Tiến hành thực nghiệm các biện pháp

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng hồ chí minh cho sinh viên trường đại học tây bắc (Trang 77 - 99)

101 28,9 3 Lập đề cương sơ lược để học những kiến thức thật

2.3.2.Tiến hành thực nghiệm các biện pháp

2.3.2.1. Thực nghiệm hướng dẫn cách lập kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch học tâp

Để việc hướng dẫn cách lập kế hoạch hiệu quả giảng viên cần định hướng cho sinh viên xác định rõ mục đích học tập là để hiểu biết, nắm vững tri thức và biết vận dụng tri thức vào công việc, cuộc sống, muốn đạt được mục đích đó thì bản thân người học phải thực sự nỗ lực phấn đấu, phải lĩnh hội tri thức của nhân loại, trải nghiệm trong nhiều hoạt động thực tế, tất cả mục đích đó muốn đạt được đòi hỏi mỗi người học phải có kế hoạch học tập của chính mình trên cơ sở kế hoạch chung của lớp, của nhà trường.

Giúp sinh viên nhận thức về lợi ích của việc học tập có kế hoạch là ở chỗ người học chủ động sắp xếp thời gian, chủ động lựa chọn nội dung kiến thức cần nắm bắt, tìm hiểu, cần mở rộng. Từ kinh nghiệm học tập, thành đạt của các danh nhân trong lịch sử chúng ta nhận thấy đa số họ học tập, hoạt động có kế hoạch, sự thành đạt của họ xuất phát từ nguyên tắc cơ bản đã nằm trong dự định được sắp xếp, được tính toán theo trình tự bước đi hợp lý, có định hướng, đó cũng chính là suy nghĩ, việc làm mang tính kế hoạch.

Thực tế trong các bài học về đạo đức, bài học giáo dục công dân từ cấp học Tiểu học trở lên chương trình giáo dục của chúng ta đã từng đề cập đến việc dạy cho học sinh biết cách học tập, làm việc có kế hoạch như: “Đi học đúng giờ”, “làm việc có kế hoạch”, “tiết kiệm thời gian”…. Trong thời đại ngày nay, khi mà khối lượng kiến thức nhân loại ngày càng lớn, khung thời gian ngày càng trở nên eo hẹp, việc học tập không đơn giản chỉ là những bài học trong trường, trong sách vở, mà còn phải học hỏi nhiều trong đời sống hiện thực, bởi vậy nếu không có kế hoạch học tập cụ thể dễ bị chồng chéo giữa việc học tập các môn học khác nhau, chồng chéo với các hoạt động khác,

cuối cùng không nội dung nào đạt được kết quả như mong muốn, đó chính là thực trạng mà nhiều người học đang phải chấp nhận.

Tuy nhiên, việc lập kế hoạch học tập thực sự đáp ứng được yêu cầu hiểu biết và nắm vững tri thức hoàn toàn không dễ dàng, đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ về thời gian, nội dung, các điều kiện vật chất và tinh thần. Căn cứ những vấn đề lý luận về tự học và phương pháp tự học, trên cơ sở kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy bộ môn, tác giả nêu ra một số yêu cầu trong việc lập kế hoạch học tập để hướng dẫn người học:

Bước 1: Chuẩn bị lập kế hoạch

Xem xét điều kiện và khả năng, yếu tố tâm lý của bản thân để lập kế hoạch phù hợp, từ đó có sự chuẩn bị tốt cho kế hoạch định lập, cụ thể:

Thứ nhất, chuẩn bị về mục tiêu kế hoạch: xác định chi tiết mục tiêu nhằm nâng cao kết quả học tập, nâng cao hiểu biết, nhận thức.

Thứ hai, dự kiến nội dung kế hoạch bao gồm nội dung trọng tâm và nội dung bổ trợ sát với thực tế việc học tập, nội dung kế hoạch phải đảm bảo tính vừa sức, bao gồm:

- Tiếp cận nội dung kiến thức mới. - Ôn lại nội dung kiến thức cũ. - Mở rộng kiến thức đã học. - Vận dụng luyện tập, thực hành.

Thứ ba, dự tính thời gian giành cho kế hoạch, căn cứ vào kế hoạch chung trong học kỳ, trong tuần, kế hoạch các hoạt động bổ trợ của nhà trường để xác định khung thời gian, phân bố rõ thời gian cho từng nội dung cụ thể, kết hợp giữa việc bố trí thời gian học tập và thời gian nghỉ ngơi, giải trí, thời gian học các môn học khác nhau.

Thứ tư, dự tính kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn, thông thường kế hoạch chung trong 1 học kỳ của nhà trường, của lớp là phải học nhiều môn học khác nhau nên cần phân định rõ kế hoạch học tập từng môn trong cả học kỳ và kế hoạch học tập từng môn theo tuần căn cứ vào thời khoá biểu chung.

Chuẩn bị các điều kiện để lập kế hoạch càng chu đáo, chi tiết theo các yêu cầu cơ bản trên thì việc triển khai lập kế hoạch càng chắc chắn, chính xác, chuẩn bị tốt đã là một bước khởi đầu thành công.

Bước 2: Triển khai lập kế hoạch học tập

Cách lập kế hoạch học tập cho 1 học kỳ:

Thứ nhất, xác định mục tiêu chung của học kỳ cần nêu rõ hướng phấn đấu đạt kết quả học tập trung bình, trung bình khá, khá, giỏi, phấn đấu nâng cao nhận thức và hiểu biết xã hội, mục tiêu thời gian tự học, tự nghiên cứu đối với từng môn học.

Thứ hai, sắp xếp thứ tự ưu tiên cho từng môn học ở mỗi thời điểm cụ thể, chẳng hạn môn tư tưởng Hồ Chí Minh trong tuần thứ 3 của kỳ học có tiết thảo luận, tuần thứ 4 của kỳ học sẽ có bài kiểm tra nhận thức… thì cần xác định thời gian trong kế hoạch ưu tiên nhiều hơn cho môn này.

Hoặc trong hệ thống các môn học của cả kỳ học, tự đánh giá bản thân còn khuyết kiến thức của môn nào thì cần có phân phối thời gian ưu tiên cho môn đó.

Thứ ba, xác định nội dung kiến thức cần nắm bắt để tham gia hiệu quả các hoạt động ngoại khoá chuyên môn trong học kỳ, hoạt động thực hành nghề nghiệp, luyện tập trong kỳ học để bố trí thời gian hài hoà, sắp xếp xen kẽ các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí lồng ghép với hoạt động học tập. Xác định tính khả thi, hợp lý của kế hoạch.

Thứ tư, thiết kế và giới thiệu một số mẫu kế hoạch học tập trong học kỳ để sinh viên tham khảo và tiến hành lập kế hoạch.

Lập kế hoạch học tập của học kỳ coi như là kế hoạch dài hạn của năm học, bởi vậy cần lưu ý khi lập kế hoạch nhất thiết phải bắt đầu từ việc nắm bắt một cách chính xác phân phối thời gian cho học kỳ đó, các môn học trong học kỳ, hoạt động bổ trợ, các hoạt động văn hoá, hoạt động chính trị - xã hội theo kế hoạch tổng thể của nhà trường.

Căn cứ tình hình thực tế của trường, khoa, lớp và yêu cầu của từng môn học giảng viên có thể định hướng cho sinh viên xác định nội dung kế hoạch phù hợp, không nên quá cứng nhắc, khuôn mẫu. Trong kế hoạch có thể đặt dự phòng khung thời gian và nội dung để có thể điều chỉnh khi cần thiết.

Cách lập kế hoạch học tập tuần:

Thứ nhất, căn cứ thời khoá biểu trong tuần để xác định rõ số tiết phân bố giành cho từng môn học, khoảng cách thời gian của từng môn học nhằm lập kế hoạch tuần hợp lý.

Thứ hai, thống kê các hoạt động bổ trợ, hoạt động chuyên môn ngoài giờ, hoạt động đoàn thể, các mối quan hệ giao lưu cần thiết của cá nhân trong tuần.

Thứ ba, xây dựng phân phối thời gian cho từng môn học trong tuần theo thứ tự ưu tiên do cá nhân xác định đảm bảo cân đối với số tiết trong tuần của từng môn, xen kẽ thời gian học, giải trí, ngoại khoá, hoạt động đoàn thể.

Thứ tư, xác định các điều kiện hỗ trợ để thực hiện hoàn thành kế hoạch. Thứ năm, thiết kế một số mẫu kế hoạch học tập tuần và giới thiệu với sinh viên để tiến hành lập kế hoạch.

Sau khi hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập, giảng viên tiếp tục hướng dẫn sinh viên triển khai thực hiện kế hoạch học tập, việc hướng dẫn

thực hiện kế hoạch học tập đảm bảo cho sinh viên ý thức về nguyên tắc “nói đi đôi với làm”, “tư tưởng gắn với hành động” trong học tập và rèn luyện, giúp cho sinh viên hình thành thói quen học tập và làm việc khoa học, có kế hoạch.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch học tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hướng dẫn sinh viên thực hiện kế hoạch phải quán triệt tinh thần quyết tâm, thái độ tự chủ, tự giác của cá nhân, chuẩn bị các điều kiện và sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, trở ngại để vượt qua, phấn đấu thực hiện hoàn thành kế hoạch, cụ thể thực hiện kế hoạch học tập cần đảm bảo:

Một là: tuân thủ các nội dung đã lập trong kế hoạch theo trình tự thời gian, có ưu tiên nội dung trọng tâm, trong quá trình thực hiện kế hoạch cần nhìn nhận rõ nét lợi ích của nó để khẳng định và thừa nhận. Trao đổi, tham khảo ý kiến với bạn bè, đồng nghiệp về việc thực hiện kế hoạch nhằm mục đích tham khảo, học hỏi, tiếp thu những ý tưởng hay, tranh thủ trí tuệ tập thể và sự sáng tạo của những cá nhân có năng lực tốt.

Hai là: So sánh việc thực hiện nội dung kế hoạch với mục tiêu cần đạt tới: việc so sánh tiến trình thực hiện các nội dung trong kế hoạch nhằm xác định tính khả thi, tính hiệu quả và hợp lý của kế hoạch, từ đó quyết định có tiếp tục thực hiện theo đúng kế hoạch hay không. Tự kiểm tra, đánh giá hiệu quả đạt được của việc thực hiện kế hoạch: hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch thể hiện ở mục tiêu vươn tới có đạt được hay không, chẳng hạn như mục tiêu kế hoạch học tập đặt ra là nâng cao hiểu biêt, mục tiêu này đạt được hay không thì không ai khác người thực hiện kế hoạch đánh giá được một cách chính xác hơn, hoặc nếu mục tiêu của kế hoạch đặt ra là nâng cao kết quả học tập, nếu kế hoạch phù hợp có nghĩa là kết quả học tập của bản thân sẽ nâng lên trông thấy. Trong quá trình thực hiện kế hoạch nếu không biết được

hiệu quả của kế hoạch thì không có cơ sở để tiếp tục thực hiện, bởi vậy kiểm tra, đánh giá hiệu quả đạt được của kế hoạch là việc cần thiết.

Ba là: điều chỉnh kế hoạch, trong quá trình thực hiện kế hoạch nếu nhận thấy bất hợp lý hay gặp phải trở ngại bất thường, hoặc khi nhận thấy hiệu quả không cao có thể điều chỉnh nội dung và thời gian thực hiện kế hoạch, cần xem xét, phát hiện kịp thời những bất cập, xác định rõ nguyên nhân của những bất cập đó, chẳng hạn nếu thực hiện đúng kế hoạch mà mục tiêu nâng cao kết quả học tập vẫn không thực hiện được thì phải tìm hiểu nguyên nhân tác động bên trong, bên ngoài.

Có thể khẳng định trong quá trình tự học việc lập kế hoạch học tập hợp lý là cả quá trình dày công nghiên cứu từ mục tiêu đến nội dung và phương pháp thực hiện, song có kế hoạch rồi cần phải thực sự quyết tâm thực hiện cho đúng, thực hiện kế hoạch là thực hiện những việc mà tự mình đặt ra trước, đã biết trước, đã tính toán chi tiết các điều kiện cho nên hoàn toàn có thể dẫn đến thành công.

2.3.2.2. Thực nghiệm hướng dẫn cách sử dụng giáo trình và tài liệu tham khảo

Trong lịch sử sự tiến bộ của nhân loại, trong kinh nghiệm dân gian có câu: “nói có sách, mách có chứng”, điều này thể hiện giá trị đích thực của sách, tài liệu chính là căn cứ để con người nhận thức và tiếp tục sáng tạo. Quá trình học tập ở các nhà trường dù muốn hay không đều phải có khung kiến thức làm cơ sở, khung kiến thức ấy chỉ có giá trị thực sự khi nó nằm trong khuôn khổ của một cuốn sách, tài liệu cụ thể có đầy đủ cơ sở pháp lý.

Giáo trình, tài liệu tham khảo là phương tiện cho hoạt động tự học, là kho tàng tri thức rộng lớn, là căn cứ để người học tiếp nhận tri thức và tin tưởng vào tri thức, hoạt động dạy và học đều phải căn cứ vào kho tàng tri thức

đã được tập hợp sẵn, sự sáng tạo của cả người dạy và người học cũng đều bắt đầu từ khung kiến thức cơ sở ban đầu.

Giáo trình là một trong những phương tiện học tập đạt tiêu chuẩn khoa học, là “kho” chứa chuẩn kiến thức, là phương tiện học tập thuận lợi, hiệu quả nhất và ít tốn kém hơn cả, tài liệu tham khảo là kho tàng tri thức có thể bổ sung cho những khuyết thiếu của giáo trình.

Bất cứ hoạt động học tập nào cũng đều tất yếu phải sử dụng giáo trình và tài liệu tham khảo, người dạy và người học không sử dụng giáo trình, không căn cứ kiến thức giáo trình để dạy và học, không tham khảo thêm tài liệu đều chưa đủ điều kiện và khả năng chiếm lĩnh tri thức nhân loại một cách hữu ích. Giảng viên biết cách sử dụng giáo trình để khai thác năng lực người học là thể hiện nhận thức ở trình độ cao, hướng dẫn sinh viên sử dụng giáo trình là cả nghệ thuật lớn, gặp không ít trắc trở, trình tự hướng dẫn sinh viên sử dụng giáo trình và tài liệu tham khảo theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn giáo trình và tài liệu tham khảo: Lựa chọn giáo trình:

Xác định giáo trình chứa đựng khung kiến thức chuẩn cần nắm vững, định hướng nhận thức, khai thác thông tin phục vụ học tập, tuy nhiên giáo trình hiện nay đã trở nên rất phổ biến: ngoài giáo trình biên soạn cấp Nhà nước, cấp ngành còn có giáo trình do hội đồng khoa học cấp trường của các trường đại học, học viện… biên soạn, trong điều kiện đó việc hướng dẫn sinh viên lựa chọn đúng giáo trình để học tập là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

Trong tự học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cần định hướng cho sinh viên lựa chọn một số giáo trình sau:

1.Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (dùng cho các trường đại học, cao đẳng) do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2005 và 2007.

2.Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2003.

3. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dùng cho hệ cao cấp lý luận) do Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh biên soạn nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội năm 2002.

Việc tự học của mỗi người cũng có tính độc lập tương đối, chịu tác động của những thói quen, sở thích, tính cách cá nhân, điều kiện sống và phụ thuộc vào khả năng tiếp cận của từng người ví dụ như người này ưa kiểu diễn đạt ngôn ngữ mang nặng tính khoa học, người khác lại thích lối diễn đạt nhẹ nhàng, uyển chuyển giữa tính khoa học và thực tiễn đời sống, người này hứng thú với kiến thức phần 1 hơn, người khác lại hứng thú với việc tìm hiểu phần 2 hơn…Những tâm lý mang tính độc lập tương đối ấy nếu không được định hướng sẽ sa đà vào những lựa chọn mang tính chủ quan, bởi vậy hướng dẫn lựa chọn giáo trình của người dạy là rất cần thiết, tuy nhiên vẫn phải dành cơ hội cho người học có điều kiện tiếp cận những giáo trình mà bản thân mong muốn được khai thác, không đặt ra yêu cầu một cách quá cứng nhắc.

Lựa chọn tài liệu tham khảo:

Quan niệm về tài liệu tham khảo của các môn khoa học lý luận, đặc biệt là môn Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là các loại sách, báo, tạp chí được phát hành mà nên mở rộng hơn: bao gồm sách, báo tạp chí có giá trị và cơ sở pháp lý để tham khảo, các loại văn bản khác như: công văn, chỉ thị, nghị

quyết, hướng dẫn… do các cấp có thẩm quyền ban hành, hoặc tài liệu dưới dạng các tư liệu lưu trữ như: đĩa hình, băng nhạc, phim, ảnh tư liệu.

Hiện nay kho tàng tài liệu tham khảo thực sự phong phú và quá lớn so với khả thu nhận, tiếp cận của người học, quá tải so với sức tham khảo của sinh viên kể cả mặt tâm lý tinh thần lẫn yếu tố vật chất. Thực tế đã có một bộ

Một phần của tài liệu Hướng dẫn phương pháp tự học môn tư tưởng hồ chí minh cho sinh viên trường đại học tây bắc (Trang 77 - 99)