Giải pháp về kiểm tra tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (Trang 117 - 118)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Giải pháp về kiểm tra tài chính

Mục tiêu của giải pháp là xác nhận tính chính xác, trung thực của các tài liệu, số liệu và các báo cáo quyết toán của đơn vị, điều chỉnh kịp thời nếu có các sai lệnh nhằm đảm bảo thực hiện đƣợc mục tiêu của quản lý tài chính.

Căn cứ để thực hiện giải pháp là bảng cân đối hoạt động tài chính của bệnh viện tháng, quý, năm và tình hình hoạt động thực tế tại bệnh viện. Công tác kiểm tra tài chính nhằm thực hiện 5 mục tiêu của bệnh viện nhƣ sau:

- Cán cân thu-chi tài chính: xem sổ sách, báo cáo quyết toán.

-Bệnh viện cải thiện chất lƣợng: đề ra các chỉ số chất lƣợng, các chuyên môn khám chữa bệnh kỹ thuật cao.

- Sự hài lòng của nhân viên bệnh viện: Thu nhập mỗi nhân viên; Công tác đào tạo và sử dụng cán bộ nhân viên; Chế độ đãi ngộ, bồi dƣỡng đúng lúc; Cải thiện điều kiện làm việc.

- Phát triển bệnh viện, nâng cao uy tín: Số lƣợng bệnh nhân đến khám và nhập viện; Số lƣợng khoa phát triển; Số giƣờng bệnh; Bệnh viện đổi mới cơ sở vật chất ra sao.

- Công bằng y tế: Vấn đề các hoạt động dịch vụ; Vấn đề miễn giảm viện phí (tỷ lệ miễn giảm); Số lƣợng ngƣời nghèo và ngƣời trong diện chế độ chính sách ƣu tiên đến khám chữa bệnh.

Công tác kiểm tra trong lĩnh vực tài chính là công việc quan trọng giúp bệnh viện thấy đƣợc kết quả hoạt động của mình so với mục tiêu công bằng và hiệu quả đã đề ra, thấy đƣợc những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế để khắc phục, đồng thời có những dự báo định hƣớng đúng đắn để giúp bệnh viện phát triển và đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của ngƣời dân.

Nhƣ vậy, bệnh viện cần quan tâm đúng mức tới công tác kiểm tra toàn bộ hoạt động của bệnh viện, trong đó có hoạt động tài chính, đặc biệt là kiểm toán tài chính.

Thứ nhất, bệnh viện nên thành lập một bộ phận thanh tra cùng phối hợp và hỗ trợ

cho Ban Lãnh đạo bệnh viện để có điều kiện kiểm tra thƣờng xuyên, sát sao hoạt động tài chính của bệnh viện, có những giải pháp kịp thời, đúng lúc trƣớc mọi tình huống.

Thứ hai, cần thuê các dịch vụ kiểm toán của các cơ quan kiểm toán độc lập khi

cần thiết vì kiểm toán nội bộ chỉ có giá trị trong phạm vi nội bộ đơn vị, còn kiểm toán độc lập có giá trị pháp lý trong hoạt động đối ngoại với các cơ quan bên ngoài.

Thứ ba, bệnh viện cần đề ra các tiêu chuẩn để kiểm tra và đảm bảo thực hiện

theo các tiêu chuẩn này nhƣ:

- Chất lƣợng thực hiện: phải tuân thủ theo các chuẩn của Bộ Y tế-Bộ Tài chính- Phòng Tài chính-Kế toán.

- Hiệu quả thực hiện: đảm bảo tỷ lệ chi nhƣ sau: Nhóm 1 (lƣơng): không quá 20%.

Nhóm 2 (chuyên môn): không quá 50% và không dƣới 45%.

Nhóm 3 (duy trì và phát triển): phải trên 20% (bình quân trong 3 năm). Nhóm 4 (điều hành khác): không quá cao, từ 15-20%.

Cần kiểm tra đối với các báo cáo tài chính, các sổ sách kế toán và các biện pháp điều hành liên quan đến hệ thống tài chính.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)