101 28,9 3 Lập đề cương sơ lược để học những kiến thức thật
2.2.2. Giáo án thực nghiệm số
Chương IV: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
I. Mục tiêu bài giảng
Học tập bài tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại sinh viên cần đạt:
1.Về kiến thức:
Sinh viên hiểu rõ được cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nộ dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và sự kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh.
2.Về tư tưởng, thái độ:
Sinh viên nhận thức sâu sắc tính khoa học, cách mạng, tính thực tiễn trong nội dung tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại của Hồ Chí Minh; khẳng định sự cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng khối đoàn kết thống nhất dân tộc và quốc tế trong tiến trình cách mạng.
3.Về kỹ năng:
Thông qua học tập tư tưởng và tấm gương của lãnh tụ sinh viên rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử hiệu quả để thu phục nhân tâm, học tập, vận
dụng phương pháp của Hồ Chí Minh trong công tác vận động quần chúng, xây dựng lòng tin trong quần chúng để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn một cách hiệu quả.
II. Chuẩn bị bài giảng
Giảng viên xác định rõ trọng tâm bài giảng để tham khảo tài liệu, chuẩn bị những kiến thức thực tiễn nhằm liên hệ mở rộng bài giảng. Giới thiệu tài liệu cho sinh viên và hướng dẫn sinh viên đọc trước giáo trình. Chuẩn bị các phương tiện dạy học.
Sinh viên: đọc trước nội dung bài học trong giáo trình và tham khảo các tư liệu có liên quan đến bài giảng.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học
Sử dụng kết hợp các phương pháp cơ bản: nêu vấn đề, trình bày trực quan, thuyết trình, đàm thoại;
Sử dụng máy vi tính làm phương tiện trình chiếu, phương tiện mô hình hoá trên giấy khổ lớn.
IV. Nội dung dạy thực nghiệm
Phần I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
I.1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc II.2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
2.2.3.Giáo án thực nghiệm số 2:
Chương VI: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn và văn hoá
I.Mục tiêu bài giảng
Học tập bài tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn và văn hoá sinh viên cần đạt:
1.Về kiến thức:
Sinh viên hiểu rõ được vai trò của đạo đức trong xã hội, truyền thống nhân văn của dân tộc Việt Nam, về vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội; nội dung quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn và văn hoá.
2.Về tư tưởng, thái độ:
Sinh viên nhận thức sâu sắc tính khoa học, cách mạng, tính thực tiễn trong nội dung tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại của Hồ Chí Minh; khẳng định sự cống hiến to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc xây dựng khối đoàn kết thống nhất dân tộc và quốc tế trong tiến trình cách mạng.
3.Về kỹ năng:
Thông qua học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức, tinh thần nhân văn, phong cách văn hoá của lãnh tụ sinh viên nhận thức sâu sắc và tin tưởng vào tính khoa học và cách mạng của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Biết vận dụng các quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn và văn hoá vào thực tiễn cuộc sống góp phần xây dựng xã hội có đời sống tinh thần lành mạnh, ổn định.
II. Chuẩn bị bài giảng
- Giảng viên xác định rõ trọng tâm bài giảng, đọc giáo trình, tham khảo tài liệu, chuẩn bị những kiến thức thực tiễn nhằm liên hệ mở rộng bài giảng. Giới thiệu tài liệu cho sinh viên và hướng dẫn sinh viên đọc trước giáo trình. Chuẩn bị các phương tiện dạy học.
- Sinh viên: đọc trước nội dung chương VI trong giáo trình và tham khảo các tư liệu có liên quan đến nội dung bài học.
III. Phương pháp và phương tiện dạy học
- Sử dụng kết hợp các phương pháp cơ bản: nêu vấn đề, trình bày trực quan, thuyết trình, đàm thoại;
- Sử dụng máy vi tính làm phương tiện trình chiếu, phương tiện mô hình hoá trên giấy khổ lớn.
IV. Nội dung dạy thực nghiệm
Phần I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
I.1. Quan điểm về vai trò của đạo đức cách mạng
I.2. Những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới. I.3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
2.3.Tiến hành thực nghiệm đối chứng