101 28,9 3 Lập đề cương sơ lược để học những kiến thức thật
2.3.4. Kiểm tra nhận thức, khảo sát chất lượng và đánh giá sau thực nghiệm
nghiệm và lớp đối chứng theo 2 phương án
Lớp thực nghiệm dạy học có hướng dẫn phương pháp tự học, lớp đối chứng dạy học mà không chú ý hướng dẫn phương pháp tự học. Việc tổ chức dạy thực nghiệm được tiến hành đảm bảo nguyên tắc:
Tổ chức dạy đúng thời khoá biểu đã xây dựng trong kế hoạch đào tạo thống nhất của nhà trường;
Theo đúng phân phối chương trình về số tiết dạy, số tiết tổ chức xêmina, trao đổi, thảo luận;
Thực hiện trình tự các bước dạy học như: kiểm tra kiến thức tiết trước đó, liên hệ nội dung tiết trước và tiết sau, dạy kiến thức mới, củng cố bài và hướng dẫn phương pháp tự học;
Kết hợp hoạt động của giảng viên và sinh viên nhịp nhàng, đồng bộ trên tinh thần phát huy năng lực chủ động, khai thác tính sáng tạo của sinh viên, có định hướng về nội dung tư tưởng và nội dung khoa học của tri thức;
Đảm bảo nguyên tắc tính Đảng, tính khoa học, tính thực tiễn; Có sử dụng phương tiện dạy học hiện đại.
2.3.4. Kiểm tra nhận thức, khảo sát chất lượng và đánh giá sau thựcnghiệm nghiệm
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau thực nghiệm được tiến hành một cách khách quan, đảm bảo quy chế bao gồm kiểm tra nhận thức của sinh viên sau bài học, kiểm tra mang tính định lượng có đánh giá theo thang điểm cụ thể.
Thông qua kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên để giảng viên xác định được mức độ nhận thức của sinh viên qua quá trình thực nghiệm, sự tiến bộ của sinh viên sau quá trình thực nghiệm từ đó đánh giá
được thực trạng học tập của các em và trên cơ sở đó tiếp tục tìm biện pháp điều chỉnh phương pháp, biện pháp cho phù hợp.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau thực nghiệm là một kênh thông tin quan trọng, có tính quyết định để đánh giá chất lượng và hiệu quả của phương án thực nghiệm.
Hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên sau thực nghiệm đựợc tiến hành về mặt định lượng kết hợp với việc khảo sát, điều tra lấy ý kiến sinh viên ở cả lớp lớp thực nghiệm và lớp đối chứng với cùng nội dung đề bài, cùng thời gian.
Để kiểm tra đảm bảo tính khách quan, các đề kiểm tra đều qua trưởng bộ môn duyệt, mỗi đề dùng cho việc kiểm tra cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, cụ thể:
Đề kiểm tra thứ nhất
Câu 1: Nội dung chủ yếu của đại đoàn kết dân tộc dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? (4 điểm).
Câu 2: Phân tích nguyên tắc và phương pháp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (6 điểm).
Đề kiểm tra thứ 2:
Câu 1: Vì sao đạo đức cách mạng có vai trò quan trọng trong xây dựng nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới? (4 điểm).
Câu 2: Trong nguyên tắc xây dựng đạo đức mới Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề phải thường xuyên tu dưỡng đạo đức và tu dưỡng suốt đời. Hãy giải thích vì sao? (6 điểm).
Bài kiểm tra, phiếu điều tra, khảo sát sinh viên đều được chấm, đánh giá một cách khách quan, công khai, phân công chấm theo nhóm cụ thể. Đối
với bài kiểm tra định lượng thang điểm đánh giá được thực hiện theo quy chế hiện hành:
Loại yếu: điểm dưới 5
Loại trung bình: điểm từ 5 đến dưới 7; Loại khá: điểm từ 7 đến cận 9.
Loại giỏi: điểm từ 9 đến 10.
Tiến hành khảo sát, điều tra thái độ của sinh viên nhằm mục đích giúp giảng viên nắm bắt được tư tưởng, thái độ hoặc những đánh giá, nhận xét của sinh viên đối với phương án thực nghiệm, đây cũng là một kênh thông tin để đánh giá kết quả thực nghiệm về mặt định tính nhưng không thể bỏ qua.
Khảo sát thái độ của sinh viên bằng hệ thống câu hỏi nhẹ nhàng, hướng vào nội dung chính trong chủ đề hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh.