5. Kết cấu của luận văn
4.1. Định hƣớng phát triển Bệnh viện đa khoaTrung ƣơng Thái Nguyên
4.1.1. Định hướng phát triển chung của ngành y tế
Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên là bệnh viên công do Nhà nƣớc nên quản lý tài chính của bệnh viện công phải theo định hƣớng của Nhà nƣớc nhằm thực hiện mục tiêu chung phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Các định hƣớng của Nhà nƣớc mà trực tiếp là Bộ Y tế về đổi mới quản lý tài chính bệnh viện công ở nƣớc ta là:
Thứ nhất, bệnh viện là đơn vị kinh tế dịch vụ. Trong nền kinh tế thị trƣờng, quản
lý tài chính bệnh viện công ở nƣớc ta phải chuyển từ mô hình tổ chức y tế thuần túy chuyên môn sang mô hình đơn vị sự nghiệp y tế có thu. Mục tiêu của quản lý tài chính bệnh viện công là sử dụng các nguồn lực cho việc thực hiện các hoạt động một cách công bằng và hiệu quả. Hƣớng tới hiệu quả là một đổi mới trong quản lý tài chính bệnh viện công. Để bảo đảm mục tiêu hiệu quả, bệnh viện cần: (i) xây dựng và thực hiện hệ thống định mức kinh tế kĩ thuật hợp lý; (ii) quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập; (iii) quản lý hƣớng tới kết quả cuối cùng.
Thứ hai, xóa bỏ cơ chế xin-cho trong đầu tư và cấp phát kinh phí. Thực hiện xã hội hóa các nguồn tài chính cho bệnh viện công.
- Các dự án, chƣơng trình đầu tƣ phải qua đấu thầu theo quy định của pháp luật. Bệnh viện phải tự chịu trách nhiệm về tài chính, chủ động cân đối thu-chi, tạo và huy động mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bệnh viện và đáp ứng cơ bản nhu cầu hoạt động của bệnh viện, đồng thời cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong bệnh viện.
-Thu hút các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để đầu tƣ cho bệnh viện. Nhƣ vậy các nguồn tài chính cơ bản hình thành ngân sách của bệnh viện công gồm:
+ NSNN cấp hàng năm;
+ Thu viện phí và bảo hiểm y tế do cơ quan Bảo hiểm y tế thanh toán cho bệnh viện. Xu hƣớng cơ chế tài chính bệnh viện sẽ chủ yếu dựa vào nguồn thu này;
+ Thu từ viện trợ và các khoản quyên góp (nếu có); + Đóng góp vốn từ xã hội hóa các nguồn tài chính.
Các nguồn tài chính trên đƣợc lập kế hoạch cho từng năm trên cơ sở định mức của Bộ Tài chính quy định, định mức do bệnh viện tự xây dựng đã đƣợc cơ quan chủ quản duyệt, và dự báo về khả năng thu.
Thứ ba, đưa canh tranh vào cung cấp dịch vụ y tế nhằm nâng cao chất
lƣợng dịch vụ và giảm gánh nặng cho NSNN trong điều kiện nguồn lực của Nhà nƣớc đầu tƣ cho bệnh viện còn hạn chế. Nhƣ vậy không chỉ các bệnh viện tƣ, mà cả các bệnh viện công cũng phải cạnh tranh nhau thông qua việc cung cấp dịch vụ y tế với giá cả hợp lý, chất lƣợng bảo đảm và thái độ phục vụ tốt, đồng thời phát triển các hình thức dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.
4.1.2. Định hướng phát triển Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên
Thứ nhất, phát huy nội lực của Bệnh viện.
Đây đƣợc coi là một trong những điều kiện tiên quyết thực hiện quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ. Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên là bệnh viện có cơ sở vật chất còn hạn chế thiếu nhiều trang thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có tay nghề còn thiếu, vì vậy trƣớc tiên, bệnh viện cần có kế hoạch huy động các nguồn tài chính kể cả nguồn đóng góp vốn của cán bộ nhân viên bệnh viện, nhằm tăng các nguồn thu. Đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn thu, tập trung cho đầu tƣ để tăng quy mô và chất lƣợng bệnh viện, chống lãng phí.
Bệnh viện cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực sẵn có của mình, tránh gây lãng phí, chảy máu “chất xám”. Bên cạnh đó, cần phải đào tạo đội ngũ lao động hiện có nhằm nâng cao chất lƣợng và tay nghề của họ. Tiếp đến, có chính sách đãi ngộ cao để thu hút những lao động giỏi, các bác sĩ trẻ có nhiều tiềm năng, có nhu cầu phục vụ bệnh viện lâu dài, sử dụng đƣợc đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.
Thứ hai, xã hội hóa các nguồn tài chính theo chủ trương chung của Nhà nước và Ban lãnh đạo bệnh viện.
Ngoài nguồn thu từ NSNN cấp, nguồn thu viện phí, bệnh viện có thể sử dụng các biện pháp huy động nguồn vốn đóng góp từ các tổ chức tƣ nhân đủ năng lực, của nhân dân dƣới hình thức góp vốn cùng đầu tƣ, liên doanh liên kết hay thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, có thể phát huy ngay nguồn tài chính tại bệnh viện, kêu gọi CBCCVC tham gia góp vốn đầu tƣ vào bệnh viện.
Thứ ba, xây dựng bệnh viện theo định hướng phục vụ “khách hàng”.
Đó là xây dựng bệnh viện theo hƣớng đáp ứng yêu cầu thiết thực của cộng đồng, đồng thời thực thi công bằng y tế. Ngƣời bệnh đƣợc đối xử nhƣ khách hàng. Khách hàng của bệnh viện chính là những ngƣời có nhu cầu khám, chữa bệnh; các nhu cầu này rất đa dạng và bệnh viện cần thỏa mãn một cách hợp lý các nhu cầu đa dạng của khách hàng thay vì buộc khách hàng theo mình.
Thứ tư, mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực chuyên môn và tài chính
Bệnh viện cần mở rộng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực chuyên môn, nhƣ: cử cán bộ đi đào tạo nƣớc ngoài hoặc các cơ sở khác; mời các bác sĩ có uy tín về hƣớng dẫn, giảng dạy cũng nhƣ truyền đạt lại kinh nghiệm nhằm tăng khả năng học hỏi của các CBCCVC trong bệnh viện; liên kết với các tổ chức nƣớc ngoài cũng nhƣ các bệnh viện trong nƣớc để thu hút nguồn tài chính và học hỏi kinh nghiệm của họ trong quảnlý tài chính bệnh viện.
* Mục tiêu quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên:
- Nâng cao chất lƣợng về mọi mặt trong công tác chuyên môn khám chữa bệnh của bệnh viện, đáp ứng nhu cầu khám sức khỏe của nhân dân, phấn đấu đƣa bệnh viện trở thành bệnh viện có quy mô hạng đặc biệt.
- Mở rộng các chuyên khoa điều trị sâu theo mô hình bệnh tật và phát triển nhiều kỹ thuật khám chữa bệnh mới có hàm lƣợng kỹ thuật cao thu hút ngƣời bệnh tăng nguồn thu cho bệnh viện.
- Nâng cao đời sống cho cán bộ công chức viên chức bệnh viện để cán bộ yên tâm công tác, trau dồi nghiệp vụ và y đức chăm sóc, phục vụ ngƣời bệnh ngày càng tốt hơn.
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên theo cơ chế tự chủ tài chính ƣơng Thái Nguyên theo cơ chế tự chủ tài chính
4.2.1. Giải pháp khai thác nguồn thu
Mục tiêu của giải pháp này là xác định các nguồn thu (dự kiến) nhằm tăng cƣờng các khoản thuvà có kế hoạch chi tiêu hợp lý, chi đúng mục đích và hiệu quả.
Để hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính, trƣớc hết cần tiến hành hoạt động nghiên cứu và dự báo môi trƣờng bên ngoài cũng nhƣ bên trong để có đƣợc các thông tin sau:
- Thực trạng tài chính của Bệnh viện; các báo cáo quyết toán các năm trƣớc. - Các tác động của môi trƣờng đến hoạt động tài chính và các quy định của Nhà nƣớc về phân bổ các nguồn tài chính của bệnh viện.
- Các chỉ tiêu của năm kế hoạch về biên chế, giƣờng bệnh, đƣợc cơ quan chủ quản phân bổ; các chỉ tiêu chuyên mônvà nhiệm vụ mới đƣợc Bộ chủ quản giao.
Từ đó, Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên thực hiện các giải pháp sau:
4.2.1.1. Tăng cường nguồn ngân sách Nhà nước
Mặc dù kinh phí thƣờng xuyên do NSNN cấp hàng năm tăng chậm và ngày càng có tỷ trọng giảm trong tổng nguồn kinh phí của bệnh viện, song đây là nguồn kinh phí tƣơng đối ổn định. Có thể nói nguồn NSNN hiện vẫn là nguồn kinh phí hỗ trợ rất lớn trong công tác đảm bảo nguồn tài chính cho Bệnh viện. Bởi ngoài kinh phí thƣờng xuyên, NSNN còn đầu tƣ với khối lƣợng lớn cho Bệnh viện thông qua các Dự án đầu tƣ XDCB và các chƣơng trình mục tiêu quốc gia.
Bệnh viện cần phát huy thế mạnh đơn vị dự toán cấp I trên cơ sở tiêu chí phát triển của bệnh viện và chủ trƣơng đầu tƣ trọng điểm của Nhà nƣớc. Tranh thủsự giúp đỡ của các bộ ngành hữu quan tạo môi trƣờng thuận lợi cho Bệnh viện khai thác tối đa nguồn ngân sách, trên cơ sở thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm cũng nhƣ quản lý dự án đầu tƣ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.
* Nguyên tắc: Việc tổ chức thực hiện kế hoạch thu-chi kinh phí Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên cần đƣợc phân bổ theo nguyên tắc:
Xác định khả năng thu:
- Dự toán số kinh phí chi thƣờng xuyên đƣợc cấp từ ngân sách;
- Đánh giá khả năng thu bổ sung cho chi thƣờng xuyên của bệnh viện từ nguồn thu viện phí, dịch vụ, viện trợ về thuốc, vật tƣ;
Bảng 4.1: Dự toán nguồn thu của Bệnh viện ĐKTW Thái Nguyên giai đoạn năm 2015-2017
STT Nội dung Đơn vị tính Năm So sánh % 2015 2016 2017 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ Tổng thu Triệu 320.000 363.000 420.000 113,44 115,70 114,57 1 Thu NSNN Triệu 90.000 93.000 97.000 103,33 104,30 103,82 2 Thu BHYT Triệu 145.000 170.000 200.000 117,24 117,64 117,44 3 Thu VP Triệu 60.000 70.000 85.000 116,67 121,43 119,05 4 Thu khác Triệu 25.000 30.000 38.000 120,0 126,67 123,34
(Nguồn: Báo cáo dự toán thu-chi BVĐK TWTN giai đoạn năm 2015-2017) 4.2.1.2. Tăng cường huy động sự đóng góp của nhân dân và xã hội
Đóng góp của nhân thể hiện dƣới hình thức viện phí và BHYT. Đây hiện đang là nguồn thu chủ yếu bổ sung kinh phí cho hoạt động chuyên môn của Bệnh viện. Trong những năm qua, nguồn thu viện phí có tốc độ tăng trƣởng mạnh, bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng trƣởng này và khai thác tối đa nguồn thu từ viện phí, BHYT.
Bệnh viện có thể đa dạng hoá các cách định giá dịch vụ y tế cho hình thức tự nguyện khám chữa bệnh để thu hút ngƣời bệnh sử dụng các dịch vụ y tế. Cụ thể là:
Giá chi trả theo từng loai dịch vụ:giá cả đƣợc hình thành trên cơ sở các chi
phí trực tiếp, gián tiếp của các dịch vụ y tế mà bệnh nhân đã sử dụng theo tùng mục (khám bệnh, thuốc, can thiệp).
Giá cố đinh cho từng, dich vuy tế: giá này là nhƣ nhau cho từng loại hình
dịch vụ nhất định theo quy định của hội nghề nghiệp hay của Nhà nƣớc. Cơ sở của phƣơng pháp tính giá này là dựa trên kết quả nghiên cứu hồi cứu số liệu thống kê của việc tính toán đầy đủ các chi phí hoặc giá cả đã thực thu trong quá khứ cộng (hoặc trừ) một tỷ lệ nào đó cho phù họp với tình hình thực tế. Thực chất đây là giá trị trung bình của từng loại dịch vụ (giá trung bình cho mỗi lần khám, chẩn đoán).
Giá dịch vụ trọn gói: là việc ngƣời sử dụng trả nhƣ nhau cho một loại hình
khám chữa bệnh nào đó mà không cần quan tâm tới diễn biến của quá trình sử dụng dịch vụ y tế. Thực chất của việc định giá này là ngƣời cung cấp dịch vụ đã xác định tƣơng đối chuẩn chi phí cần thiết và giá này cao hơn giá trị trung bình cần thiết.
Giá cố đinh cho mọi lần mắc bênh: cách tính giá này áp dụng cho các khách
hàng có bệnh mãn tính và “ khách hàng thuỷ chung”. Có nghĩa là bệnh viện nắm khá rõ tiền sử bệnh của ngƣời sử dụng dịch vụ và khuyến khích sự thuỷ chung của khách hàng bằng việc chỉ lấy tiền công chẩn đoán lần đầu, các lần tiếp theo nếu không có bệnh tình mới phát sinh thì không phải trả công chẩn đoán.Cách định giá này khuyến khích khách hàng theo một chu kỳ điều trị hoàn chỉnh và sự trở lại trong tƣơng lai.
Định giá từng ngày: đó là việc định giá cố định cho một ngày nằm viện dựa
trên chi phí của một ngày.
Bệnh viện cần xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng dân cƣ và bệnh nhân thông qua các giải pháp cụ thể sau:
- Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc điều tra, phỏng vấn để ngoài việc khảo sát tình hình bệnh tật còn tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, khả năng chi trả tài chính cho dịch vụ y tế.
- Thành lập hội đồng khách hàng làm nhiệm vụ tiếp nhận những phản hồi từ phía khách hàng.
- Quảng cáo và mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ: KCB tại nhà (mô hình bác sĩ gia đình), KCB theo yêu cầu từng dịch vụ.
4.2.1.3. Mở rộng phạm vi thực hiện hoặc tham gia thực hiện các dự án đầu tư trong và ngoài nước
Bệnh viện ĐKTWThái Nguyên đã xây dựng kế hoạch dài hạn và có bƣớc đi đúng đắn cho sự phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với nƣớc ngoài trong nghiên cứu khoa học, XDCB, đào tạo nguồn nhân lực cũng nhƣ cơ sở vật chất khác: nhƣ việc hợp tác với các tổ chức phí chính phủ Jica Nhật bản về đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho y bác sỹ thông qua các khóa, kíp đào tạo chuyên môn ngắn và dài hạn khoảng 5 tỷ đồng. Trang bị máy móc trang thiết bị y tế phục vụ công tác KCB thuộc dự án Jbic khoảng gần 100 tỷđồng và nguồn sửa chữa TSCĐ, cơ sở hạ tầng gần 5 tỷ đồng. Hiện bệnh viện đang tiến hành mua sắm trang thiết bị y tế khoảng 70 tỷ đồng, đào tạo nguồn nhân lực và sửa chữa Trung tâm Hồi sức Nhi-sơ sinh 15 tỷ đồng thuộc dự án Norred nguồn vốn của World bank đƣa vào hoạt động nhằm nâng
cao chất lƣợng chăm sóc đối tƣợng bệnh nhi và nhi sơ sinh. Từ những hợp tác trên bệnh viện đã tranh thủ đƣợc nguồn vốn lớn để đầu tƣ mua sắm trang thiết bị y tế chuyên dụng cho công tác KCB trong tình hình nguồn NSNN hạn hẹp và nguồn viện phí, BHYTchủ yếu dành cho công tác chuyên môn.
Bệnh viện có thể đa dạng hóa các hình thức đầu tƣ để thu hút các đối tác không chỉ ở trong nƣớc mà còn ở ngoài nƣớc, nhƣ:
- Các tổ chức, tƣ nhân có năng lực và pháp lý bỏ vốn mua trang thiết bị đặt tại bệnh viện và tự lo cả kinh phí bảo dƣỡng. Việc thu hồi vốn đƣợc thông qua thu phí dịch vụ. Bệnh viện có thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, trả tiền sử dụng máy thông qua cơ chế trích một tỷ lệ cố định trên số phí dịch vụ thu dƣợc.
- Hoặc cả bệnh viện và đối tác đầu tƣ cùng góp vốn bằng hình thức cổ phần để đầu tƣ xây dựng bệnh viện bán công trong bệnh viện hoặc hoạt động độc lập nhƣ một vệ tinh của bệnh viện.
- Hoặc bệnh viện vay vốn của các ngân hàng thƣơng mại để đầu tƣ mua sắm trang thiết bị, nhà cửa, cơ sở hạ tầng. Bệnh viện trả dần bằng ngân sách hàng năm hoặc trả bằng nguồn kinh phí, viện phí thu đƣợc từ hoạt động chuyên môn.
4.2.1.4. Hoàn thiện cơ chế thu và tăng cường nguồn thu từ viện phí và bảo hiểm y tế
Trong điều kiện nguồn vốn NSNN còn hạn hẹp thì nguồn thu từ viện phí và BHYT là nguồn thu chủ yếu và đáp ứng đƣợc kinh phí chi cho các hoạt động chuyên môn của bệnh viện. Vấn đề đặt ra là cần có biện pháp thu đúng, thu đủ viện phí. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố để tăng nguồn vốn quan trọng này nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc công bằng y tế:
- Thu đúng theo quy định của Nhà nƣớc. Thực hiện thu từng mục đặc biệt là thuốc và chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm. Riêng đối với giá chi phí cho hình thức tự nguyện cần hạch toán đủ trong phẫu thuật, xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh.