Thực trạng sử dụng các nguồn tài chính củaBệnh viện đa khoa

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (Trang 74 - 83)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3.Thực trạng sử dụng các nguồn tài chính củaBệnh viện đa khoa

ương Thái Nguyên

Việc sử dụng các nguồn tài chính bao gồm kinh phí từ NSNN cấp, viện phí, BHYT và các nguồn thu hợp pháp khác của bệnh viện, nói chung đều đảm bảo chi tiêu đúng quy định, cấp phát tài chính đúng tiến độ theo nhu cầu công việc và kế hoạch của các Khoa, Phòng, Trung tâm. Cụ thể nhƣ sau:

3.2.3.1. Sử dụng nguồn Ngân sách Nhà nước cấp (Kinh phí thường xuyên)

Nội dung sử dụng nguồn tài chính do NSNN cấp cho Bệnh viện hàng năm chủ yếu tập trung cho các khoản chi thƣờng xuyên, trực tiếp gắn với công tác khám chữa bệnh theo quy chế chuyên môn hiện hành. Các khoản chi thƣờng xuyên trong ngân sách hàng năm đƣợc phân bổ chỉ tiêu theo cơ cấu, nội dung chi thể hiện ở bảng 3.9.

Qua bảng 3.9 cho thấy: Chi cho con người (Thanh toán cá nhân)-thuộc

nhóm chi I: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi thuộc nguồn vốn NSNN là nhóm tiền lƣơng và phụ cấp theo lƣơng cho CBCCVC bệnh viện, cụ thể năm 2012 chiếm 33,95%, năm 2013 chiếm 42,24% và năm 2014 đã tăng lên 63,14%. Nhóm chi này tăng nhanh qua các năm nguyên nhân là do hệ số lƣơng của cán bộ đƣợc xếp theo thang lƣơng ngạch bậc nên tổng hệ số năm sau sẽ cao hơn năm trƣớc, phụ cấp ƣu đãi nghề của ngành tăng. Ngoài ra lƣơng cơ bản tăng từ 850.000đ lên 1.050.000đ năm 2012 và 1.150.000đ năm 2013, cũng theo đó mà phụ cấp chức vụ, phụ cấp vƣợt khung, phụ cấp ƣu đãi nghề và các khoản đóng góp BHXH, BHYT, BHTN cũng tăng theo.

Chi quản lý hành chính-thuộc nhóm chi II: chiếm tỷ trọng khoảng gần 4% đến 7,5% thuộc nguồn vốn NSNN, nội dung chủ yếu là chi thanh toán dịch vụ công cộng nhƣ điện, nƣớc, xăng dầu, thông tin tuyên truyền liên lạc và công cụ dụng cụ quản lý phục vụ cho công tác hành chính. Theo xu hƣớng chung tỷ trọng chi quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phải ngày càng giảm, nên Bệnh viện phấn đấu để giảm tỷ lệ chi nhóm này bằng cách tiết kiệm chi tiêu cho bộ máy hành chính.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.9: Tình hình thực hiện chi NSNN tại Bệnh việnĐKTW Thái Nguyên giai đoạn năm 2012-2014

STT Nội dung

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh %

Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ % Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ % Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ % 2013/ 2012 2014/ 2013

1 Chi thanh toán cá nhân 24.000,588 33,95 36.580,425 42,24 52.528,515 63,14 152,41 143,60 2 Chi quản lý hành chính 2.221,348 3,14 3.286,479 3,79 6.082,607 7,31 147,95 185,08 3 Chi nghiệp vụ chuyên môn 31.531,764 44,60 26.743,096 30,88 3.288,878 3,95 84,81 12,30 4 Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 12.938,3 18,30 20.000 23,09 21.300 25,60 154,58 106,50

Tổng cộng 70.692 100,00 86.610 100,00 83.200 100,00 122,52 96,06

(Nguồn: Báo cáo thu-chi NSNN năm 2012, 2013, 2014 của BVĐK TWTN)

Biểu đồ 3.2. Tình hình thực hiện chi NSNN tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên giai đoạn năm 2012-2014

0.000 10000.000 20000.000 30000.000 40000.000 50000.000 60000.000 2012 2013 2014 24000.588 36580.425 52528.515 2221.348 3286.479 6082.607 31531.764 26743.096 3288.878 12938.300 20000 21300

Chi thanh toán cá nhân Chi Quản lý hành chính Chi nghiệp vụ chuyên môn Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ

Chi nghiệp vụ chuyên môn-thuộc nhóm chi III: đây là khoản chi quan

trọng nhất ảnh hƣởng đến chất lƣợng khám chữa bệnh. Khoản chi này chiếm tỷ trọng cao vào năm 2012 và 2013 với tỷ lệ lần lƣợt là 44,6% và 30,88%, trong đó khoảnmục chi chủ yếu là mua thuốc, hóa chất, vật tƣ y tế (chiếm 85%-95% tổng chi cho nghiệp vụ chuyên môn). Ngoài ra là một số khoản chi khác: mua sắm trang thiết bị chuyên dùng (không phải là tài sản cố định), mua bán, in ấn tài liệu chuyên môn. Tuy nhiên đến năm 2014 khoản chi này chỉ còn chiếm tỷ lệ gần 4%, nguyên nhân là do cho nhóm chi cho con ngƣời là lƣơng và phụ cấp theo lƣơng ngày càng tăng lên, vì vậy chi cho công tác chuyên môn chủ yếu đƣợc bổ sung từ nguồn thu viện phí và BHYT của Bệnh viện.

Chi mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định-thuộc nhóm chi IV: Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên đƣợc quan tâm, ƣu tiên đầu tƣ về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc y học hiện đại. Số kinh phí đầu tƣ cho nâng cấp, cải tạo, sửa chữa lớn nhà cửa, buồng bệnh và mua sắm mới TSCĐ hàng năm không ngừng tăng lên và chiếm từ 18% đến 25% tổng chi trong kinh phí do NSNN cấp.

3.2.3.2. Sử dụng nguồn viện phí, bảo hiểm y tế và nguồn khác * Nguồn viện phí, bảo hiểm y tế

Ngoài nguồn NSNN cấp hàng nămvà chỉ đáp ứng đƣợc khoảng35%-40% tổng chi các hoạt động, nên Bệnh viện chủ yếu dựa nguồn kinh phí thu đƣợc từ viện phí và BHYT. Hàng năm, Bệnh viện đa khoa trung ƣơng Thái Nguyên đƣợc bổ sung một khoản kinh phí hoạt động khá lớn từ nguồn thu viện phí, BHYT. Đây là nguồn thu sự nghiệp thƣờng xuyên đáp ứng phần lớn cho công tác khám chữa bệnh của bệnh viện, đƣợc lập kế hoạch sử dụng nhƣ sau:

+ 50%-65% đƣợc sử dụng để bổ sung kinh phí mua thuốc, máu, dịch truyền, hóa chất, vật tƣ y tế tiêu hao, dụng cụ y tế kể cả quần áo chăn màn, giƣờng chiếu và vật tƣ mau hỏng rẻ tiền phục vụ cho ngƣời bệnh kịp thời.

+ 20%-25% chi thanh toán cá nhân, tiền lƣơng thu nhập tăng thêm cho CBCCVC và chi khen thƣởng cho cán bộ nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao trong việc phục vụ khám chữa bệnh.

+ 10%-15%chi quản lý hành chính và mua sắm, sửa chữa trang thiết bị chuyên môn, TSCĐ.

Nguồn viện phí và BHYT đƣợc chi theo đúng quy định của Nhà nƣớc, của Ngành và đƣợc điều tiết chi theo quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện, trong đó chủ yếu chi cho công tác chuyên môn và một phần để chi thanh toán cá nhân, khen thƣởng cho ngƣời lao động và trích lập các quỹ sự nghiệp theo quy định.

* Nguồn thu khác

Nguồn thu khác của Bệnh viện bao gồm: Thu đào tạo y tế xã hội hóa, thu khám ngoại viện, thu liên doanh liên kết, dịch vụ khoán trông giữ xe, quầy quán, căng tin, dịch vụ vận chuyển bệnh nhân. Nguồn thu này, sau khi đã tính trích chi phí trực tiếp và nộp thuế theo quy định Bệnh viện đƣợc phép bổ sung toàn bộ vào nguồn kinh phí hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu đào tạo y tế xã hội hóa: (1) thu đào tạo kèm cặp nâng cao tay nghề cho học viên,sau khi trừ đi chi phí trực tiếp cho khóa học còn lại đƣợc tríchcho khoa hƣớng dẫn đào tạo trực tiếp học viên 40%, trích quản lý đào tạo chung 3%, trích giám sát đào tạo trực tiếp 7%, trích quản lý theo dõi tài chính 5%, số trích tăng nguồn là 45%. (2) Thu đào tạo thu phí theo các khóa nâng cao cấp chứng chỉ chuyên môn, thu phí theo dự toán thu đƣợc lập cho từng khóa học, định mức chi theo quy định tại Thông tƣ 139 ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính,số chênh lệch thu chi hoạt động này đƣợc kết chuyển tăng nguồn. Theo tính toán hàng năm phần trích tăng nguồn đạt từ20-25% tổng thu của các khóa đào tạo.

- Thu khám sức khỏe ngoại viện: Số thu đƣợc từ dịch vụ khám sức khỏe ngoại viện sau khi trừ đi chi phí thuốc, vật tƣ tiêu hao, xăng xe, khấu hao tính ra số lãi theo từng hợp đồng dịch vụ đƣợc trích nhƣ sau: Số để lại tăng nguồn 20%, trích lập quỹ dự phòng để chi hợp đồng vƣợt định mức 15%, số còn lại đƣợc chi là 65% đƣợc trích, (i) chi cho cán bộ trực tiếp tham gia khám sức khỏe 35%, (ii) chi ban chỉ đạo bên A 10%, (iii) chi ban chỉ đạo bên B 15%, (iv) chi cho công tác tạo nguồn 5%.

- Nguồn thu liên doanh liên kết là hình thức kêu gọi các nguồn đầu tƣ để lặp đặt và đƣa vào sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại mà nguồn vốn Nhà nƣớc chƣa bố trí đủ cho bệnh viện để mua, mặt khác giúp nâng cao trình độ cho CBCCVC bệnh viện, giảm thiểu thời gian chờ đợi của ngƣời bệnh, giảm thiểu bệnh nhân chuyển tuyến trên. Tính toán chi phí và phân chia lợi nhuận theo sự thỏa thuận của 2 bên: Lợi nhuận = Tổng thu-chi phí

+ Về giá thu thực hiện theo đúng quyết định của nhà nƣớc, của Bộ Y tế và các văn bản hƣớng dẫn của các ngành.

+ Về chi phí chung bao gồm: chi phí khấu hao tài sản, vật tƣ tiêu hao, hóa chất, phim ảnh, điện nƣớc, lƣơng nhân viên, thuế, chi khác.

+ Về lợi nhuận: Số còn lại đƣợc phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ đã ký trong hợp đồng: bên có máy tham gia đƣợc hƣởng từ 60%-70% (bao gồm trả tiền đầu tƣ công nghệ tiên tiến, thuê chuyên gia đào tạo, chuyển giao công nghệ), bệnh viện đƣợc hƣởng 30%-40%. Số tiền bệnh viện đƣợc sử dụng là khoản thu từ hoạt động dịch vụvà đƣợc ghi thu,ghi chi theo đúng quy định hiện hành.

- Nguồn thu từ dịch vụ thuê khoán quầy quán, trông xe, căng tin, dịch vụ sao bệnh án, vận chuyển bệnh nhân, giƣờng yêu cầu đƣợc giám sát theo đúng quy định của bệnh viện, quản lý theo dõi sổ sách thu chi và kết chuyển tăng nguồn.

Bảng 3.10: Tổng hợp thực hiện chi từnguồn viện phí, BHYT và thu kháctại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên giai đoạn năm 2012-2014

STT Nội dung

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh %

Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ % Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ % Số tiền (tr.đ) Tỷ lệ % 2013/ 2012 2014/ 2013

1 Chi thanh toán cá nhân 39.635,686 25,75 30.250,726 17,42 19.275,255 9,46 76,32 63,72 2 Chi quản lý hành chính 9.161,528 5,95 10.648,641 6,13 13.708,463 6,73 116,23 128,73 3 Chi nghiệp vụ chuyên môn 76.452,456 49,66 91.458,639 52,67 128.001,094 62,80 119,63 139,96 4 Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ,TTB 4.802,728 3,12 11.860,785 6,83 11.293,981 5,54 246,96 95,22 5 Chi tiền lƣơng tăng thêm 5.699,128 3,70 13.885,215 8,00 19.123,065 9,38 243,64 137,72 6 Chi trích lập các quỹ sự nghiệp 18.188,474 11,82 15.543,994 8,95 12.418,142 6,09 85,46 79,89

Tổng cộng 153.940 100,00 173.648 100,00 203.820 100,00 112,80 117,38

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2012, 2013, 2014 của BVĐK TWTN)

ĐVT: Triệu đồng

Biểu đồ 3.3. Tổng hợp thực hiện chi từ nguồn viện phí, BHYT và thu khác tại Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên giai đoạn năm 2012-2014

0.000 20000.000 40000.000 60000.000 80000.000 100000.000 120000.000 140000.000 2012 2013 2014 39635.686 30250.726 19275.255 9161.528 10648.641 13708.463 76452.456 91458.639 128001.094 4802.728 11860.785 11293.981 5699.128 13885.215 19123.065 18188.474 15543.994 12418.142

Chi thanh toán cá nhân Chi quản lý hành chính Chi nghiệp vụ chuyên môn

Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ, TTB Chi tiền lƣơng tăng thêm Chi trích lập các quỹ sự nghiệp

Chi cho con người-Nhóm chi I: Năm 2012 chiếm tỷ lệ 29,45%, năm 2013 là

25,42% và năm 2014 là 18,84% trong tổng nguồn kinh phí. Trong nhóm chi này, bệnh viện dùng để chi chế độ cho CBCCVC là chủ yếu nhƣ chi tiền lƣơng thu nhập tăng thêm, khen thƣởng cán bộ có thành tích trong công tác chuyên môn, chi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

Chi quản lý hành chính-Nhóm chi II:Nội dung chi chủ yếu của nhóm này là

trang bị công cụ dụng cụ cho công tác quản lý hành chính, sửa chữa nhỏ lẻ các công cụ làm việc văn phòng, văn phòng phẩm, bảo hiểm phƣơng tiện tài sản và chi phí quản lý khác. Nhóm chi này chiếm tỷ lệ 5,95% năm 2012, năm 2013 là 6,13% và năm 2014 là 6,73% trong nguồn kinh phí.

Chi nghiệp vụ chuyên môn-Nhóm chi III: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong

nguồn kinh phí hoạt động từthu viện phí, BHYT và nguồn thu khác. Sử dụng chủ yếu đểmua thuốc, máu, hoá chất, dịch truyền và vật tƣ y tế tiêu hao phục vụ trực tiếp cho ngƣời bệnh, trong đó chi dùng thuốc cho ngƣời bệnh chiếm gần 52% trong tổng chi nhóm này. Tỷ trọng chi cho nghiệp vụ chuyên môn không ngừng tăng lên từ 49,66% năm 2012 đã tăng lên 62,8% tổng số chi năm 2014. Nguyên nhân là do giá các yếu tố đầu vào nhƣ thuốc, vật tƣ y tế đều tăng, hơn nữa nguồn thu từ viện phí, BHYT đều tăng qua các năm nên chi cho nhóm này có xu hƣớng tăng cao.

Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ-Nhóm chi IV: Trong khi chi nhóm III có xu

hƣớng tăng thì chi cho nhóm IV lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ dao động trong khoảng từ 3%-7% trong tổng chi nguồn kinh phí này. Mặc dù đây là nhóm chi quyết định sự phát triển của bệnh viện nhƣng bệnh viện lại trích ra một tỷ lệ nhỏđể mua mới, nâng cấp TTB, TSCĐ. Tình trạng này không chỉ riêng ở Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên mà là đặc điểm chung của các bệnh viện ở Việt Nam. Do Nhà nƣớc quản lý mang tính thu nộp nên hầu nhƣ các bệnh viện không tự tích luỹ, đầu tƣ, thu bao nhiêu chi dùng hết bấy nhiêu. Đầu tƣ phát triển bệnh viện hoàn toàn dựa vào Nhà nƣớc, phụ thuộc vào kinh phí Nhà nƣớc cấp. Chính cơ chế quản lý này không tạo điều kiện cũng nhƣ khuyến khích các bệnh viện chủ động đầu tƣ, tự phát triển mà chỉ trông chờ vào kinh phí Nhà nƣớc cấp. Và chính điều này làm cho hệ thống bệnh viện công nƣớc ta chậm phát triển, sử dụng kinh phí không hiệu quả, dễ nảy sinh những tiêu cực trong việc phân phối nguồn kinh phí của Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (Trang 74 - 83)