Về việc tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh của sinh viên.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng hồ chí minh cho sinh viên trường đại học tây bắc (Trang 32 - 37)

1.2.2.1. Thực trạng nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của môn tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình đào tạo đại học và cao đẳng:

Khảo sát mức độ nhận thức của sinh viên về sự cần thiết của việc học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh đối với 350 sinh viên thu được số liệu sau:

Bảng thống kê số 1: Mức

độ

Xác định sự cần thiêt của việc học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sinh viên

Số sinh viên trả

lời

Tỷ lệ %

1 Không cần thiêt 15 4,3

2 Có cũng được, không có cũng không sao 29 8,3

3 Không cần đưa vào chương trình chính khoá 97 27,7

4 Bình thường 162 46,3

5 Cần thiêt 35 10,

6 Rất cần thiết 12 3,4

Phâp tích số liệu thống kê cho thấy:

Trong thực tế, đối với các giảng viên giảng dạy môn lý luận chính trị nhận thức rõ môn tư tưởng tưởng Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng về cả mặt lý luận và thực tiễn trong việc giáo dục sinh viên về tư tưởng, đạo đức, lối sống, về hình thành nhân cách công dân tốt, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là cần thiết, song đối với sinh viên kết quả điều tra khảo sát cho thấy một thực tế bộ phận không ít sinh viên chưa nhận thức một cách sâu sắc về sự cần thiết của việc học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình đào tạo đại học và cao đẳng, cụ thể:

Tỷ lệ sinh viên cho rằng không cần thiết phải học tập môn này là 15, chiếm 4,3 % trong tổng số sinh viên được khảo sát, lý do được giải thích rất đơn giản là vì khi ra trường không dùng đến những phần kiến thức môn học này.

Tỷ lệ sinh viên cho rằng có cũng được, không có cũng chẳng sao là 29, chiếm 8,3 % trong tổng số sinh viên được khảo sát, lý do được giải thích là có học thì cũng không giúp ích gì được cho công việc chuyên môn được đào tạo, mà không học thì vẫn có cơ hội để biết.

Có một bộ phận gồm 97 sinh viên, chiếm 27,7 % trong tổng số sinh viên được khảo sát cho rằng không cần thiết đưa vào chương trình đào tạo chính khoá với sự lý giải rằng như vậy sẽ làm cho người học quá tải, cho rằng những kiến thức này có thể tiếp thu từ nhiều phương tiện, nhiều kênh thông tin khác nhau, nhất là trong điều kiện “bùng nổ thông tin” và “bùng nổ phương tiện thông tin đại chúng” như hiện nay.

Tỷ lệ lớn sinh viên trong tổng số sinh viên được khảo sát cho rằng việc học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình đào tạo đại học việc bình thường bởi vì chắc chắn các nhà quản lý, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà điều hành ngành giáo dục đã tính toán rất kỹ mới đưa vào chương trình, việc học tập môn này dù sao cũng góp phần bồi dưỡng cho sinh viên nội dung kiến thức về xã hội, về kinh nghiệm giao tiếp, ứng xử của con người.

Tỷ lệ sinh viên nhận thức việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh là cần thiết hoặc rất cần thiết thấp so với tổng số sinh viên được khảo sát, mức độ nhận thức về sự cần thiết này tập trung ở bộ phận sinh viên ham học hỏi, có kết quả học tập khá tốt, năng tham gia các hoạt động xã hội, sáng tạo và nhạy cảm với hệ thống tri thức mới. Số sinh viên này đều cho rằng trong học tập tư tưởng Hồ Chí Minh trong chương trình chính khoá ở trường đại học mang lại cho các em những hiểu biết có giá trị về các vấn đề chính trị, xã hội, thời sự của đất nước, của thời đại, có giá trị bổ sung cho việc thực hành công tác chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng trong cuộc sống, ngoài ra các em còn lĩnh hội được bài học làm người quý báu từ thế hệ cha ông đi trước.

Như vậy, có thể hiểu một trong những lý do sinh viên chưa nâng cao ý thức tự giác học tập bộ môn, chưa kiên trì tìm kiếm phương pháp tự học phù hợp chính là ở chỗ sinh viên nhận thức về vị trí, sự cần thiết của môn học này chưa rõ, bởi vậy, ý thức tự học chưa được phát huy cao, phương pháp tự học

chưa được chọn lọc và phổ biến, chất lượng học tập chưa được nâng cao. Đây là vấn đề đặt ra cho các nhà giáo làm công tác giảng dạy lý luận nói chung, là thách thức đối với giảng viên trực tiếp giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhà quản lý ngành phải đặc biệt lưu tâm định hướng.

1.2.2.2. Thực trạng tâm lý của sinh viên trong quá trình học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh:

Điều tra thực trạng tâm lý của sinh viên khi học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh đối với 350 sinh viên theo 6 mức độ thu được số liệu như sau:

Bảng thống kê số 2: Mức

độ

Thực trạng tâm lý của sinh viên trong quá trình học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh

Số sinh viên trả lời Tỷ lệ % 1 Nhàm chán 45 12,9 2 Không hứng thú 58 16,6 3 Bình thường 98 28 4 Đôi lúc có hứng thú 74 21,1 5 Có hứng thú 48 13,7 6 Thật sự say mê 27 7,7

Tổng hợp từ số liệu thống kê cho thấy đa số sinh viên chưa có hứng thú, say mê trong quá trình học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh từ mức độ 1 đến mức độ 3 là 201, chiếm 57,5 % trong tổng số sinh viên được khảo sát, kết quả này cho trùng hợp với cách tư duy rằng đây là môn học bắt buộc quy định trong chương trình đào tạo nên bắt buộc phải học chứ không có hứng thú, say mê, thực trạng này đồng thời phản ánh sinh viên chưa nêu cao ý thức tự học, tự học không thường xuyên, chưa chuyên cần, đến kỳ thi sát nút mới học “chạy”, học để làm cho xong bài thi, chứ chưa ý thức một cách tự giác học nhằm mở mang hiểu biết, nâng cao nhận thức.

Đáng lưu ý có một bộ phận trả lời rằng đôi khi có hứng thú, đó là 74 sinh viên, chiếm tỷ lệ 21,1 % trong tổng số sinh viên được khảo sát, đa số sinh viên trả lời ở mức độ này cho rằng sự hứng thú học tập môn học này xuất hiện phụ thuộc vào các thông tin mới, hấp dẫn, có khả năng thu hút sự chú ý của sinh viên khi giảng viên thực hiện bài giảng, điều này đặt ra cho người dạy vấn đề tăng cường cải tiến phương pháp dạy học, tăng cường bổ sung kiến thức, hiểu biết của bản thân thì mới thu hút người học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với số lượng 75 sinh viên, chiếm 21,4 % trong tổng số sinh viên được khảo sát có hứng thú, thật sự say mê học tập xuất phát từ ý thức được mục đích học tập và có thái độ học tập đúng đắn. Với kết quả khảo sát tổng hợp được cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng hiệu quả học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh chưa cao chính là ở chỗ sinh viên chưa nhận thức đúng đắn sự cần thiết của môn học, chưa xác định đúng mục đích học tập, chưa có thái độ học tập đúng đắn và người dạy chưa đủ sức thu hút người học.

1.2.2.3. Thực trạng sử dụng phương pháp tự học của sinh viên

Trên cơ sở phân tích kết quả nhận thức cũng như tình trạng tâm lý của sinh viên trong quá trình học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh, có thể nói thực trạng nhận thức và tình trạng tâm lý của sinh viên có tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến việc sử dụng phương pháp tự học của sinh viên, ảnh hưởng đến kết quả học tập môn học nói chung.

Xét một cách tổng thể thì mỗi phương pháp tự học mà sinh viên sử dụng đều có những ưu điểm và hạn chế, song nếu lựa chọn, sử dụng phương pháp tự học nào có khả năng giúp sinh viên tạo được lợi thế nhiều hơn trong việc nâng cao hiệu quả tự học là điều tốt, nên làm.

Để minh chứng về sự tác động, ảnh hưởng của nhận thức và thực trạng tâm lý trong quá trình học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh đến việc sử dụng phương pháp tự học của sinh viên, tác giả đã điều tra thông qua câu hỏi: Các phương pháp mà bạn đã sử dụng để tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh đối với 350 sinh viên theo 7 phương pháp và thu được số liệu sau:

Bảng thống kê số 3:

TT Các phương pháp tự học sinh viên đã sử dụng Số sinh viên trả

lời

Tỷ lệ %

1 Học thuộc những kiến thức ghi chép được khi nghe giảng viên giảng và hướng dẫn trên lớp.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng hồ chí minh cho sinh viên trường đại học tây bắc (Trang 32 - 37)