5. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Tác giả lựa chọn địa bàn nghiên cứu là tỉnh Thái Nguyên và Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên vì:
Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, y tế của vùng trung du miền núi phía Bắc. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc, Thái Nguyên là một trong những tỉnh đƣợc Trung ƣơng quyết định thành lập bệnh viện sớm nhất là Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên.
Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên là bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, đƣợc thành lập từ năm 1951, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc miền núi vùng Đông Bắc-Việt Nam. Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân trong tỉnh, các vùng kế cận và đặc biệt là đồng bào dân tộc miền núi vùng Đông Bắc-Việt Nam. Ngoài ra đây còn là cơ sở đào tạo cán bộ y tế cho 17 tỉnh miền núi phía Bắc, đáp ứng yêu cầu đào tạo đa ngành, chất lƣợng cao, đào tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chuyên sâu và sau đại học. Đồng thời còn là cơ sở thực hành cho sinh viên các trƣờng Đại học Y-Dƣợc Thái Nguyên và Cao đẳng Y tế Thái Nguyên.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Phƣơng pháp thu thập số liệu sử dụng trong luận văn này là phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp:
Chế độ tài chính kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC.
Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tƣ 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 43.
Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập.
Báo cáo tài chính của Bệnh viện đa khoa trung ƣơng Thái Nguyên giai đoạn năm 2012-2014.
Báo cáo về nguồn nhân lực, báo cáo công tác chuyên môn của Bệnh viện đa khoa trung ƣơng Thái Nguyên.
Thu thập thông tin từ những tài liệu có sẵn, các tài liệu đƣợc thu thập từ các văn bản, quyết định, thông tƣ hƣớng dẫn của Chính Phủ, Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bệnh viện. Các thông tin về hoạt động chuyên môn của bệnh viện đã đƣợc công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong nƣớc và mạng internet.
Mục tiêu của phƣơng pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện đa khoa trung ƣơng Thái Nguyên.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Từ những số liệu thu thập đƣợc tác giả tiến hành xử lý số liệu bằng cách dùng phần mềm Microsoft Excel 2007. Nhờ vậy sẽ thống kê đƣợc chính xác các số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
liệu theo hàng dọc hàng ngang, kết quả sẽ tự động thay đổi tùy theo mỗi thay đổi tác giả thực hiện trong hàng hoặc cột, lại vừa có thể phân tích số liệu theo nhóm khi tiến hành các thao tác rút, trích hoặc sử dụng các hàm.
Tổng hợp tài liệu tham khảo, phân tích đánh giá các kết quả nghiên cứu theo các nội dung có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng phƣơng pháp biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Dùng phƣơng pháp này để mô tả các số liệu thu thập đƣợc, phản ánh các hiện trạng công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ. Từ đó có cơ sở khoa học đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên trong những năm tiếp theo.
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp này dùng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu dùng để so sánh công tác quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ của các năm với nhau và so sánhtrong cùng một thời điểm hoặc ở thời điểm khác nhau.
Phƣơng pháp này còn dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu kinh tế, tìm ra nguyên nhân ảnh hƣởng, xu hƣớng vận động của các hiện tƣợng nghiên cứu. Giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tƣơng đối hoặc số bình quân. Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp:
So sánh số tuyệt đối:
Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đƣa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.
∆y = Yt - Yt-1 Trong đó:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Yt: Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
+ ∆y: Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.
So sánh số tƣơng đối:
- Tỷ trọng: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phƣơng pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đƣa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.
Yk Rk (%) = x 100 Y Trong đó: + Yk: Số liệu thành phần. + Y: Số liệu tổng hợp. + Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.
- Tốc độ thay đổi: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa mức thay đổi
tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc với kỳ gốc. Phƣơng pháp chỉ ra tốc độ thay đổi của chỉ tiêu kinh kế so kỳ gốc. Cùng với các chỉ tiêu khác, chỉ tiêu này phản ánh đƣợc khả năng thay đổi giữa các kỳ và so sánh giữa chúng và tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu khác nhằm phân tích, đánh giá, tìm nguyên nhân và đƣa ra các biện pháp giải quyết.
Yt - Yt-1 R∆y (%) = x 100 Yt-1 Trong đó: + Yt: Số liệu kỳ phân tích. + Yt-1: Số liệu kỳ gốc.
+ R∆y (%): Tốc độ thay đổi giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
- Tốc độ thay đổi bình quân: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tốc độ
thay đổi bình quân giữa kỳ phân tích và kỳ gốc, liên tiếp trong giai đoạn phân tích. Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi bình quân trong suốt thời gian nghiên cứu,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
loại trừ những ảnh hƣởng bất thƣờng trong một kỳ cụ thể, nhằm phát hiện những yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả bình quân và đề ra phƣơng án cho kỳ tiếp theo.
Rav = n n
i 1 1
( Ri∆y ) - 1
2.2.5. Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu dùng trong nghiên cứu
Để đánh giá kết quả của công tác quản lý tài chính, một số chỉ tiêu quan trọng thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ sau:
(1) Tổng thu-chi ngân sách nhà nƣớc (NSNN), thu-chi sự nghiệp thƣờng xuyên (SNTX): Phản ánh mức độ thu NSNN, SNTX và thực hiện nhiệm vụ chi của NSNN, chi sự nghiệp thƣờng xuyên.
(2) Số dự toán thu-chi NSNN; thu-chi sự nghiệp thƣờng xuyên: Bao gồm nhiều khoản thu-chi khác nhau của NSNN, SNTX phản ánh việc lập dự toán thu, chi đã đúng theo cơ cấu, bám sát nguồn thu, chi của đơn vị.
(3) Số quyết toán thu-chi NSNN, thu-chi sự nghiệp thƣờng xuyên: Phản ánh quá trình thực hiện công tác quyết toán các nguồn NSNN, SNTX.
(4) % thực hiện thu chi NSNN, sự nghiệp thƣờng xuyên so với dự toán: Phản ánh kết quả thực hiện thu, chi NSNN, SNTX so với dự toán. Chỉ tiêu đƣợc tính = Số thu, chi NSNN, SNTX TH/DT x 100%.
(5) Cơ cấu thu-chi NSNN, thu-chi sự nghiệp thƣờng xuyên: Phản ánh tỷ lệ các nguồn thu, chi chiếm trong tổng thu chi NSNN, SNTX. Chỉ tiêu đƣợc tính = Số thu, chi chi tiết theo nội dung các nguồn/Tổng thu, chi NSNN và thu, chi SNTX x 100%.
(6) % tăng thu-chi NSNN, thu-chi SNTX giữa các năm: Phản ánh mức độ tăng thu, chi NSNN, SNTX giữa các năm. Chỉ tiêu đƣợc tính = Số thu, chi NSNN, SNTX năm nay/Số thu, chi NSNN, SNTX năm trƣớc x 100%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TRUNG ƢƠNG THÁI NGUYÊN
3.1. Khái quát về hoạt động của Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên bệnh viện: Bệnh viện đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên.
Địa chỉ: 479 ĐƣờngLƣơng Ngọc Quyến, PhƣờngPhan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Điện Thoại: 0280.3855.198 Fax: 0280.3851.348
Website: www.bvdktuthainguyen.gov.vn
Tháng 7/1951, Bệnh viện đƣợc thành lập tại Minh Lý, Minh Lập - Đồng Hỷ - Thái Nguyên, với tên gọi: Bệnh viện Liên khu Việt Bắc trực thuộc khu Y tế Liên khu Việt Bắc. Những năm đầu mới thành lập, nhất là trong các năm tháng chiến tranh, Bệnh viện phải di chuyển nhiều nơi, cơ sở vật chất nghèo nàn, trang thiết bị y tế thiếu, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ còn ítnhƣng đơn vị luôn hoàn thành tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân cho đồng bào các dân tộc khu vực miền núi phía Bắc.
Ngày 01/7/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 268-SL, thành lập khu tự trị Việt Bắc, cùng trong thời gian đó Bệnh viện đƣợc đổi tên thành: Bệnh viện Khu tự trị Việt Bắc, trực thuộc Ủy ban hành chính khu tự trị Việt Bắc.
Ngày 29/4/1997, Bộ Y tế có Quyết định số 744/QĐ-BYT đổi tên Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên thành Bệnh viện Đa khoa Trung ƣơng Thái Nguyên trực thuộc Bộ Y tế.
Qua hơn 60 năm xây dựng và trƣởng thành, Bệnh viện đã phát triển lực lƣợng thầy thuốc giỏi, nâng cấp cơ sở vật chất, tăng cƣờng thiết bị y tế ngày càng hiện đại, xứng tầm bệnh viện hàng đầu trong khu vực Việt Bắc. Trong số 789 cán bộ công nhân viên của bệnh viện có 1 Phó giáo sƣ-Tiến sĩ, 8 Tiến sĩ, 23 bác sĩ chuyên khoa II, 63 thạc sĩ, 42 bác sĩ, dƣợc sĩ chuyên khoa I công tác ở 36 khoa,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
phòng, trung tâm. Bệnh viện đã sử dụng nhiều thiết bị hiện đại nhƣ: máy xét nghiệm sinh hóa tự động; hệ thống máy phân tích tế bào máu; máy chụp mạch, chụp buồng tim; máy siêu âm màu 4D; máy chụp huỳnh quang đáy mắt; máy tim, phổi nhân tạo; máy chụp cộng hƣởng từ (MRI). Bệnh viện đã thực hiện tốt nhiều dịch vụ y tế chuyên sâu nhƣ: nút mạch máu điều trị các khối u, phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối bán phần và toàn phần, phẫu thuật vi phẫu nối các chi thể bị đứt rời, đặt Stent động mạch vành tim; thay máu điều trị vàng da nhân sơ sinh; phẫu thuật tim kín, phẫu thuật tim hở; phẫu thuật khối u nội sọ. Trung bình mỗi ngày bệnh viện có từ 900 đến 1.200 bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú, khoảng hơn 1.000 bệnh nhân điều trị nội trú hàng ngày. Quy mô giƣờng bệnh của Bệnh viện cũng tăng từ 600 giƣờng năm 2007 lên tới 1.086 giƣờng vào năm 2014, công suất sử dụng giƣờng bệnh đạt 92,03%. Bệnh viện đã cử các cán bộ có trình độ chuyên môn cao về tăng cƣờng chuyển giao kỹ thuật cho 16 bệnh viện huyện, tỉnh thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng.
3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên Thái Nguyên
a. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
* Chức năng của Bệnh viện:
- Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân các tỉnh, thành phố khu vực miền núi phía Bắc ở tuyến cao nhất.
-Tham gia đào tạo cán bộ, nghiên cứu khoa học, làm công tác chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ đƣợc phân công.
- Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ sức khỏe nhân dân.
* Bệnh viện có nhiệm vụ sau đây:
- Khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân các tỉnh khu vực đƣợc phân công, các đối tƣợng đi công tác, học tập, lao động ở nƣớc ngoài và kết hôn với ngƣời nƣớc ngoài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tham gia khám giám định y khoa theo yêu cầu của các Hội đồng Giám định Y khoa trên cơ sở phân cấp của Bộ Y tế.
- Tham gia giám định y pháp và giám định Tâm thần theo trƣng cầu của các cơ quan thực thi pháp luật.
- Phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức năng cộng đồng.
- Phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để phát hiện và dập tắt dịch. Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.
- Là cơ sở thực hành chính của Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên và của một số Trƣờng Đại học, Cao đẳng, Trung học Y, Dƣợc. Tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc Sau đại học, Đại học, Trung học.
- Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo, góp phần phát triển kinh tế xã hội trong khu vực.
- Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với cơ sở khám chữa bệnh; xây dựng các dự án đầu tƣ liên doanh, liên kết với các nƣớc va các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo quy định của pháp luật.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Bệnh viện: Nhân sự, tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế.
- Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nƣớc về thu, chi ngân sách của Bệnh viện, từng bƣớc cải tiến hạch toán thu theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ Y tế.
b. Cơ cấu tổ chức và nhân sự
- Ban Giám đốc bệnh viện: 1 Giám đốc và 5 Phó Giám đốc - Các phòng ban chuyên môn: 7
- Số khoa, trung tâm chuyên môn của bệnh viện: 29 Trong đó, số Khoa lâm sàng: 20 ; số Khoa cận lâm sàng: 09
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Tổng số biên chế thực hiện: 789 ngƣời.
Trong đó: CBCC viên chức: 711 ngƣời, hợp đồng dài hạn, hợp đồng 68: 78 ngƣời GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KHOA LÂM SÀNG PHÒNG CHỨC NĂNG KHOA CẬN LÂM SÀNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP TỔ CHỨC CÁN BỘ TÀI CHÍNH KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ
ĐT&CHỈ ĐẠO TUYẾN KHÁM BỆNH ĐƠN NGUYÊN CẤP CỨU HỒI SỨC CẤP CỨU NGOẠI TỔNG HỢP VI SINH SINH HÓA HUYẾT HỌC, TRUYỀN MÁU CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH KHOA DƢỢC ĐIỀU DƢỠNG VẬT TƢ THIẾT BỊ Y TẾ
NỘI TIẾT – HÔ HẤP LÃO KHOA CHẤN THƢƠNG KHOA NHI DINH DƢỠNG KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN GIẢI PHẨU BỆNH
KHỐI TRUNG TÂM
UNG BƢỚU
THĂM DÒ CHỨC NĂNG NỘI TIM MẠCH
NỘI TIÊU HÓA - TIẾT NIỆU