Nâng cao chất lượng đào tạo theo Học chế tín chỉ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH (Trang 106 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1.2.Nâng cao chất lượng đào tạo theo Học chế tín chỉ

a- Căn cứ hình thành giải pháp

Giải pháp này được hình thành xuất phát từ những căn cứ sau:

Thứ nhất, Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng của chất lượng đào tạo: Đây

là mặt chất của sản phẩm đào tạo - một yếu tố cấu thành quan trọng nhất của

Marketing đào tạo. Xã hội và người học sẽ nhìn vào chất lượng sản phẩm đào tạo của Trường xem những người được Trường đào tạo ra có làm được việc theo ngành nghề (chuyên môn, nghiệp vụ) đã được đào tạo không? Làm việc với năng suất, chất lượng, hiệu quả như thế nào? Có được người sử dụng lao động (các doanh nghiệp) chấp nhận hay không? Vì thế, việc nâng cao chất lượng đào tạo nói chung, chất lượng đào tạo theo học chế Tín chỉnói riêng là điều kiện sống còn của bất kỳ cơ sở giáo dục đào tạo nào và Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch không phải

là trường hợp cá biệt, ngoại lệ;

Thứ hai, căn cứ“Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ

thống tín chỉ” ban hành theo Quyết định số: 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế 43/2007); Thứ ba, căn cứ vào thực trạng chất lượng đào tạo theo Học chế Tín chỉ tại

Trường còn hạn chế (thấp) và nguyên nhân của tình hình (đã phân tích ởChương

II). Cụ thể:

Khi chuyển từ đào tạo theo niên chếsang đào tạo theo Học chế tín chỉ, theo

“Quy chếđào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ban hành theo Quyết định số: 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (gọi tắt là Quy chế 43/2007) mà nội dung cơ bản của nó là

trên lớp giữa giảng viên và sinh viên so với đào tạo theo niên chế hoặc theo niên chế kết hợp với học phần mềm dẻo (Quy chếđào tạo ban hành theo Quyết định số 25/2006/QĐ-BGDĐT ngày 26/6/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) , thì chất lượng học tập của học sinh, sinh viên có phần giảm sút. Năm học 2010-2011 số học sinh, sinh viên yếu kém tăng cao tới 26,3% . Nguyên nhân tỷ lệ học sinh sinh viên xếp loại yếu kém tăng cao là do năm đầu tiên Nhà trường chuyển sang đào tạo theo Học chế tín chỉ, nhiều sinh viên chưa quen với phương pháp tự học và một số giảng viên

chưa đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá sinh viên cho phù hợp, nên kết quả đạt được chưa cao. Tình trạng này cần phải sớm được khắc phục.

Thứtư,Căn cứ vào mục tiêu chiến lược phát triển Nhà trường đến 2017, tầm nhìn đến 2025 và mục tiêu Marketing của Trường (đã nêu trên).

b- Mục tiêu giải pháp

Mục tiêu của giải pháp là: Nâng cao chất lượng đào tạo theo Học chế Tín chỉ. Cụ thể: Nâng tỷ lệ HSSV xếp loại học tập Khá và Giỏi (theo mục tiêu phấn đấu của

Trường) lên từ 35 – 45%, giảm tỷ lệ HSSV xếp loại Yếu, Kém xuống dưới 5%. c- Nội dung giải pháp

Nội dung của giải pháp này là: Đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình,

phương pháp đào tạo (quy trình đào tạo; phương pháp dạy và học; phương pháp

kiểm tra, đánh giá) để nâng cao chất lượng đào tạo. Cụ thể:

+ Rà soát, đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo theo hướng thiết thực, chú trọng trang bị phương pháp tổ chức, học tập, nghiên cứu, tăng cường kỹ năng thực hành...

+ Đổi mới phương pháp đào tạo, bao gồm:

- Đổi mới quy trình đào tạo theo hướng kết hợp chặt chẽ giữa học lý thuyết và thực hành, thực tế;

- Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, “lấy người học làm trung tâm”, thể hiện qua việc tăng tính tự chủcho người học trong việc chọn thày, chọn lớp học, chọn tiến độ và thời khóa biểu học tập...; Tăng tính chủđộng, tự giác học tập, nghiên cứu của HSSV thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như

làm các bài tập lớn, viết tiểu luận môn học, nghiên cứu các đề tài khoa học... dưới sựhướng dẫn, giúp đỡ của thày, cô giáo; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy để nâng cao tính hấp dẫn và hiệu quả của bài giảng.

- Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng tránh kiểm tra và trả bài theo dạng “học thuộc lòng”.

d- Điều kiện thực hiện giải pháp

Để thực hiện được giải pháp này, cần phải làm tốt một số việc cụ thể sau: + Đối với giảng viên:

- Mỗi giảng viên cần nghiên cứu kỹQuy chế 43/2007 về đào tạo theo học chế tín chỉđể chuẩn bị giảng dạy tốt; cần xác định rõ những nội dung giảng dạy trên lớp, những nội dung cần giao cho sinh viên tự học tập, nghiên cứu và hệ thống các tài liệu tham khảo cần đọc.

- Giảng viên cần nghiên cứu để đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực – lấy người học làm trung tâm. Phương pháp này thể hiện ngay trong việc tổ chức từng buổi giảng, cách thức truyền đạt và thực hiện nội dung bài giảng; Xây dựng nội dung bài giảng có ứng dụng công nghệthông tin, tăng cường các hình ảnh, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các video clip để minh họa… làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn. Hơn thế, ngoài việc giao nhiệm vụ học tập thường xuyên, giảng viên cần tổ chức cho các em nghiên cứu, viết tiểu luận và tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, tạo cho các em niềm say mê nghiên cứu, học tập...

- Giảng viên cần đổi mới tư duy và phương pháp đánh giá cho phù hợp với quy chế đào tạo tín chỉ. Chẳng hạn, đào tạo theo niên chế thì điểm 5/10 là trung bình, còn đào tạo theo học chế tín chỉ thì điểm trung bình phải từ 5,5 đến 6,9. Như

thế, khi chấm điểm, nếu giảng viên vẫn tư duy cũ, khi chấm thấy các em đạt mức trung bình mà chấm điểm 5, thì thực chất các em lại không đạt điểm trung bình theo học chế tín chỉ. Mặt khác, việc đánh giá phải chú trọng đánh giá vềphương pháp, về

tính sáng tạo, chứ không nên đánh giá về mặt thông tin đơn thuần theo kiểu học thuộc lòng những gì chép được.

- Tổ bộ môn phải thảo luận kỹvà đi tới thống nhất đềcương từng bài giảng, từng môn học, xác định rõ nội dung nào giảng viên giảng trên lớp, nội dung nào giao cho sinh viên tự nghiên cứu; Thống nhất danh mục tài liệu tham khảo tối thiểu mà giảng viên và sinh viên bắt buộc phải đọc đối với từng môn học; Đồng thời,

thường xuyên tổ chức dự giờ, thao giảng để rút kinh nghiệm giảng dạy và học hỏi lẫn nhau.

- Khoa, tổ bộ môn cần tổ chức các Hội thảo vềphương pháp giảng dạy, đánh giá đối với học sinh, sinh viên theo học chế tín chỉ để tìm ra phương pháp giảng dạy, đánh giá tốt, phù hợp.

- Trưởng khoa, trưởng bộ môn cần phân công giảng viên đủ trình độ, năng

lực và có kinh nghiệm để giảng dạy, hướng dẫn khóa luận và tăng cường việc kiểm

tra, giám sát để các quy định về giảng dạy, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

được thực hiện nghiêm túc. + Đối với Nhà trường:

Cùng với việc xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về sốlượng, tốt về chất lượng,

Nhà trường cần thực hiện tốt những việc sau:

- Tổ chức các cuộc Hội thảo ở cấp Trường về phương pháp giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HSSV đào tạo theo Học chế Tín chỉ; - Sớm hoàn thiện và công bố chuẩn đầu ra các ngành, chuyên ngành đào tạo và hoàn thành Báo cáo kiểm định chất lượng đào tạo. Đây là những cam kết đối với xã hội và khẳng định chất lượng đào tạo của Nhà trường.

- Tổ chức cho học sinh, sinh viên nghiên cứu kỹ Quy chế 43/2007/QĐ-

BGDĐT ngày 15/8/2007 về đào tạo tín chỉ để các em thấy rõ tầm quan trọng của việc tự học tập, nghiên cứu, có thái độ học tập đúng đắn, chủ động, tự giác và tích cực học tập để có kiến thức thực sự cho bản thân, tránh hiện tượng sử dụng thời gian tự học tập vào làm những việc riêng không thuộc về học tập.

- Trang bị bổ sung thêm các thiết bị phục vụ giảng dạy như: máy chiếu Projector, hệ thống âm thanh, các thiết bị thực hành rèn nghề về nghiệp vụ Nhà hàng – Khách sạn...

- Xây dựng đội ngũ “cố vấn học tập” mạnh, nắm vững mục tiêu, nội dung

chương trình đào tạo từng ngành nghề, bậc, hệđào tạo và có kinh nghiệm tư vấn để giúp đỡ các em HSSV trong quá trình học tập.

đ- Kết quả dự kiến

Thực hiện được giải pháp này sẽđưa việc đào tạo theo Học chế Tín chỉ của

Trường phát triển theo chiều sâu và nâng cao được chất lượng đào tạo. Nó cho phép

tăng dần tỷ lệ HSSV xếp loại học tập Khá, Giỏi qua từng học kỳ, từng năm để đến

năm 2017 đạt tỷ lệ 40 – 45% như mục tiêu đề ra. Kết quả là: Chất lượng đào tạo toàn diện của Trường được nâng cao. HSSV tốt nghiệp ra trường làm được việc và dễ tìm được việc làm đúng ngành nghềđào tạo. Uy tín, hình ảnh và thương hiệu của

Trường được nâng cao, tạo điều kiện thu hút được nhiều người học hơn.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH (Trang 106 - 110)