Quy trình thực hiện đối với giảng viên

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng hồ chí minh cho sinh viên trường đại học tây bắc (Trang 106 - 111)

101 28,9 3 Lập đề cương sơ lược để học những kiến thức thật

3.1.1. Quy trình thực hiện đối với giảng viên

Bước 1: Xây dựng đề cương, giáo án về các biện pháp hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh gồm 3 biện pháp:

- Hướng dẫn cách lập kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch học tập. - Hướng dẫn cách sử dụng giáo trình, tài liệu tham khảo.

- Hướng dẫn cách chuẩn bị bài trước.

Đề cương, giáo án hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh được thiết kế theo trình tự các vấn đề cụ thể sau:

- Mục đích, yêu cầu: nêu rõ mục đích của hướng dẫn phương pháp tự

học môn tư tưởng Hồ Chí Minh là nhằm cung cấp cho sinh viên kỹ năng, phương pháp tổ chức tự học môn học phù hợp với kế hoạch đào tạo tổng thể của nhà trường, đảm bảo nâng cao chất lượng học tập cá nhân và tập thể.

Nêu rõ yêu cầu sinh viên phải tiếp thu, triển khai thực hiện các biện pháp theo hướng dẫn của giảng viên.

- Nội dung và trình tự các biện pháp hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cần cung cấp cho sinh viên: gồm 3 biện pháp được thực hiện thứ tự từ biện pháp 1 - hướng dẫn cách lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập, tiếp theo là biện pháp 2 – hướng dẫn cách sử dụng giáo trình, tài liệu tham khảo, đến biện pháp 3 – hướng dẫn chuẩn bị bài trước.

- Phương pháp và phương tiện thực hiện: phương pháp giảng giải, thảo luận, phân tích, trực quan, sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin.

- Thời gian thực hiện: trong quá trình giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí

Minh theo kế hoạch chung của nhà trường.

Bước 2: Triển khai hướng dẫn sinh viên thực hiện từng biện pháp theo đề cương, giáo án đã xây dựng

Đây là bước rất quan trọng có tính quyết định chất lượng và hiệu quả của việc hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên. Để thực hiện hiệu quả bước này giảng viên cần xác định rõ những khó khăn sẽ phải giải quyết khi hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên như: sinh viên có thể chưa thích, có thể sinh viên có sức ỳ lớn, hoặc có sự phản ứng trực tiếp. Việc xác định được trước những khó khăn đó đảm bảo cho

giảng viên luôn chủ động trong quá trình trực tiếp hướng dẫn các biện pháp cho sinh viên, đồng thời định hình về giải pháp khắc phục.

Hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng học tập nói chung trong thực tế đây là vấn đề không mới, nhưng chúng ta làm chưa được nhiều, chưa đồng bộ, nhất là với môn tư tưởng Hồ Chí Minh nhận thức của sinh viên về sự cần thiết phải học tập môn học này chưa cao.

Bản thân giảng viên cần nhận thức rõ rằng quá trình mình hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên cũng là quá trình giảng viên tự nâng cao năng lực, tự hoàn thiện kỹ năng và phương pháp của bản thân từ thực tế tích luỹ tri thức và kinh nghiệm.

Trong quá trình hướng dẫn sinh viên thực hiện các biện pháp giảng viên cần lưu tâm đến nhận thức ban đầu của sinh viên về việc tiếp cận với các biện pháp, quan tâm đến ý thức, thái độ của sinh viên để nắm bắt thực tế nhu cầu tiếp thu các biện pháp từ giảng viên, từ đó giảng viên có thể điều chỉnh trong cách thức hướng dẫn của mình, đồng thời theo dõi sự chuyển biến trong quan niệm, nhận thức của sinh viên từ khi bắt đầu tiếp thu các biện pháp, nắm bắt thông tin phản hồi từ phía sinh viên thông qua dư luận chung, thông qua ý kiến trao đổi của sinh viên khi tiếp cận với việc giảng viên hướng dẫn phương pháp tự học.

Để đảm bảo hiệu quả trong tổ chức hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên, giảng viên cần tận dụng phẩm chất kiên trì, bền bỉ, chủ động nắm bắt đặc điểm lớp sinh viên, vận dụng sự hiểu biết tri thức trên các lĩnh vực, kinh nghiệm thực tế của cuộc sống để hình thành cho bản thân kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử mang tính sư phạm.

Trình tự hướng dẫn sinh viên phải bắt đầu từ việc giúp sinh viên xác định căn cứ để thực hiện các biện pháp, sau đó giới thiệu một số mô hình, một

số chỉ dẫn hoặc mẫu cụ thể, chẳng hạn khi hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập trước hết hướng dẫn sinh viên tiếp cận kế hoạch đào tạo chung của nhà trường, kế hoạch đào tạo trong kỳ, thời khoá biểu từng môn học, các hoạt động bổ trợ…, sau đó giới thiệu một số mẫu kế hoạch học tập cụ thể để sinh viên hình thành ý tưởng về kế hoạch học tập cho bản thân.

Bước 3: Giao cho sinh viên thực hiện các biện pháp đã được hướng dẫn

Đây thực chất là bước thực hành của sinh viên sau khi đã được giảng viên hướng dẫn, là quá trình vận dụng cách thức thực hiện từng biện pháp thành ý tưởng và triển khai thành hoạt động học tập của mình.

Việc thực hành của sinh viên trước hết giúp bản thân sinh viên tự kiểm định được nhận thức và năng lực thực tế của mình khi được tiếp thu các biện pháp, hiểu rõ hơn những khiếm khuyết của mình trong quá trình học tập từ đó có cách khắc phục, mặt khác kết quả thực hiện của sinh viên sẽ giúp giảng viên đánh giá được tác dụng, hiệu quả thực sự của hướng dẫn phương pháp tự học mà mình đề xuất.

Bước 4: Tổ chức cho sinh viên thảo luận về các biện pháp hướng dẫn phương pháp tự học

Sau khi giao cho sinh viên thực hành xây dựng các biện pháp hướng dẫn phương pháp tự học, giảng viên tổ chức cho sinh viên trao đổi, thảo luận tập thể nhằm nắm bắt tư tưởng, thái độ nhận thức của sinh viên khi thực hành các biện pháp, đồng thời thông qua trao đổi thảo luận sinh viên có điều kiện học hỏi, tiếp thu những sáng kiến của bạn bè để bổ sung nhận thức và kỹ năng thực hiện các biện pháp của bản thân.

Việc tổ chức cho sinh viên thảo luận phải trên tinh thần thực sự dân chủ, đảm bảo cho sinh viên có thể bày tỏ cách làm của mình, dám sáng tạo

phù hợp với điều kiện cụ thể của bản thân, giảng viên nghe và phát hiện những vấn đề bất cập trong quá trình sinh viên trình bày kết quả thực hiện các biện pháp, định hướng giúp sinh viên điều chỉnh, trên cơ sở tổ chức thảo luận giảng viên xác định được tính khả thi của các biện pháp hướng dẫn phương pháp tự học.

Hình thức tổ chức thảo luận: thảo luận theo nhóm sinh viên, thảo luận cả đơn vị lớp, trong quá trình thảo luận cần tạo điều kiện, khuyến khích sinh viên mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình, giảng viên chủ yếu là nghe, khi cần thiết có thể gợi ý hoặc định hướng thêm.

Bước 5: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp của sinh viên Để đánh giá một cách chính xác kết quả của việc hướng dẫn phương pháp tự học đối với sinh viên thì phải kiểm tra, giám sát, đây là khâu cuối cùng của quá trình hướng dẫn phương pháp tự học cho sinh viên.

Khi giao cho sinh viên thực hiện các biện pháp, giảng viên luôn là người chỉ bảo tận tình, khuyến khích sinh viên sáng tạo. Sau khi sinh viên triển khai thực hiện các biện pháp giảng viên cần chú trọng nhận xét, đánh giá, chỉ rõ ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện các biện pháp của sinh viên, định hướng để sinh viên làm tốt hơn.

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của sinh viên, chỉ rõ cho sinh viên biết thế mạnh và điểm hạn chế của từng người nhằm có giải pháp hữu hiệu tác động, mặt khác thông qua kiểm tra, giám sát giảng viên cũng có điều kiện nắm bắt nhu cầu học tập, nhu cầu tiếp thu các biện pháp hướng dẫn phương pháp tự học để điều chủ động điều chỉnh hoặc bổ sung các biện pháp cần thiết.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng hồ chí minh cho sinh viên trường đại học tây bắc (Trang 106 - 111)