Quy trình thực hiện đối với sinh viên

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng hồ chí minh cho sinh viên trường đại học tây bắc (Trang 111 - 119)

101 28,9 3 Lập đề cương sơ lược để học những kiến thức thật

3.1.2. Quy trình thực hiện đối với sinh viên

Quy trình thực hiện biện pháp 1: triển khai lập kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch học tập

Bước 1: Chuẩn bị lập kế hoạch

Khâu thứ nhất: Xác định mục tiêu cần đạt tới của kế hoạch học tập Khâu thứ hai: Xác định nội dung cơ bản của kế hoạch trên cơ sở đó tự

nhận định, xem xét khả năng của bản thân có thể thực hiện được đến mức độ nào và xếp thứ tự ưu tiên cho từng nội dung.

Khâu thứ ba: Xác định khung thời gian cho phép, phân chia thời gian

hợp lý đối với từng môn, từng hoạt động bổ trợ.

Khâu thứ tư: Những điều cần lưu ý:

- Kế hoạch không quá dài hoặc quá ngắn;

- Kêt hợp phân chia thời gian học tập và thời gian nghỉ ngơi, giải trí; - Tránh đưa ra yêu cầu vượt quá khả năng của bản thân;

Bước 2: Triển khai lập kế hoạch học tập Lập kế hoạch học tập 1 học kỳ:

Khâu thứ nhất: xác định mục tiêu chung của học kỳ:

- Mục tiêu hoàn thành các môn học, các hoạt động bổ trợ;

- Mục tiêu về kết quả học tập theo định lượng bằng điểm cụ thể: trung bình, khá, giỏi.

Khâu thứ hai: sắp xếp thứ tự cho từng môn học, từng hoạt động, thứ tự

ưu tiên cho mỗi môn học, mỗi hoạt động ở từng thời điểm cụ thể.

Khâu thứ ba: xác định nội dung kiến thức và thời gian để tham gia hiệu

quả các hoạt động ngoại khoá chuyên môn trong học kỳ, hoạt động thực hành nghề nghiệp.

Khâu thứ tư: sắp xếp xen kẽ các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí

lồng ghép với hoạt động học tập. Lập kế hoạch học tập tuần:

Khâu thứ nhất: xác định rõ số tiết phân bố giành cho từng môn học

thông qua thời khoá biểu chung giành cho lớp, khoảng cách thời gian của từng môn học nhằm lập kế hoạch hợp lý.

Khâu thứ hai: thống kê các hoạt động bổ trợ, hoạt động chuyên môn

ngoài giờ, hoạt động đoàn thể, các mối quan hệ giao lưu cần thiết của cá nhân trong tuần.

Khâu thứ ba: xây dựng phân phối thời gian cho từng môn học trong

tuần theo thứ tự ưu tiên do cá nhân xác định đảm bảo cân đối với số tiết trong tuần của từng môn, đảm bảo phù hợp với khả năng nhận thức của bản thân.

Khâu thứ tư: sắp xếp thời gian học, giải trí, ngoại khoá…hợp lý. Khâu thứ năm: các điều kiện hỗ trợ để thực hiện hoàn thành kế hoạch.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch học tập

Khâu thứ nhất: thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã lập Khâu thứ hai: Kiểm tra, so sánh với mục tiêu đề ra Khâu thứ ba: Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết

Quy trình thực hiện biện pháp 2: cách sử dụng giáo trình và tài liệu tham khảo

Bước 1: Lựa chọn giáo trình, tài liệu tham khảo

Căn cứ vào hướng dẫn và giới thiệu của giảng viên và những điều kiện mà sinh viên có để lựa chọn giáo trình cơ bản, giảo trình mang tính tham khảo và lựa chọn hệ thống các tài liệu tham khảo khác.

Bước 2: Đọc giáo trình, tài liệu tham khảo

- Đọc tìm hiểu nội dung từng bài, chương; - Đọc để mở rộng hiểu biết chung.

Khâu thứ hai: Cách đọc

- Đọc nhanh, khái quát những vấn đề cơ bản của từng nội dung bài, của cả chương trình căn cứ vào mục đích đọc, nhằm nắm được những nội dung cơ bản của bài học trong giáo trình hoặc tài liệu tham khảo.

- Đọc chi tiết: Đọc chậm, tiếp cận từng nội dung chi tiết trong giáo trình hoặc tài liệu tham khảo liên quan đến bài học, liên quan đến mục đích mở rộng hiểu biết.

Bước 3: Ghi chép nội dung đã đọc được

Khâu thứ nhất: ghi chép khái quát theo chủ đề nội dung, tóm tắt, sơ lược những vấn đề trọng tâm phục vụ một bài học cụ thể, một chủ đề cụ thể. Khâu thứ hai: ghi chép kiểu sưu tầm, trích dẫn nhằm sưu tầm tư liệu làm minh chứng, để khẳng định chắc chắn một vấn đề, một giá trị mới nào đó như ghi chép trích dẫn nguyên văn một câu nói, một quan điểm, không lồng ngôn ngữ, cách suy nghĩ riêng của người đọc.

Khâu thứ ba: ghi chép tự do nhằm tích luỹ nhiều tư liệu, nhiều thông tin phục vụ nhiều chủ đề, nội dụng khác nhau chưa xác định cụ thể.

Quy trình thực hiện biện pháp 3: cách chuẩn bị bài trước

Bước 1: Xác định mục tiêu bài học cần chuẩn bị

- Chuẩn bị bài trước khi nghe giảng viên hướng dẫn học tập - Chuẩn bị bài trước khi thảo luận tập thể

Bước 2: Tập hợp, tích luỹ tư liệu, thông tin - Tổng hợp tư liệu trong giáo trình;

- Tổng hợp tư liệu trong tài liệu tham khảo. Bước 3: Lựa chọn tư liệu

- Lựa chọn tư liệu cơ bản phục vụ trực tiếp bài học; - Phân tích tư liệu phục vụ chủ đề nội dung bài học. Bước 4: Lập đề cương bài học

- Xây dựng nội dung cơ bản của bài; - Lồng ghép kiến thức cơ bản với tư liệu; - Nhập tâm bài học.

Quy trình thực hiện hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên được sơ đồ hoá như sau:

Sơ đồ quy trình thực hiện các biện pháp hướng dẫn phương pháp tự học đối với giảng viên:

Bước 1: Xây dựng đề cương, giáo

án các biện pháp hướng dẫn phương pháp tự học Những biện pháp hướng dẫn PP tự học Phương pháp, phương tiện Mục đích yêu cầu Thời gian tiến hành Bước 4

Tổ chức cho sinh viên thảo luận các biện pháp

Bước 2

Hướng dẫn sinh viên thực hiện các biện pháp

Bước 5:

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp của sinh viên

Bước 3

Giao cho sinh viên thực hiện các biện pháp

Sơ đồ quy trình thực hiện biện pháp 2 đối với sinh viên: Cách sử dụng giáo trình, tài liệu tham khảo:

Bước 1

Lựa chọn giáo trình, tài liệu

Bước 2

Đọc giáo trình, tài liệu Mục đích đọc Ghi chép theo chủ đề Ghi chép kiểu sưu tầm, trích dẫn Ghi chép tự do Bước 3

Ghi chép nội dung đọc được trong giáo trình, tài liệu

Cách đọc

Sơ đồ quy trình thực hiện biện pháp 3 đối với sinh viên: chuẩn bị bài trước

Bước 1

Xác định mục tiêu bài học cần chuẩn bị

Bước 2

Tập hợp, tích luỹ tư liệu, thông tin

Bước 3

Lựa chọn kiến thức cơ bản đưa vào đề cương

Bước 4 Lập đề cương bài học Mục tiêu 2 Mục tiêu 1 Từ giáo trình liệu khácTừ tài Kiến thức cơ bản trong giáo trình Lồng ghép

với tư liệu Nhập tâmbài Nội dung

Cơ bản

Từ nguồn tư liệu theo

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng hồ chí minh cho sinh viên trường đại học tây bắc (Trang 111 - 119)