5. Kết cấu của luận văn
4.3.2. Đối với ngàn hY tế
Tăng chi NSNN cho y tế, kiến nghị Quốc hội và Chính phủ duy trì tỷ lệ tăng chi NSNN cho y tế cao hơn tỷ lệ tăng ngân sách và đạt mức chi cho y tế trên tổng chi NSNN là 10%. Thực hiện nghiên cứu để xác định nhu cầu huy động bổ sung NSNN dành cho y tế, tạo cơ sở bằng chứng khi vận động Chính phủ và Bộ Tài chính phân bổ NSNN cho y tế.
Tiếp tục thực hiện lộ trình chuyển chi thƣờng xuyên từ ngân sách nhà nƣớc cho các bệnh viện sang hỗ trợ ngƣời dân tham gia BHYT gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế để nâng cao chất lƣợng BHYT, góp phần thực hiện nền y tế công bằng, hiệu quả và phát triển.
Đẩy mạnh việc thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, mở rộng diện bao phủ cho ngƣời cận nghèo tăng mức hỗ trợ từ NSNN ở mức tối thiểu 70% nhƣ hiện nay lên mức hỗ trợ 100%. Thực hiện các giải pháp cụ thể cùng nguồn lực đầu tƣ cho từng giai đoạn của Đề án thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020 với mục tiêu trên 80% dân số tham gia BHYT vào năm 2020. Để đạt đƣợc bao phủ y tế toàn dân, cần thực hiện các biện pháp đồng bộ hơn để giảm tỷ trọng chi phí y tếtừ tiền túi của hộ gia đình xuống 30-40% tổng chi cho y tế theo khuyến cáo của WHO.
Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng và ban hành khung giá tính đầy đủ chi phí theo Nghị định 85 và Nghị quyết 68 của Quốc hội; phân loại các bệnh viện để có lộ trình áp dụng cho phù hợp.
Bảo đảm tính bền vững và hiệu quả chi phí trong sử dụng quỹ BHYT, Thực hiện nguyên tắc xây dựng danh mục thuốc và dịch vụ y tế dựa trên ngƣời dân. Ban hành quy định về nguyên tắc và quy trình xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các
dịch vụ y tế đƣợc chi trả từ quỹ BHYT hoặc từ NSNN dựa trên bằng chứng về hiệu quả chi phí. Bảo đảm việc xây dựng nguyên tắc và quy trình xây dựng, cập nhật danh mục thuốc độc lập với hoạt động lựa chọn thuốc và dịch vụ y tế.
Xem xét điều chỉnh, sửa đổi Luật BHYT để quy định trần tối đa số tiền cùng trả trong một năm, tuỳ thuộc mức thu nhập bình quân của từng nhóm đối tƣợng, không vƣợt quá khả năng chi trả của ngƣời bệnh.Bảo đảm sự cân bằng giữa mức phí BHYT bình quân cân bằng với chi phí KCB bình quân thực tế đầu ngƣời.Giảm các chi phí không hiệu quả (chi trả cho các loại thuốc và dịch vụ kỹ thuật không có tính hiệu quả chi phí). Điều chỉnh động cơ tăng thu của bệnh viện, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế ở tuyến dƣới. Điều chỉnh mức phí BHYT.
Khẩn trƣơng triển khai thực hiện Nghị quyết 93 của Chính phủ, chỉ đạo các bệnh viện công có thƣơng hiệu huy động các nguồn vốn đầu tƣ, liên doanh, liên kết để xây dựng một số trung tâm KCB theo yêu cầu bằng kỹ thuật cao, tận dụng cơ sở vật chất hiện có để tăng số giƣờng bệnh điều trị.
Xây dựng chƣơng trình tổng thể về đổi mới phƣơng thức chi trả dịch vụ y tế, tạo sự đồng thuận chính sách và xác định rõ vai trò, trách nhiệm các bên liên quan. Thúc đẩy tiến trình áp dụng một hệ thống phƣơng thức chi trả có sự lồng ghép hài hoà các phƣơng thức chi trả mới, phù hợp hơn (chi trả theo dịch vụ, chi trả theo định suất, chi trả theo trƣờng hợp bệnh).
Đối với các văn bản, chế độ quy định định mức chi tiêu trong các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu còn nhiều bất cập nhƣ: chính sách thu một phần viện phí, các quy định về chi tiêu công tác phí, hội nghị phíthì cần sửa đổi, bổ sung kịp thời để hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định về tài chính cho các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nói chung, các bệnh viện công nói riêng. Cụ thể là xây dựng một “khung định mức chuẩn” (có tính đến yếu tố đặc thù của mỗi ngành) để các bệnh viện căn cứ vào đó xây dựng chế độ chi tiêu nội bộ phù hợp với mình nhƣng vẫn đảm bảo tính pháp lý.
Ƣu tiên dành ngân sách cho lĩnh vực y tế và đổi mới phƣơng thức cấp phát kinh phí. Thay cho viêc cấp vốn ngân sách theo đầu vào bằng việc cấp vốn theo kết quả đầu ra. Nghĩa là, thay cho việc xây dựng kế hoạch ngân sách dựa vào số giƣờng bệnh kế hoạch nhƣ hiện nay bằng việc cấp vốn căn cứ vào kết quả đầu ra, bệnh viện đã chăm sóc và chữa khỏi đƣợc cho bao nhiêu bệnh nhân, có bao nhiêu bệnh nhân đƣợc khám chữa bệnh.
KẾT LUẬN
Chính sách giao quyền tự chủ theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP cho các bệnh viện công lập đã tăng hiệu quả hoạt động, tiết kiệm chi phí, tăng nguồn thu cho bệnh viện đồng thời nâng cao khả năng đáp ứng của cơ sở y tế đối với nhu cầu khám chữa bệnh thực tế của địa phƣơng. Việc thực hiện chính sách tự chủ tạo ra những tác động nhất định trong cung ứng, sử dụng và chi trả dịch vụ y tế.
Quản lý tài chính của Bệnh viện đa khoaTrung ƣơng Thái Nguyên đã đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng và phát triển của Bệnh viện, nâng cao chất lƣợng phục vụ khám chữa bệnh cho ngƣời bệnh, giảm bớt gánh nặng về ngân sách nhà nƣớc.
Qua nghiên cứu tình hình thực hiện công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện đa khoaTrung ƣơng Thái Nguyên ta thấy kết quảrất rõ qua từng năm; số thu viện phí năm sau cao hơn năm trƣớc;thu nhập của CBCCVC tăng lên theo từng năm; mua sắm tài sản và trang thiết bị cũng đƣợc tăng thêm. Để có đƣợc kết quả tốt hơn nữa trong việc đầu tƣ mua sắm trang thiết bị y tế cho công tác chuyên môn và tăng thêm thu nhập cho CBCCVC bệnh viện, trong thời gian tới Ban giám đốc bệnh viện phải tăng cƣờng rà soát các khoản chi để loại bỏ những khoản chi không cần thiết, kêu gọi đầu tƣ liên doanh liên kết và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác. Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn y bác sĩ có phẩm chất tốt, có tay nghề vững để phục vụ công tác khám chữa bệnh đƣợc tốt hơn.
Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu của ngƣời bệnh đến khám chữa bệnh, bệnh viện ĐKTW Thái Nguyêncần nâng cao chất lƣợng dịch vụ khám chữa bệnh, hoàn thiện công tác quản lý tài chính có hiệu quả cao để thu hút đầu tƣ và mua sắm máy móc trang thiết bị y tế hiện đạiđáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và xã hội. Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý tài chính theo hƣớng đạt hiệu quả tài chính cao và bảo đảm công bằng. Hệ thống giải pháp này tuân thủ theo định hƣớng chung Nhà nƣớc, Bộ Y tế cũng nhƣ định hƣớng củaBệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên, Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014.
2. Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái nguyên, Tài liệu tham khảo nội bộ, báo cáo thống kê hoạt động các năm 2012, 2013, 2014.
3. Bộ Y tế Việt Nam và nhóm đối tác y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành y tế
năm 2012, 2013, 2014 (Báo cáo JAHR).
4. Phạm Trí Dũng (2009), Tự chủ tài chính bệnh viện. Thực trạng, hiệu quả sử dụng và những biện pháp, Báo cáo tại Hội nghị Y tế toàn quốc năm 2009.
5. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2008), Giáo trình Khoa học quản lý tập I và Giáo trình Khoa học quản lý tập II, Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật.
6. Nguyễn Thu Hồng (2008), Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại trường Đại
học Công đoàn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân,
Hà Nội.
7. Khoa Khoa học Quản lý, Các bài giảng về Quản lý tài chính tổ chức, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân.
8. Phạm Văn Khoan (2008), Giáo trình Quản lý Tài chính công, Học viện Tài
chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
9. Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 của Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định về lập, chấp hành, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, quyết toán ngân sách nhà nƣớc và về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nƣớc các cấp trong lĩnh vực ngân sách nhà nƣớc. 10. Nghị định 85/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2012 quy định về cơ chế
hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tếcông lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sởkhám bệnh, chữa bệnh công lập.
11. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/1/2002 của Chính phủ quy định chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu.
12. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
13. Nhóm tác giả trƣờng Đại học Y Hà Nội, Những vấn đề cơ bản của kinh tế y tế, Nhà xuất bản Đại học Y Hà Nội.
14. Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp.
15. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bƣu (2009), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
16. Lê Ngọc Trọng và nhóm tác giả, Giáo trình Quản lý Bệnh viện, Nhà xuất bản Y học.
17. Viện Chiến lƣợc và Chính sách Y tế, Vụ Kế hoạch-Tài chính Bộ Y tế, Báo
cáo Kết quả khảo sát tình hình thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP trong hệ thống bệnh viện công lập, năm 2010.
18. Viện Chiến lƣợc và Chính sách Y tế-Bộ Y tế, Đánh giá tác động ban đầu của
việc thực hiện tự chủ tài chính bệnh viện đối với cung ứng và chi trả dịch vụ y tế, Đề tài khoa học cấp Bộ, năm 2009.
Số liệu thống kê từ các báo, tạp chí, website:
19. http://www.chinhphu.vn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ nƣớc cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
20. http://www.moh.gov.vn:Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.
21. http://www.mof.gov.vn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính.