5. Kết cấu của luận văn
4.2.2. Giải pháp sử dụng nguồn thu
4.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn chế độ chi tiêu nội bộ Bệnh viện
Định mức chi NSNN không những là căn cứ để lập kế hoạch mà còn là cơ sở để tiến hành công tác kiểm tra kiểm sát công tác tài chính kếtoán. Mỗi ngân sách chi của Bệnh viện cần phải có tiêu chuẩn hợp lý nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tránh lãng phí. Khi xây dựng định mức tiêu chuẩn trong nội bộ cần đảm bảo những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, quy chế chi tiêu nội bộ phải đảm bảo cho Bệnh viện hoàn thành nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn, thực hiện hoạt động thƣờng xuyên phù hợp với tính đặc thù trong lĩnh vực y tế nhƣng vẫn đảm bảo sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cƣờng công tác quản lý tài chính.
Thứ hai,quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc công khai thảo luận trong Bệnh viện, có ý kiến của tổ chức công đoàn. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là ƣu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo chất lƣợng chuyên môn. Tăng thu, tiết kiệm chi hành chính và tổ chức, phân công lao động cho hợp lý và có hiệu quả.
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ của Bệnh viện theo một quy trình thống nhất:
- Bƣớc 1: Xác định nhu cầu chi cho mỗi nhóm chi. Việc xác định chi cho mỗi nhóm có thể dựa trên:
+ Định mức tiêu hao các loại vật tƣ dụng cụ cho mỗi hoạt động và theo quy chế nội bộ cũng nhƣ quy định hiện hành của nhà nƣớc.
+ Căn cứ vào số lƣợng thống kê qua số chi quyết toán từ đó lƣợng giá chất lƣợng và lƣợng giá hiện thực hiệu quả mục tiêu đề ra của Bệnh viện. Từ đó đúc rút kinh nghiệm để lên kế hoạch cho phù hợp.
- Bƣớc 2: Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định định mức chi cho từng nhóm. Đây là bƣớc khó khăn và phức tạp đòi hỏi phải xác lập thứ tự ƣu tiên đối với từng khoản chi. Đồng thời phải dành ra một khoản "không tiên lƣợng trƣớc”-quỹ dự phòng để đảm bảo chi tiêu trong trƣờng hợp có biến động: lạm phát, quy định của Nhà nƣớc thay đổi.
Thực hiện khoán tại một sốkhoa trong bệnh viện:
Thực hiện khoán quản có nghĩa là Bệnh viện chỉ khoán về kế hoạch còn toàn bộ nguồn tài chính vẫn do bệnh viện thu và quản lý. Bệnh viện giao cho các Khoa, phòng nhận khoán một mức khoán. Nếu vƣợt qua ngƣỡng khoán đó thì đơn vị nhận khoán đƣợc thƣởng theo mức trong khung quy định của Nhà nƣớc đƣợc thƣởng 27% tổng số thu.
Việc xác định mức khoán kế hoạch dựa trên số kinh phí mà Bệnh viện chi cho bộ phận này. Làm tốt công tác khoán sẽ giúp cho Bệnh viện giảm sức ép quản lý theo chiều rộng, tập trung nguồn lực quản lý theo chiều sâu. Đồng thời vẫn đảm bảo cho việc quản lý có hiệu quả nguồn kinh phí nhất là tránh thất thoát các nguồn thu. Đối với các đơn vị nhận khoán bắt buộc phải có kế hoạch tăng thu, tiết kiệm các khoản chi.
Trích lập và sử dụng các quỹ một cách hợp lý:
Mục tiêu của giải pháp này là nhằm tiến hành phân bổ các nguồn thu cho các hoạt động của bệnh viện một cách hợp lý và sử dụng có hiêu quả các nguồn thu đó.
Căn cứ để tổ chức thực hiện là dựa vào kế hoạch thu-chi đã đƣợc xây dựng ở trên theo định kỳ tháng, quý, năm của Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên. Đây là quá trình thực hiện các hoạt động tài chính theo kế hoạch thông qua sự phối hợp hoạt động của phòng Tài chính-Kế toán với các phòng, ban khác để đạt đƣợc mục tiêu kế hoạch. Vai trò của quản lý tài chính là lựa chọn thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch, tổ chức vận hành các hoạt động trong kế hoạch và giám sát việc vận hành ra sao. Cần điều chỉnh, bổ sung, thúc đẩy tiến độ nhƣthế nào.
Bảng 4.2: Dự toán chi của Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên giai đoạn năm 2015-2017
STT Nội dung Năm (tr.đ) So sánh % 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ Tổng số 320.000 363.000 420.000 113,44 115,70 114,57 I Tổng thu, chi, nộp NSNN phí, lệ phí 230.000 270.000 323.000 117,39 119,63 118,51 1 Số thu viện phí, BHYT, thu khác 230.000 270.000 323.000 117,39 119,63 118,51 2
Số chi từ nguồn viện phí, BHYT, thu khác được để lại
230.000 270.000 323.000 117,39 119,63 118,51
II Dự toán chi NSNN 90.000 93.000 97.000 103,33 104,30 103,82
(Nguồn: Báo cáo dự toán thu-chi BVĐK TWTN giai đoạn năm 2015-2017) 4.2.2.2. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tài chính kế toán chuyên trách có phẩm chất tốt, nghiệp vụ chuyên môn vững
Có thể nói, một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến công tác quản lý nói chung và quản lý tài chính Bệnh viện nói riêng là đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính chuyên trách, có nghiệp vụ tài chính kế toán và có tính trách nhiệm cao cần đƣợc xem nhƣ một nhiệm vụ then chốt trong việc hoàn thiện quản lý tài chính. Để thực hiện giải pháp này cần từng bƣớc thực hiện các công việc sau:
- Rà soát đánh giá lại toàn bộ bộ máy quản lý tài chính kế toán của Bệnh viện, trên cơ sở đó tiến hành tuyển dụng, sắp xếp lại tổ chức, kiện toàn bộ máy quản lý tài chính trong bộ máy quản lý bệnh viện theo hƣớng tinh gọn, chuyên trách, hoạt động có hiệu quả.
- Đánh giá đội ngũ cán bộ nhân viên làm việc trong bộ máy tài chính kế toán của Bệnh viện cả về trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức. Kết quả phải đƣợc thông báo cho các đối tƣợng và là cơ sở để tiến hành công tác đào tạo, trả lƣơng, thƣởng, bố trí, đề bạt.
- Tăng cƣờng công tác đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ bằng nhiều hình thức: tham gia các lớp đào tạo trung, cao cấp, tham dự các lớp tập huấn để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cũng nhƣ cập nhật các văn bản chế độ, kiến thức mới trong quản lý. Việc đào tạo bồi dƣỡng cán bộ phải toàn diện cả về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn.
4.2.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, hoàn thiện và đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào quản lý tài chính Bệnh viện
Để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao, việc tăng cƣờng cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị làm việc đƣa vào ứng dụng tin học vào trong quản lý tài chính nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý là việc làm hết sức có ý nghĩa. Trong quá trình thực hiện giải pháp này cần chú ý tới một số vấn đề sau:
- Việc mua sắm tài sản phải cân đối với nhiệm vụ đƣợc giao, đặc biệt là các máy móc chuyên môn cần theo chiến lƣợc sử dụng. Công nghệ thích hợp: công nghệ mới, hiện đại nhƣng giá cả phải chăng, dễ sử dụng, dễ bảo trì, nguồn nguyên liệu cho hoạt động của máy móc phải đa dạng, có nguyên liệu thay thế.
- Hiện đại hóa trang thiết bị làm việc là cung cấp đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động cho Bệnh viện. Đảm bảo các thiết bị tối cần thiết cho hoạt động hành chính nhƣ: phƣơng tiện đi lại, máy vi tính theo hƣớng tiết kiệm, hiệu quả.
- Tăng cƣờng quản lý tài chính bằng cách thực hiện triển khai đồng bộ việc ứng dụng công nghệ vào trong quản lý. Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống mạng nội bộ quản lý tổng thể bệnh viện, cải tiến phần mềm kế toán đang dùng.
4.2.2.4. Rà soát và đánh giá lại một số hoạt động phục vụ công tác chuyên môn
Hoạt động nào mà bệnh viện thực hiện kém hiệu quả, tiêu tốn nhân lực và tài chính thì thay cho việc bệnh viện tự làm nhƣ hiện nay bằng việc ký hợp đồng thuê đơn vị chuyên trách cung cấp. Đây là một hƣớng mới phù hợp với cơ chế thị trƣờng, nhằm bảo đảm chất lƣợng và hiệu quả. Chẳng hạn, hoạt động giặt là, an ninh bệnh viện. Thêm nữa, thay cho việc phải tuyển dụng thêm nhân viên vào biên chế, bệnh viện có thể ký hợp đồng sử dụng lao động hoặc linh động trong việc mời chuyên gia của đơn vị khác đến khám chữa bệnh theo yêu cầu và mổ phẫu thuật các trƣờng hợp khó.