Nội dung và chính sách các bộ phận cấu thành Marketing hỗn hợp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH (Trang 28 - 41)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.2.4.Nội dung và chính sách các bộ phận cấu thành Marketing hỗn hợp

(Marketing- Mix) trong đào tạo

a. Chính sách sn phẩm đào tạo

Sản phẩm đào tạo trong nền kinh tế thị trường là toàn bộ những cái mà nhà

trường cung ứng cho xã hội trong cả quá trình đào tạo, cũng như trong mỗi nội dung, yếu tố cấu thành quá trình đó.Đó là những kiến thức, kỹnăng, phương pháp

nghề nghiệp của những ngành nghề, bậc, hệ, loại hình đào tạo khác nhau được thể

hiện qua những nội dung chương trình, những bài giảng (cả lý thuyết và thực hành)…tương ứng.

Nếu hiểu sản phẩm đào tạo như trên, nội dung các chính sách về sản phẩm

đào tạo sẽ là: không ngừng đổi mới và hoàn thiện sản phẩm nhằm nâng cao chất

lượng đào tạo, cụ thể:

+ Đổi mới vềcơ cấu ngành nghềđào tạo

Ngành nghề đào tạo với kiến thức, kỹnăng của bậc đào tạo xác định là biểu hiện quan trọng nhất của sản phẩm đào tạo. Nói đến cơ cấu ngành nghề đào tạo là

nói đến tên các ngành nghề, bậc, hệ, loại hình đào tạo các ngành nghềấy và tỷ trọng của chúng trong toàn bộ danh mục ngành nghềđào tạo của cơ sở đào tạo. Việc đổi

mới ngành nghềvà cơ cấu ngành nghềđào tạo của một cơ sởđào tạo được tiến hành

trên cơ sở rà soát lại toàn bộ những ngành nghề hiện đang đào tạo, xem những ngành nghề nào đang có nhu cầu cao, chiếm tỷ lệ trọng đào tạo lớn, có vị trí trọng yếu trong cơ cấu ngành nghềđào tạo của trường; ngành nghề nào xã hội có nhu cầu

cao, cơ sở đào tạo có khả năng nhưng chưa đào tạo; ngành nghề nào không được

người học hưởng ứng và nguyên nhân của tình hình đó. Chính sách đổi mới và hoàn thiện ngành nghềđào tạo cụ thể là:

- Giữ lại và hoàn thiện tốt hơn về nội dung và phương pháp đào tạo với những ngành nghề, bậc, hệ, loại hình đào tạo có vị trí trọng yếu đang phát huy tốt.

- Phát triển đào tạo một số ngành nghề, bậc hệ, loại hình đào tạo mà nhu cầu xã hội cao và cơ sởđào tạo có khảnăng

- Đổi mới cơ bản, thậm chí thay đổi cả tên gọi (tất nhiên cơ sởđào tạo đề nghị

và phải được cơ quan cấp trên cấp phép) đối với những chuyên ngành đào tạo không phù hợp, không được người học hưởng ứng.

- Giảm hoặc dừng đào tạo những chuyên ngành, những nghề mà nhu cầu xã hội thấp hoặc đào tạo đã bão hòa, lại có nhiều cơ sở đào tạo khác đang đào tạo để

tập trung năng lực đào tạo vào những ngành nghề khác có hiệu quảhơn.

+ Đổi mới về mục tiêu, nội dung chương trình

Mục tiêu đào tạo từng chuyên ngành, từng nghề, từng bậc học là cái đích để

quá trình đào tạo hướng tới và phải đạt được. Nó quyết định nội dung, phương pháp đào tạo. Cùng với sự phát triển của khoa học – công nghệ, kinh tế văn hóa – xã hội, mục tiêu đào tạo các ngành nghề ở từng bậc học cũng biến đổi theo hướng ngày càng nâng cao và hoàn thiện. Mặt khác, mỗi ngành nghề lại có những yêu cầu riêng và phần lớn nguồn nhân lực mà một sốcơ sở đào tạo ra được sử dụng trong những

môi trường xác định với những điều kiện tự nhiên, kinh tế kỹ thuật và văn hóa – xã hội xác định. Do đó, mục tiêu đào tạo phải đảm bảo đào tạo ra những sản phẩm vừa

đáp ứng được yêu cầu chung, lại vừa đáp ứng được yêu cầu riêng của từng ngành nghề, trên từng vùng, từng miền cụ thể. Đểđổi mới mục tiêu đào tạo, cơ sởđào tạo phải thường xuyên rà soát lại mục tiêu đào tạo, điều chỉnh cho phù hợp với những

yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển và những biến đổi của điều kiện môi trường sử dụng. Trên cơ sở đó, xác định nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo đã đề ra.

Nội dung đào tạo được thể hiện ở danh mục toàn bộ các môn học ghi trong kế

hoạch đào tạo từng chuyên ngành, từng nghề, từng bậc học và nội dung của từng môn học, từng bài giảng cụ thể. Theo mục tiêu đào tạo đã được xác định, nội dung

đào tạo phải thường xuyên được chọn lọc, điều chỉnh, bổsung. Chính sách đổi mới nội dung là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giữ lại và hoàn thiện hơn, làm phong phú thêm những nội dung (những môn học, những vấn đề…) đang phù hợp với mục tiêu đào tạo và tình hình thực tế của sản xuất, kinh doanh.

- Loại bỏ những môn học, những nội dung đã lạc hậu, kém thiết thực và không cần thiết.

- Kịp thời bổ sung những môn học mới, những vấn đề mới cho phù hợp với tình hình hiện tại và đáp ứng được yêu cầu phát triển trong tương lai.

Có như vậy, nội dung đào tạo mới đáp ứng được nhu cầu của người học và của xã hội.

+ Đổi mới vềphương pháp đào tạo

Phương pháp đào tạo, xét trên góc độ toàn khóa đào tạo một chuyên ngành, một nghề nào đó, là phương pháp hình thành sản phẩm, là yếu tố quan trọng để

nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu đào tạo đã xác định. Xét trên góc độ

truyền đạt nội dung một môn học, phương pháp giảng dạy là bộ phận cấu thành quan trọng nhất của phương pháp đào tạo, thuộc phạm vi hoạt động xúc tiến đào

tạo, xúc tiến chuyển giao sản phẩm đào tạo cho khách hàng. Mặt khác, việc dạy học không chỉ là dạy kiến thức, kỹ năng mà còn là dạy phương pháp làm việc. Người thày dạy bằng phương pháp làm việc tốt của mình, truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho người học cũng có nghĩa là người thày đã trao cái phương pháp tốt cho người học. Hơn thế, bằng phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá, người thày bồi

sáng tạo, biết đặt và giải quyết vấn đề một cách khoa học. Với ý nghĩa đó, trong một chừng mực nhất định, phương pháp đào tạo cũng thuộc phạm trù sản phẩm đào tạo. Vì thế, chính sách sản phẩm về phương pháp đào tạo là không ngừng cải tiến để phương pháp đào tạo nói chung, phương pháp truyền thụ kiến thức, kỹ năng nói

riêng ngày càng tốt hơn.

b. Chính sách “giá cả” đào tạo

Giá cảđào tạo đối với một cơ sởđào tạo là mức thu tài chính hợp lý (đủ tồn tại, phát triển và được người học chấp nhận) mà cơ sở đào tạo thu được từ hoạt

động đào tạo tính trên mỗi người học ở từng ngành nghề, bậc, hệ, loại hình, lớp

đào tạo, bồi dưỡng xác định.

Ngân sách thu được từ hoạt động đào tạo của các cơ sở đào tạo tư nhân chủ

yếu do người học đóng góp, còn các trường công và bán công do hai nguồn kinh phí

nhà nước cấp và kinh phí đóng góp của người học.

Đối với một cơ sởđào tạo, kinh phí nhà nước cấp và mức thu học phí (có tính chất bổsung kinh phí đào tạo) của các đối tượng người học trong chỉtiêu được giao hoặc được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp nhận phải tuân thủ theo chếđộ chính sách chung. Ởgóc độ Marketing, chúng tôi muốn bàn sâu về chính sách thu tiền học phí – mức giá cả đào tạo mà người học phải trả cho cơ sởđào tạo dựa trên cơ sở quan hệ thị trường. Trong giới hạn này, chính sách giá cả của cơ sởđào tạo thể hiện chủ

yếu qua các nội dung sau:

+ Xác định mức giá cả (mức thu học phí)

Đểxác định mức thu học phí đối với người học trong một khóa đào tạo chính quy hay một lớp đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, trước hết cơ sởđào tạo phải dự tính

được tổng chi phí đào tạo cần thiết và “giá thành đơn vị” đào tạo (mức chi phí bình

quân/ 1 người học), sau đó căn cứ vào các nhân tốảnh hưởng như mục tiêu chủ yếu của chiến lược Marketing (lợi nhuận hay sự tồn tại…), tình hình cạnh tranh trên thị trường đào tạo, số lượng nhu cầu, sựphân tích ưu thế - các bằng chứng chất lượng

Mức giá đào tạo không thể thấp dưới “giá thành đơn vị” đào tạo và không thể cao vượt quá giới hạn mà người học có thể chấp nhận.

Do việc xác định giá cả đào tạo được tiến hành trước khi tuyển sinh đào tạo, nên tổng chi phí đào tạo cần thiết, số lượng người học tuyển được và giá thành đơn

vịđào tạo chỉ là những con số dựtính. Hơn thế, giá cảđào tạo thuộc loại giá cả dịch vụ, mà giữa giá trịđích thực của dịch vụ (khó xác định trước) và giá cả của nó có một khoảng cách rộng, nên việc tính toán chỉ tiêu “giá thành đơn vị” đào tạo nêu trên không thể và không đòi hỏi đưa ra số liệu chính xác tuyệt đối. Nó chỉ có ý nghĩa tạo ra một cách tương đối cái ngưỡng dưới (“giá thành đơn vị” đào tạo) và khoảng cách giới hạn cho giá cảđào tạo mà thôi. Đó cũng là đặc điểm của việc xác

định giá cảđào tạo.

+ Thực hiện chính sách giá phân biệt

Cơ sở đào tạo có thể áp dụng các mức giá khác nhau theo các vùng địa lý theo thời gian học tập và mức độ sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, theo các tầng lớp xã hội và các đối tượng người học cụ thể. Điều này không những góp phần vào mục tiêu chung mà còn nâng cao uy tín, địa vịvà làm đẹp thêm hình ảnh của chính cơ sở đào tạo với công chúng. Nội dung chính sách giá phân biệt của cơ sởđào tạo cụ thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

là:

- Giảm mức thu học phí cho người học ở nông thôn, miền núi - những vùng

thường gặp thiên tai (bão lũ), thu nhập thấp, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn.

- Giảm mức học phí cho những người học theo các giờ học trong ngày, các ngày học trong tuần mà mức độ sử dụng năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật thấp (ít

người học).

- Giảm mức học phí cho những người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội,

con thương binh, con liệt sỹ, con đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt có thể miễn học phí cho những người tàn tật, trẻ mồ côi, học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, học giỏi…

Để làm được việc này, cơ sở đào tạo phải xác định mức giá công bố sao cho tổng thu bù đắp được những thiếu hụt do việc giảm giá nêu trên, đảm bảo mang lại hiệu quả tốt khi sử dụng giá phân biệt.

c. Chính sách phân phối trong đào tạo

Phân phối là đưa sản phẩm đào tạo và những thông tin có liên quan đến những cá nhân và tổ chức là khách hàng theo những kênh, luồng địa chỉxác định.

Nội dung chính sách phân phối trong đào tạo được thể hiện chủ yếu trên ba vấn đề: Xác lập kênh tuyển sinh và đào tạo; Lựa chọn hình thức và phương thức đào

tạo; Lựa chọn địa điểm đào tạo.

+ Xác lập kênh tuyển sinh và đào tạo (Kênh Marketing đào tạo)

Để tổ chức tuyển sinh và đào tạo có hiệu quả, cơ sở đào tạo cần xác lập hệ

thống Marketing theo những kênh xác định. Việc lựa chọn số lượng kênh và các loại kênh đòi hỏi cơ sởđào tạo phải cân nhắc kỹ. Nếu xác định không đủ số kênh và số cấp cần thiết sẽ hạn chế kết quảMarketing và ngược lại, xác định dư thừa sẽ dẫn

đến hoạt động của các kênh kém hiệu quả, gây lãng phí.

Cơ sở đào tạo lựa chọn loại kênh, số lượng kênh phụ thuộc vào phạm vi

không gian địa lý của thị trường đào tạo. Nếu thị trường bó hẹp trong một thành phố, thị xã, thì cơ sở đào tạo chỉ cần sử dụng loại kênh trực tiếp là đủ. Nếu thị trường là một tỉnh, thì ngoài kênh trực tiếp còn sử dụng loại kênh một cấp. Nếu thị trường rộng hơn phải sử dụng kênh hai, ba cấp…

Để các kênh được xác lập hoạt động tốt, vấn đề quan trọng đặt ra cho các cơ

sở đào tạo là phải lựa chọn đưa vào kênh được những phần tử trung gian phù hợp. Các phần tửtrong các kênh Marketing đào tạo có thể là những cá nhân làm môi giới tự do hoặc làm công tác trong những cơ quan, đơn vị có liên quan tới hoạt động đào

tạo như giáo viên trong các trường phổ thông, những người làm công tác nhân sự -

đào tạo ở các phòng tổ chức - cán bộ của các tổ chức kinh tế, các cơ sở quản lý ngành kinh tế, các chuyên viên ở phòng, ban theo dõi vềđào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, SởLao động –Thương binh và Xã hội các tỉnh. Trung gian có thểlà cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể… với tư cách là một tổ

chức. Đặc biệt thuận lợi nếu cơ sởđào tạo làm Marketing tìm được các cơ sở đào

tạo khác không có đủđiều kiện đào tạo ngành nghề, bậc học của chủ thể Marketing,

nhưng có đủ điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng tổ chức quản lý lớp học... chấp nhận làm trung gian để tổ chức đào tạo tại các địa phương.

Việc lựa chọn những cá nhân, tổ chức trung gian (gọi tắt là người trung gian)

tham gia vào kênh đào tạo tùy thuộc vào đối tượng đào tạo chủ yếu, loại hình đào

tạo, yêu cầu của cơ sở đào tạo và khả năng của những người trung gian. Nếu đối

tượng đào tạo cần thu hút chủ yếu là học sinh tốt nghiệp phổ thông thì nên chọn các trung gian là những người công tác ở hệ thống giáo dục - đào tạo từcơ sở giáo dục -

đào tạo tỉnh đến các phòng giáo dục - đào tạo huyện, các giáo viên trong các trường phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, giao cho họ những công việc như tuyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

truyền, quảng cáo, đăng ký, thu nhận hồ sơ và có thể cả tổ chức thi tuyển ở địa

phương. Nếu đối tượng đào tạo chủ yếu là cán bộ nhân viên trong ngành hoặc loại hình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, thì nên chọn trung gian là các cán bộ nhân sự -

đào tạo ở các phòng tổ chức cán bộ từ sở quản lý ngành ở tỉnh đến các đơn vị thuộc ngành ở địa phương với mức độ từ tổ chức tuyển sinh, quảng cáo, đăng ký tuyển

sinh, lo cơ sở vật chất, tổ chức và quản lý lớp học (tại địa phương). Nếu đối tượng

đào tạo gồm nhiều thành phần và hình thức đào tạo được xác định là tại chức ở các

địa phương, thì tốt nhất là lựa chọn đưa vào kênh được một cơ sở đào tạo khác

(trường, trung tâm…) tại địa bàn với nhiệm vụ và quyền hạn tương đối rộng rãi. Việc đưa các phần tửtrung gian đã được lựa chọn vào các kênh đào tạo được thực hiện trên cơ sở giải quyết thỏa đáng lợi ích vật chất và lợi ích khác của họ. Sau

khi đã xác lập được các kênh đào tạo, vấn đề còn lại là phải thường xuyên kiểm tra,

đôn đốc, đánh giá hoạt động của những người trung gian và áp dụng các biện pháp xử lý cần thiết đểđảm bảo cho kênh hoạt động tốt.

+ Lựa chọn hình thức và phương thức đào tạo

Hình thức và phương thức đào tạo có ảnh hưởng tới việc thỏa mãn nhu cầu về

sự thuận tiện của người học, việc tổ chức quá trình đào tạo và việc lựa chọn kênh

- Hình thức đào tạo tập trung đòi hỏi cơ sở đào tạo phải thường xuyên đảm bảo tốt vềcơ sở vật chất kỹ thuật, đội ngũ giáo viên, giảng viên và các yếu tố khác theo một kế hoạch chặt chẽ, thống nhất, đồng bộ, có tính khoa học cao đểđảm bảo cho quá trình đào tạo được liên tục và có chất lượng.

- Hình thức đào tạo vừa làm vừa học (tại chức) đòi hỏi cơ sởđào tạo chú ý về

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH (Trang 28 - 41)