5. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Thực trạng công tác tổ chức quảnlý tài chín hở Bệnh viện đa
ương Thái nguyên
3.2.4.1. Công tác tổ chức và nhân sự quản lý tài chính của bệnh viện
Phòng Tài chính-Kế toán là bộ máy tham mƣu cho Ban Giám đốc về công tác quản lý tài chính kế toán của Bệnh viện. Phòng đƣợc ủy quyền của Giám đốc trong việc ra một số quyết định tài chính và thực hiện quản lý tài chính bệnh viện dƣới sự quản lý, giám sát trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên; Phòng hiện có 21 cán bộ.
Cơ cấu bộ máy của Phòng Tài chính-Kế toán: 1 trƣởng phòng kiểm kế toán trƣởng điều hành mảng tài chính bệnh viện, phụ trách bao quát hoạt động chuyên môn chung của phòng, 1 phó phòng phụ trách chung về nguồn thu chi viện phí qua BHYT và thu chi viện phí trực tiếp. 11 kế toán viên phụ trách các phần hành công việc kế toán chi tiết nhƣ kế toán thanh toán, kế toán kho (thuốc, vật tƣ, hành chính), kế toán phụ trách sửa chữa nhỏ, XDCB, kế toán chế độ cán bộ, kế toán bảo hiểm, kế toán tổng hợp. 8 kế toán viên thu tiền viện phí trực tiếp tại khoa Khám bệnh đa khoa.
Nói chung, cơ cấu và nhân sự thực hiện công tác tài chính kế toán của Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên hiện nay còn mỏng về số lƣợng và chuyên môn, nhất là khi quy mô và sự phức tạp trong công tác này đang ngày một tăng, đòi hỏi đội ngũ nhân lực làm công tác tài chính kế toán phải nâng cao trình độ và kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.4.2. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch thu-chi
Việc tổ chức thực hiện kế hoạch diễn ra trong một niên độ ngân sách (ở nƣớc ta là một năm từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm). Việc thực hiện kế hoạch tài chính đƣợc tiến hành bởi tất cả các Khoa, Phòng, Trung tâm các bộ phận đều phải xây dựng kế hoạch hoạt động làm căn cứ cho kế hoạch chi tiêu,chủ thể trực tiếp của tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi là Phòng tài chính kế toán. Các công việc đƣợc tiến hành nhƣ sau:
a. Giao dự toán
Căn cứ giao dự toán của Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên:
- Dự toán thu chi (kế hoạch thu chi) của Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên đƣợc cấp có thẩm quyền là Bộ Y tế phê duyệt. Đây là căn cứ có tính quyết định nhất trong chấp hành dự toán của bệnh viện. Trong điều kiện hiện nay, với việc tăng
cƣờng quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật, hệ thống VBQPPL điều chỉnh hoạt động quản lý tài chính bệnh viện công ngày càng hoàn thiện, việc chấp hành dự toán thu chi ngày càng đƣợc luật hoá, tạo điều kiện cho bệnh viện chủ động thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
- Khả năng các nguồn tài chính có thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của bệnh viện. - Chính sách, chế độ chi tiêu và quản lý tài chính hiện hành của Nhà nƣớc. - Các quy định về thu chi tài chính của Bệnh viện.
b. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tài chính
* Về phân bổ nguồn lực
Phân bổ nguồn nhân lực có hiệu quả và theo đúng chuyên môn: với 2 lĩnh vực chính là tài chính và kế toán, nhân lực cho phòng Tài chính-Kế toán đƣợc phân bổ theo chuyên môn, nghiệp vụ rõ ràng. Kế toán trƣởng kiêm trƣởng phòng Tài chính-Kế toán phụ trách chung 2 lĩnh vực này và phụ trách trực tiếp lĩnh vựctài chính, trƣởng phòng có trách nhiệm báo cáo, đề xuất trực tiếp với Giám đốc bệnh viện.
Lĩnh vực tài chính do kế toán trƣởng kiêm trƣởng phòng phụ trách cùng 8 kế toán viên có trách nhiệm phân tích tình hình tài chính bệnh viện theo tháng, quý, năm. Tình hình cấp phát sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động của bệnh viện, biến động thu-chi nguồn tài chính, phát hiện sai phạm, khuyết điểm trong việc thu và sử dụng các nguồn tài chính bệnh viện, từ đó đề xuất và nêu rõ các giải pháp nhằm khắc phục kịp thời các sai sót trên.
Lĩnh vực kế toán do phó phòng cùng 7 kế toán viên có trách nhiệm thu thập, tập hợp và phản ánh một cách chính xác, cập nhật kịp thời các số liệu liên quan tới thu- chi tài chính của bệnh viện thông qua bảng cân đối kế toán, bảng lƣu chuyển tiền tệ, báo cáo tình hình sử dụng NSNN và các báo cáo hoạt động tài chính của bệnh viện.
Phân bổ nguồn lực tài chính khá hợp lý: Căn cứ vào các nguồn thu thực tế, tình trạng sử dụng thực tế cũng nhƣ dự toán thu-chi, hàng năm Bệnh viện đã tiến hành phân bổ một cách khá hợp lý, nên về cơ bản không xảy ra tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu. Thông qua các số liệu thực tế và kinh nghiệm về quản lý tài chính các năm trƣớc để đúc rút đƣợc phƣơng pháp phân bổ tốt nhất (phân bổ nội dung chi này chiếm bao nhiêu % tổng thu, sử dụng tài chính từng khoa ra sao).
* Nâng cao động lực
Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên cũng đã khuyến khích nhiệt huyết, nỗ lực của CBVC bệnh viện thông qua các chế độ lƣơng, thƣởng và phúc lợi thiết yếu cũng nhƣ ƣu đãi cho từng cán bộ (xem bảng 3.11).
Các chế độ này đƣợc quy định rõ ràng trong quy chế của bệnh viện nhƣ sau: Lƣơng chính (lƣơng ngạch, bậc theo quỹ lƣơng đƣợc duyệt cho lao động trong biên chế) chi theo chế độ quy định của Nhà nƣớc. Trong trƣờng hợp có tăng hoặc giảm biên chế sẽ chi theo thực tế.
Bảng 3.11: Báo cáo kinh phí sử dụng chi lƣơng và lƣơngtăng thêm giai đoạnnăm 2012-2014
Đơn vị tính: triệu đồng
STT Nội dung Năm
2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 BQ 1 Lƣơng bình quân/1CBCCVC 4,4 4,7 5,5 106,82 117,02 111,92 2 Lƣơng tăng thêm bình
quân/1CBCCVC 0,6 1,4 2,0 233,33 142,86 188,095
Tổng cộng 5,0 6,1 7,5 122,0 122,95 122,475
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán BVĐK TWTN)
Tiền công trả cho lao động thƣờng xuyên theo hợp đồng ngoài quỹ lƣơng: chi theo chế độ quy định của Nhà nƣớc.
Chi khác (chi lƣơng khoán hợp đồng theo vụ, việc): mức chi 3.000.000đ/ tháng/ lao động, các khoản đóng góp (BHXH, BHYT, KPCĐ) thực hiện theo chế độ quy định của Nhà nƣớc.
* Phụ cấp lƣơng:
+ Phụ cấp làm đêm, làm ca ba, phụ cấp thêm giờ, phụ cấp độc hại-nguy hiểm, phụ cấp ƣu đãi nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề-theo công việc, phụ cấp trực thì riêng với viên chức, ngƣời lao động hợp đồng do đơn vị tự trả lƣơng không thanh toán khoản phụ cấp chế độ ƣu đãi ngành và các khoản phụ cấp khác mà Nhà nƣớc quy định dành cho cán bộ viên chức hƣởng lƣơng từ ngân sách.
+ Phụ cấp đặc biệt khác của ngành nhƣ thủ thuật, phẫu thuật: hàng tháng phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng TCCB, phòng TCKT và các khoa có thực hiện thủ thuật phẫu thuật đối chiếu sổ sách, chứng từ liên quan để thống nhất danh sách các trƣờng hợp thủ thuật, phẫu thuật và làm thủ tục chi tiêu theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/11/2011.
* Chi trợ cấp, phụ cấp khác:
+ Phụ cấp trực áp dụng theo Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/11/2011 quy định:Xuất trực thông thƣờng với các khoa, ngày thƣờng 115.000đ, ngày thứ bẩy, chủ nhật 149.500đ, ngày lễ, ngày tết 207.000đ
- Chi làm ngày nghỉ thứ bẩy, chủ nhật cho điều dƣỡng, hộ lý, làm thêm giờ cho cán bộ do tính chất và yêu cầu của công tác: chi theo số công căn cứ vào bảng chấm công đƣợc duyệtcủa lãnh đạo khoa, phòng, trung tâm và hệ số lƣơng cơ bản của từng cán bộ.
* Phúc lợi tập thể: tiền tàu xe phép năm chi cho cán bộ trong biên chế và hợp
đồng trong biên chế và chỉ thanh toán cho các trƣờng hợp nghỉ phép thăm bố, mẹ, chồng hoặc vợ ốm đau, qua đời. Chi tặng quà sinh nhật cho CBVC bệnh viện 100.000đ/ngƣời, hỗ trợ thăm quan du lịch trong nƣớc là 250.000đ/ngƣời/năm.
* Chi lƣơng thu nhập tăng thêm: là phần chi chênh lệch thu nhập thực tế so với lƣơng ngạch bậc, chức vụ, đƣợc lấy từ chênh lệch thu lớn hơn chi và đƣợc chi theo kết quả bình bầu ABCD tháng của mỗi cá nhân.
Sau báo cáo tài chính hàng quý, chênh lệch thu lớn hơn chi đƣợc sử dụng để: - Trích tối thiểu 25% số chênh lệch để lập quỹ phát triển sự nghiệp.
- Chi thu nhập tăng thêm cho viên chức lao động hƣởng lƣơng từ ngân sách. Tiền thu nhập tăng thêm đƣợc thực hiện chi cho từng ngƣời lao động bao gồm: lao động trong biên chế và lao động hợp đồng từ 1 năm trở lên trên cơ sở đánh giá hiệu quả, chất lƣợng công việc theo tiêu chí bình xét ABCD.
Theo đặc thù chuyên môn của Bệnh viện hạng I để khuyến khích ngƣời lao động đóng góp trí tuệ, sức lực cho sự phát triển. Bệnh viện xây dựng hệ số K để tính chi trả thu nhập tăng thêm ngoài lƣơng cho CBCCVC Bệnh viện nhƣ sau:
1. Hệ số K1 = Ka + Kb.
+ Ka: Theo học hàm, học vị, ngạch bậc chức vụ và trách nhiệm công việc.
(i) Theo học hàm, học vị và ngạch bậc
- Giáo sƣ: Hệ số 2,0
- Phó giáo sƣ, bác sĩ cao cấp và tƣơng đƣơng Hệ số 1,8 - Tiến sĩ, chuyên khoa II, bác sĩ chính và tƣơng đƣơng: Hệ số 1,7
- Thạc sĩ, chuyên khoa I: Hệ số 1,6
- Trình độ đại học: Hệ số 1,5
- Trình độ cao đẳng: Hệ số 1,4
- Trình độ trung học, lái xe, thợ bậc cao trở lên Hệ số 1,3 - Nhân viên kỹ thuật, lái xe bậc 4 trở lên Hệ số 1,2
- Trình độ sơ cấp Hệ số 1,1
- Hộ lý, y công, lao động phổ thông Hệ số 1,0
- Các trƣờng hợp tập sự mức đƣợc hƣởng = 85% của ngạch bậc tƣơng đƣơng
(ii) Theo chức vụ và trách nhiệm công việc:
- Giám đốc, Bí thƣ Đảng ủy: Hệ số 1,4
- Phó Giám đốc, phó Bí thƣ Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Hệ số 1,2
- Trƣởng phòng, Trƣởng khoa, Giám đốc trung tâm, phó Chủ tịch công đoàn,
Bí thƣ đoàn thanh niên: Hệ số 0,9
- Phó trƣởng khoa, phòng, phó Giám đốc trung tâm, phó Bí thƣ đoàn thanh
niên, điều dƣỡng trƣởng và tƣơng đƣơng. Hệ số 0,6
- Tổ trƣởng, điều dƣỡng hành chính và tƣơng đƣơng Hệ số 0,4
+ Kb: Theo hệ số thâm niên công tác và sự cống hiến:
(iii) Theo hệ số thâm niên công tác:
+ Từ 5 năm đến < 10 năm = 0,1 + Từ 10 năm đến < 15 năm = 0,2 + Từ 15 năm đến < 20 năm = 0,3 + Từ 20 năm đến < 25 năm = 0,4 + Từ 25 năm đến < 30 năm = 0,5 + >= 30 năm = 0,6
(iv) Theo hệ số cống hiến:
Là tiêu chí đƣợc đánh giá bình bầu A, B, C, D hàng tháng (K1): Tiêu chí đƣợc chi theo 4 mức:
- Tập thể: A1 = 85% số CBCCVC đƣợc hƣởng công A A2 = 75% số CBCCVC đƣợc hƣởng công A B = 55% số CBCCVC đƣợc hƣởng công A C = 45% số CBCCVC đƣợc hƣởng công A D = 30% số CBCCVC đƣợc hƣởng công A - Cá nhân: A = 100% B = 85% C = 70% D = 55%
2. Hệ số K2: Là hệ số mở để dành cho Hội đồng thi đua xem xét tùy thuộc vào nguồn thu và chiến lƣợc phát triển chuyên môn của Bệnh viện theo từng thời điểm để khuyến khích phát triển có thể xây dựng hệ số K2 cho khu vực hay cho từng khoa, phòng hoặc cá nhân.
(*) Tiền chi cho CBCC viên chức Bệnh viện gồm lương và thu nhập tăng thêm hàng tháng được chi trả thành 2 đợt như sau:
a) Đợt 1: Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo lương
TLc = Ltt x (HS + PC)
Trong đó: + TLc: Tiền lƣơng chính theo ngạch bậc cá nhân
+ Ltt: Mức lƣơng tối thiểu theo quy định của Nhà nƣớc + HS: Hệ số lƣơng của cá nhân
+ PC: Phụ cấp lƣơng cá nhân
b) Đợt 2: Tiền thu nhập tăng thêm
Tiền thu nhập tăng thêm = Hệ số theo trình độ, chức vụ (Ka) + Hệ số thâm niên công tác (Kb) x
Mức tiền chi tối thiểu của thu nhập tăng thêm
đ//hệ số 1 (Y)
3.2.4.3. Công tác kiểm tra, quyết toán
a. Công tác kiểm tra
Công tác kiểm tra tài chính của Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên đƣợc thực hiện theo hƣớng dự phòng (lƣờng trƣớc), phát huy các nhân tố tích cực, ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, vi phạm chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao, nâng cao ý thức chấp hành quy định, quy chế chuyên môn cũng nhƣ quy định về quản lý tài chính trong bệnh viện cũng nhƣ trong cán bộ nhân viên.
Chủ thể kiểm tra nội bộ gồm Ban Giám đốc, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Thanh tra thủ trƣởng, Phòng Tài chính-Kế toán và các cán bộ phụ trách bộ phận có liên quan. Các chủ thể kiểm tra bên ngoài nhƣ: Kiểm toán Nhà nƣớc, Bộ Y tế. Ngoài ra còn có các cơ quan báo chí, thông tin của Trung ƣơng và địa phƣơng.
Công cụ kiểm tra tài chính gồm: Văn bản chính sách liên quan đến quản lý sử dụng nguồn ngân sách, viện phí và BHYT; Kế hoạch triển khai các văn bản đó; Biên bản kiểm toán; Sổ sách tài chính kế toán; Phỏng vấn một số ngƣời bệnh đặc biệt là đối tƣợng bệnh nhân nghèo đang nằm tại bệnh viện về các chế độ đƣợc hƣởng.
Các hình thức kiểm tra tài chính đang được áp dụng tại BVĐK TW Thái Nguyên bao gồm:
- Kiểm tra thƣờng xuyên trong toàn bộ quá trình thực hiện kế hoạch tài chính. Đây chính là hình thức kiểm tra theo dõi hàng ngày việc thực hiện thu-chi theo kế hoạch tài chính của bệnh viện và các đơn vị trong bệnh viện.
- Kiểm tra kiểm tra định kỳ quá trình thực hiện kế hoạch tài chính, gồm kiểm tra các hoạt động thu-chi, kiểm tra kết cấu tài chính, kiểm tra việc phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ. Kiểm tra định kỳ đƣợc tiến hành theo kế hoạch định trƣớc, căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng cho từng tháng, từng quý để tiến hành thanh tra.
- Kiểm tra đột xuất: đƣợc tiến hành khi có “vấn đề” hoặc vụ việc cần sự can thiệp cấp bách, hay có đơn thƣ khiếu nại tổ cáo cần làm rõ.
Trong ba hình thức trên, Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên lấy việc kiểm tra định kỳ theo kế hoạch làm hoạt động chính để đánh giá thực chất hoạt động quản lý tài chính, thấy đƣợc các ƣu, khuyết điểm một cách khách quan, từ đó mới đề xuất những biện pháp thích hợp nhằm củng cố hế thống quản lý các lĩnh vực hoạt động trong bệnh viện nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng.
Công tác kiểm tra đánh giá tài chính của Bệnh viện ĐKTWThái Nguyên đƣợc tiến hành 2 lần/ năm theo định kì cuối quý 2 và quý 4 hàng năm; chịu trách nhiệm chính là Giám đốc bệnh viện. Từ năm 2007 đến nay (từ khi bệnh viện thực hiện nghị định 43/2006/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính), bệnh viện luôn tiến hành sát sao công tác kiểm tra, thanh tra tài chính, không để xảy ra bất cứ sai sót đáng tiếc nào. Kiểm tra thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP thông qua: Báo cáo sơ kết hoặc tổng kết thực hiện NĐ 43; Báo cáo số liệu hoạt động tài chính, chế độ ngoài lƣơng đối với nhân viên y tế bệnh viện; Kiểm tra các bảng giá niêm yết công khai đặt ở nơi dễ nhìn, dễ đọc; Phỏng vấn một số ngƣời bệnh để tìm bằng chứng. Đặc biệt bệnh viện đã kiểm tra việc thu viện phí thông qua việc quan sát các điểm thu viện phí và thanh toán ra viện trực tiếp, cách bố trí tại chỗ thu viện phí và thanh toán ra viện thuận tiện nhất cho ngƣời bệnh.
Quy chế chi tiêu nội bộ bệnh viện đã đƣợc xây dựng dựa trên ý kiến đóng góp của các khoa, phòng, trung tâm trong toàn bệnh viện và thông qua tại Hội nghị CBVC, trở thành căn cứ để thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch tài chính.
Nhờ kiểm tra tài chính đƣợc thực hiện tốt nên đã đánh giá đúng thực trạng, xác định đƣợc những ƣu điểm, khuyết điểm một cách khách quan, trung thực, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất đƣợc những giải pháp tích cực trong