênin ở trường Đại học Tây Bắc đã được thực hiện theo tinh thần công văn số 11381/BGDĐT-ĐH&SĐH ngày 10/10/2006 của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng chuyển quá trình dạy học ở bậc đại học thành quá trình tự học của sinh viên có tổ chức và hỗ trợ tối ưu của giảng viên, tạo điều kiện để giảng viên có thời gian để nghiên cứu thêm tài liệu nhiều hơn, chuẩn bị bài giảng trước khi lên lớp chất lượng hơn, sinh viên có nhiều cơ hội để tư duy, phát huy óc sáng tạo trong học tập và nghiên cứu, có nhiều cơ hội để bày tỏ quan điểm, nhận thức của mình.

Đánh giá việc đổi mới phương pháp dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh trong 2 năm học qua cho thấy rõ lợi ích của việc đổi mới giảng dạy theo hướng giảm tải giờ dạy trên lớp, một mặt việc sắp xếp thời khoá biểu và phân công giảng dạy bớt được sự chồng chéo trong điều kiện giảng viên thiếu, quy mô sinh viên và cơ cấu lớp tăng thêm mỗi năm, giảm bớt việc giảng viên hoạt

động giảng bài một cách đơn độc trong giờ lên lớp, sinh viên bớt căng thẳng trong giờ học, đồng thời được tham gia vào quá trình dạy học, giảm thiểu tình trạng “đọc – chép” một cách thụ động.

Kết quả khảo sát, điều tra về việc giảng viên hướng dẫn phương pháp tự học môn học tư tưởng Hồ Chí Minh cho thấy việc hướng dẫn phương pháp tự học được thực hiện theo hướng gợi ý cho sinh viên làm bài tập, chuẩn bị bài để thảo luận ở một số nội dung, hướng dẫn cách trình bày một số chủ đề, một số câu hỏi thảo luận cụ thể, hướng dẫn cách trình bày một bài kiểm tra, bài thi theo từng nội dung, hướng dẫn ôn tập môn học, tức là mới chỉ quan tâm hướng dẫn sinh viên chuẩn bị nội dung tự học chứ chưa hướng dẫn phương pháp tự học, cách thức và biện pháp hướng dẫn tự học đôi khi còn tùy hứng, mang tính chủ quan, chưa quan tâm nhiều đến nhu cầu sinh viên.

Qua nghiên cứu, khảo sát điều tra thực tế giảng dạy và tự kiểm điểm lại chính hoạt động dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh của giảng viên cho thấy một số hạn chế: trên thực tế giảng viên chưa coi trọng đúng mức hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên một cách hệ thống, thường xuyên, biểu hiện cụ thể ở việc giảng viên chưa thực sự chủ động đổi mới một cách căn bản và hiệu quả phương pháp dạy học, chưa đáp ứng yêu cầu phát huy tính tích cực của sinh viên, chưa kết hợp các phương pháp dạy học đồng bộ. Ngay trong khi giảng viên thực hiện bài giảng vẫn chưa thoát ly khỏi thói quen sử dụng phương pháp thuyết trình, giảng giải, sinh viên ghi chép nhanh một cách thụ động. Các phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề sử dụng với tỷ lệ thời lượng thấp, còn nặng về hình thức, chưa lôi cuốn sinh viên cùng tham gia vào quá trình dạy học một cách hiệu quả, chưa khuyến khích sinh viên tư duy sáng tạo.

Việc sử dụng phương pháp trình bày trực quan, sử dụng các phương tiện hiện đại trong dạy học tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy tinh thần tự học của sinh viên, đều được các giảng viên nhận thức là rất quan trọng, đặc biệt là từ khi Ban Bí thư Trung ương Đảng phát động cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tuy nhiên do nhiều lý do khác nhau như thiếu phương tiện, phòng học đa năng chưa đủ, giảng viên dạy quá nhiều tiết, kiêm nhiệm nhiều việc, thiếu thời gian chuẩn bị…nên giảng viên rất ít sử dụng phương pháp trình bày trực quan, ít sử dụng phương tiện công nghệ thông tin trong dạy học môn học, có một lý do đương nhiên rất thực tế là số giảng viên có thể sắm được máy tính cá nhân và các phương tiện kỹ thuật kèm theo để thiết kế bài giảng điện tử rất ít, còn phương tiện chung thì không thể đem sử dụng một cách đại trà, điều này ảnh hưởng không ít đến việc tạo hứng thú, say mê tự học của sinh viên.

Việc tổ chức cho sinh viên trao đổi, thảo luận trên thực tế vẫn chưa phát huy tiềm năng và tư duy độc lập của sinh viên, mới chỉ dừng lại ở việc giảng viên giao đề tài thảo luận, gợi ý kiến thức trọng tâm, giới thiệu tài liệu và yêu cầu sinh viên chuẩn bị bài để thảo luận, sinh viên chuẩn bị bài sau đó khi tổ chức thảo luận các sinh viên lần lượt trình bày bài làm đã chuẩn bị trước một cách chi tiết, ít nêu vấn đề để tranh luận, ít chất vấn nhau. Cách thức tổ chức thảo luận này mặc dù đã tạo điều kiện cho sinh viên tự chuẩn bị bài theo sự hiểu biết của mình song trên thực tế chưa đảm bảo cho sinh viên làm chủ thực sự tri thức của mình, chưa đảm bảo khắc sâu tri thức, các ý kiến sinh viên thảo luận còn rời rạc, chưa liên kết chủ đề, chưa đảm bảo gợi ý, hướng dẫn sinh viên cách tiếp thu và kế thừa, phát triển ý kiến của nhau.

Từ thực tế kết quả nghiên cứu, khảo sát cho thấy phần lớn giảng viên thực hiện hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên thông qua việc cung

cấp, gợi ý những câu hỏi, đặt ra những yêu cầu nghiên cứu để sinh viên tìm tòi ở nhà, hoặc ngoài giờ lên lớp, còn trong quá trình học tập chính khoá, trên lớp chỉ là nghe giảng, tranh thủ tiếp thu tri thức một chiều từ phía giảng viên, chưa đặt ra yêu cầu hoặc tạo điều kiện để sinh viên khai thác tri thức đã tiếp cận, giảng viên ít quan tâm đến việc hướng dẫn sinh viên xây dựng kế hoạch học tập môn học, ít hướng dẫn sinh viên tự phân tích, khắc sâu và vận dụng tri thức ngay trong quá trình học tập giờ chính khoá, chưa đánh giá đúng mức kết quả nhận thức và những ý kiến phản hồi của sinh viên khi giảng bài trên lớp, trong giờ dạy học chính khoá.

Trả lời cho câu hỏi về sự cần thiết phải hướng dẫn sinh viên phương pháp tự học thì 100% giảng viên cho rằng là cần thiết phải hướng dẫn, tuy nhiên câu trả lời về biện pháp hướng dẫn sinh viên tự học thì mỗi giảng viên lại có câu trả lời theo cách riêng của mình, chưa thống nhất về quan niệm, câu trả lời của giảng viên về việc nắm bắt, tìm hiểu phương pháp tự học sinh viên còn đơn điệu chủ yếu giảng viên cho rằng phương pháp đọc thêm giáo trình và tài liệu tham khảo là phổ biến. Như vậy, một thực trạng rõ nhất là về mặt nhận thức giảng viên đều thấy sự cần thiết và lợi ích của hướng dẫn phương

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng hồ chí minh cho sinh viên trường đại học tây bắc (Trang 25 - 32)